Bị báo vồ, người đàn ông dùng tay không chống trả và cái kết

Bị báo hoa mai vồ ngã, người đàn ông vẫn bật dậy rồi dùng tay không chống trả con thú dữ khiến nó phải quay đầu bỏ đi.

Bi bao vo, nguoi dan ong dung tay khong chong tra va cai ket

Đoạn clip được ghi lại tại một trường học ở Bangalore, miền Nam Ấn Độ.

Cụ thể, một con báo đã đột nhập vào trường học rồi tấn công người đàn ông. Sau khi bị con báo vật ngã xuống đất, người đàn ông đã dùng tay chống trả để cố gắng bảo vệ mình. May mắn là sau một hồi giằng co, con báo đã buông người đàn ông ra và bỏ đi.

Bốn giờ sau, con báo đã bị bắt và đưa đến sở thú Bannerghatta Bangalore. Cuối cùng, nó được thả lại về rừng.

Báo hoa mai (Panthera pardus) là một trong 4 loài mèo lớn thuộc chi Panthera sống ở châu Phi và châu Á. Chúng dài từ 1 đến gần 2 mét, nặng 30 - 90 kg. Con cái thường nhỏ bằng 2/3 con đực. Tuy thân hình tương đối nhỏ so với các loại mèo lớn khác nhưng báo hoa mai là những kẻ săn mồi nguy hiểm.

Khả năng rình mò huyền thoại và có thể ăn được bất cứ loại động vật nào đã làm cho báo hoa mai trở thành loài sinh tồn thành công nhất. Tuy nhiên, môi trường sống bị phá hủy và nạn săn trộm đang đẩy một số phân loài báo hoa mai tới bờ vực tuyệt chủng.

Báo hoa mai ít khi ăn thịt người so với sư tử và hổ, con người cũng không phải là thức ăn chủ yếu của chúng và cũng không phải tất cả những con báo hoa mai đều tấn công con người. Thực tế, chúng thường chỉ tấn công người khi cảm thấy bị xâm phạm lãnh thổ hoặc do thiếu thốn thức ăn.

Khi đối mặt với báo hoa mai, con người vẫn có thể đánh thắng và đuổi con báo đi hoặc hù dọa cho chúng sợ mà bỏ đi.

Video: Độc đáo những ngôi nhà bê tông “siêu thực”

Tựa mình vào vách đá cheo leo, những ngôi nhà bê tông mang vẻ đẹp "siêu thực" khiến người ngắm không khỏi tò mò về bản thiết kế cũng như quá trình thi công.

>>>Mời độc giả xem video:

Kỹ năng gia truyền giúp báo con thoát khỏi nanh vuốt của linh cẩu

Kỹ năng chạy và leo trèo đã giúp chú báo non thoát hiểm trong gang tấc.

Thế giới tự nhiên là nơi chứng kiến từng ngày, từng giờ các cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt xảy ra. Nhất là ở những địa điểm được đánh giá có điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt bậc nhất như sa mạc, để tồn tại, nhiều loài động vật đã tự tạo cho mình những cách tự vệ vô cùng độc đáo.
Sự tương tác giữa động vật ăn thịt hay động vật săn mồi và con mồi có ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của chính con mồi, nhất là những sinh vật nằm ở đáy của chuỗi thức ăn. Có thể được chia thành hai loại phòng vệ chính yếu là: bảo vệ hình thái cơ thể và hành vi (tập tính).
Ky nang gia truyen giup bao con thoat khoi nanh vuot cua linh cau
 
Bảo vệ hình thái cơ thể liên quan đến sự thích nghi cấu trúc cơ thể như sự phát triển của sừng, gai, nọc, móng vuốt, răng, nanh và độc tố. Một số hình thái phòng thủ sử dụng các khía cạnh của sự xuất hiện của con mồi để tránh bị phát hiện. Những chiến lược này bao gồm ngụy trang và bắt chước. Những tập tính tự vệ liên quan đến hành vi thích ứng chống lại sự săn mồi được các con mồi thực hiện để tránh bị ăn thịt như một bản năng tự bảo toàn.

Clip: Báo hoa mai lao khỏi bụi cỏ vồ 4 người bị thương

Sau khi lao ra khỏi bụi cỏ rồi vồ ngã người đàn ông, con báo tiếp tục tấn công thêm 3 người nữa khiến những người còn lại hoảng loạn bỏ chạy.

Clip: Bao hoa mai lao khoi bui co vo 4 nguoi bi thuong