Bí ẩn những khối đá hình cầu khổng lồ nghìn năm tuổi

Những khối đá hình cầu khổng lồ ở Costa Rica đã được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại, thế nhưng vẫn chưa có lời giải xác đáng về ý nghĩa của chúng.

Những quả cầu đá này được biết đến từ thập niên 1930, khi nhân viên công ty United Fruit khai khẩn khu rừng nhiệt đới Costa Rica để trồng chuối. Họ tìm thấy rất nhiều quả cầu đá lớn bị chôn vùi trong đất và tiến hành khai quật. Ngay sau đó những khối đá hình cầu bí ẩn này trở thành vật trang trí trên cỏ được đánh giá cao.

Kể từ đó đến nay, đã có trên 300 quả cầu đá được khai quật, thậm chí đến gần đây, những quả cầu khổng lồ bằng đá vẫn tiếp tục được phát hiện, chủ yếu nằm ở xung quanh khu vực đồng bằng sông Diquis. Nhiều khối đá đã bị mẻ, vỡ trong quá trình dịch chuyển. Bên cạnh đó, những gã thợ săn kho báu tìm vàng đã cố tình phá vỡ chúng khi còn ở dưới đất. Cho đến thời điểm cơ quan chức năng can thiệp, tình hình có giảm đi, nhưng đã có hàng chục hòn đá bị phá hủy.

Bi an nhung khoi da hinh cau khong lo nghin nam tuoi

Nhiều khối đá đã bị kẻ cướp phá hủy vì nghĩ có kho báu bên trong. Ảnh minh họa

Những khối đá hình cầu này có kích thước đa dạng, với đường kính nhỏ nhất chỉ vài cm cho đến đến hơn 2m và nặng tới 18 tấn. Khoảng 1/2 là đá hoa cương và số còn lại được đẽo gọt từ nham thạch.

Những khối đá hình cầu được tạo ra với các bề mặt đá tròn nhẵn, bóng loáng, hình cầu gần như hoàn hảo, sự đa dạng về kích thước cũng như công đoạn chế tác, khiến cho các khối cầu đá này trở thành những hiện vật khảo cổ đặc biệt. Người ta đã đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau, chẳng hạn như đó là các khối cầu có tác dụng định hướng, hay các di vật có liên hệ với công trình cự thạch Stonehenge ở Anh, hoặc thậm chí là sản phẩm của người ngoài hành tinh.

Cũng có một giả thuyết cho rằng những khối đá này chỉ đơn giản là các biểu tượng thể hiện địa vị. Các khối đá này, hiện đã trở thành một di sản UNESCO, có thể đã được bố cục theo các mẫu hình lớn với ý nghĩa thiên văn, khi có nhiều khối đá được sắp hàng thành các đường thẳng và đường cong, cũng như các hình tam giác và hình bình hành. Tuy nhiên, vì hầu hết các khối đá này đều đã được dịch chuyển khỏi vị trí đặt lúc ban đầu, nên các nhà nghiên cứu tỏ ra hoài nghi không biết liệu có thể khám phá được ý nghĩa chân thực của chúng hay không.

Những khối đá hình cầu kỳ lạ vẫn được dùng trang trí trước sân của tòa nhà chính phủ, trong bảo tàng, công viên hay trước những ngôi nhà dân ở Costa Rica và là điểm hấp dẫn với du khách thế giới.

Giải mã khối đá hàng chục tấn giữ thăng bằng trên điểm tựa 30-50cm

Làm thế nào một khối đá hàng chục tấn có thể đứng sừng sững trên vách núi chỉ nhờ một điểm tựa nhỏ chống đỡ bên dưới.

Trong thế giới tự nhiên có rất nhiều điều kì lạ xảy ra khiến chúng ta khó mà hình dung được chúng thực sự có thật. Điển hình như những tảng đá với khả năng tự cân bằng trong trạng thái chênh vênh chỉ trên 1 điểm tựa nhỏ.

Những tảng đá này không chỉ có ở một nơi mà chúng được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như tảng đá Idol Rock ở Anh, đá Nấm ở Mỹ, đá Vaaniral Kal ở Ấn Độ, đá Devils Marbles ở Úc, đá Vàng Myanmar, khối đá ở Trùng Khánh - Trung Quốc…

Và sự vào cuộc của các nhà khoa học về trường hợp khối đá tại Trùng Khánh đã giải mã phần nào hiện tượng phổ biến này trên thế giới.

Hiện nay, khu rừng đá ở An Miêu trại thuộc huyện Bành Thủy, Trùng Khánh, Trung Quốc là nơi có tảng đá kỳ lạ kiểu như trên. Vì thế, đây cũng là một điểm du lịch thu hút được nhiều du khách mỗi ngày.

Giai ma khoi da hang chuc tan giu thang bang tren diem tua 30-50cm-Hinh-2

Tảng đá nặng hàng chục tấn chênh vênh trên 1 tảng đá nhỏ xíu ở Trùng Khánh. (Ảnh: Xinhuanet)

Đúng như tên gọi, rừng đá An Miêu Trại là một nơi chỉ toàn là đá dựng ngang dọc. Thoạt nhìn, những tảng đá ở đây trông như những ngọn núi khổng lồ. Theo phân tích của các nhà khoa học, điểm đặc trưng của rừng đá An Miêu Trại là địa hình karst (đây là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn).

Các chuyển động liên tục của thạch quyển (lớp vỏ cứng ngoài cùng của Trái đất) đã khiến cho nước biển bao phủ khu vực này rút đi, tạo cơ hội cho những vách núi đá vôi phát triển. Trong giai đoạn lịch sử đầu tiên của khu vực này, nơi đây được bao phủ bởi đất bazan và trầm tích.

Phần bệ đỡ tảng đá này thực chất là một tảng đá nhỏ. Tảng đá này chỉ dày khoảng 30 cm, đường kính chỉ trên dưới 50 cm.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần cả 2 tảng đá và xác định rằng chúng đều là đá vôi. Đá vôi là một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng vật calcit và aragonit (các dạng kết tinh khác nhau của CaCO3). Đá vôi thường kèm theo các hàm lượng cao các tạp chất hóa học như dolomit (magie cacbonat), silica (silic); và đất sét (argillaceous) với tỷ lệ khác nhau.

Giai ma khoi da hang chuc tan giu thang bang tren diem tua 30-50cm-Hinh-3

Tảng đá kỳ lạ này đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến An Miêu trại. (Ảnh: Xinhuanet)

Chúng thường được hình thành ở vùng nước biển không sâu, ấm áp, và nước trong. Chúng là một loại đá trầm tích sinh học hữu cơ có thể hình thành từ sự tích tụ của vô số các mảnh vụn vỏ sò; tảo; san hô và phân của chúng. Nó cũng có thể là một loại đá trầm tích hóa học được hình thành do sự kết tủa của CaC03 từ nước hồ hoặc đại dương. Hay nói một cách khác là tảng đá tự cân bằng này có từ thời cổ đại khi nơi này vẫn còn là đại dương.

Trải qua hàng trăm triệu năm, cùng với sự thay đổi của tự nhiên, nước biển ở An Miêu trại dần cạn kiệt, đáy biển thành đất liền. Trải qua bao mưa gió, rừng đá như hiện tại mới dần hình thành. Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà khoa học, loại địa hình địa mạo như rừng đá An Miêu trại cũng vẫn là rất hiếm gặp.

Bóng đè - Hiện tượng lý giải dưới góc độ khoa học gây bất ngờ

Bóng đè thường được nhiều người nhắc đến như một hiện tượng bí ẩn mang tính chất kinh dị, nhưng thực sự khoa học đã có lời giải cho hiện tượng này.

Lâu nay, hiện tượng bóng đè được nhiều người thêu dệt thành những câu chuyện mang tính chất kinh dị. Với những ai gặp phải hiện tượng này có tình trạng cảm thấy bản thân tỉnh giấc nhưng không thể thoát khỏi một vị trí nào đó, cảm thấy khó thở, ngực như có vật nặng đè nén, hay cổ họng không thể thốt ra âm thanh... Những trải nghiệm kỳ lạ này được gọi là tê liệt giấc ngủ, một rối loạn giấc ngủ có thể chẩn đoán và khá phổ biến.

Bong de - Hien tuong ly giai duoi goc do khoa hoc gay bat ngo

Bóng đè thực chất là một tình trạng của rối loạn giấc ngủ. Ảnh: Lvescience