Bệnh viện T.Ư Huế cứu sống bệnh nhi bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc

Bệnh viện T.Ư Huế vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc, cứu sống bệnh nhi bị u nguyên bào thần kinh. Đây là bệnh nhi thứ 35 được ghép tế bào gốc thành công.

Trưa 1/9, ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, Bệnh viện vừa tổ chức lễ ra viện cho ca ghép tế bào gốc thứ 35 được thực hiện thành công tại Bệnh viện.

Ca ghép tủy thứ 35 là bệnh nhi P.Đ.D. (4 tuổi, trú tỉnh Đắk Lắk). Trước đó, bệnh nhi được chẩn đoán u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao với khối u tại khoang sau phúc mạc, di căn xương. Sau điều trị, bệnh nhi đáp ứng một phần và có chỉ định ghép tủy.

Benh vien T.U Hue cuu song benh nhi bang ky thuat ghep te bao goc
 Niềm vui của y bác sỹ và gia đình bệnh nhân

Quá trình ghép, bệnh nhi bị sốt giảm bạch cầu hạt, tăng men gan, loét miệng nhưng bằng sự nỗ lực tận tình của các y, bác sĩ, bệnh nhi phục hồi tốt.

Đến ngày 31/8, bệnh nhi được xuất viện trong niềm vui của gia đình và đội ngũ y, bác sĩ.

Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, từ tháng 11/2019, Trung tâm Nhi triển khai ghép tế bào gốc tự thân cho các bệnh nhi mắc các bệnh lý ung thư khối mô đặc và hạch bạch huyết. Sau hơn 3 năm, Trung tâm Nhi đã thực hiện ghép tế bào gốc được 35 ca, với 31 ca bệnh lý u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao, hai ca u nguyên bào võng mạc di căn và hai ca lymphoma không Hodgkin tái phát.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc bệnh viện T.Ư Huế chia sẻ, hiện nay, kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân tại Bệnh viện đã được thực hiện thường quy một cách chuyên nghiệp. 

Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai ghép tủy tự thân cho các bệnh nhi bị mắc các bệnh lý u đặc và sẽ triển khai ghép tủy đồng loại, điều trị các bệnh lý suy tủy, ung thư máu hay Thalassemie để nâng cao chất lượng và hiệu quả của kỹ thuật ghép tế bào gốc, qua đó đem lại sự sống cho nhiều bệnh nhi không may mắc các bệnh lý hiểm nghèo.

>>> Mời độc giả xem thêm video Tại sao bác sĩ mặc áo trắng khám bệnh, áo xanh khi phẫu thuật:
 

Chuyện tìm mộ thân phụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Từ đầu dây nối bên kia, tiếng Đại tướng vui mừng, xúc động, nghẹn ngào: “Cảm ơn nhân dân Huế, cảm ơn các đồng chí đã tìm được cha tôi…”.

Chiều 12/1/1977, từ thành phố Huế, Đại tá Thái Bá Nhiệm, Trưởng ban Tìm kiếm cất bốc mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm, điện về Hà Nội báo tin cho Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Từ đầu dây nối bên kia, tiếng Đại tướng vui mừng, xúc động, nghẹn ngào: “Cảm ơn nhân dân Huế, cảm ơn các đồng chí đã tìm được cha tôi…”.

Bị ung thư lympho giai đoạn cuối, vượt cửa tử ngoạn mục nhờ ghép tế bào gốc

Bị ung thư tế bào lympho, sau 18 đợt truyền hóa chất liên tục nhưng kháng trị, bệnh nhân Nguyễn Lâm Tùng (20 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã gần như không còn hi vọng.

Nhưng cuối cùng điều kỳ diệu đã xảy ra nhờ phương pháp điều trị ghép tế bào gốc và sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ.
Cơ hội mong manh

Trẻ than mệt, bất ngờ phát hiện bị ung thư

Các bệnh nhi được xác định bị u nguyên bào thần kinh sau nhiều lần than mệt, ói. Nếu được ghép tế bào gốc, trẻ sẽ có thời gian sống dài hơn, tỷ lệ tái phát thấp, hiệu quả cao.

Bệnh nhi là bé L.Q.H (sinh năm 2016), bị u nguyên bào thần kinh. Mẹ bệnh nhi cho biết khi được 3 tuổi, bé nhiều lần than mệt và nôn. Gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám và phát hiện khối u trên tuyến thượng thận.

Sau đó, H. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM để được điều trị cho đến nay. Mới đây, bác sĩ báo tin H. được ghép tế bào gốc nhưng kinh tế gia đình khó khăn. Bệnh viện và các mạnh thường quân đã hỗ trợ cho trường hợp này.

Cùng chung chẩn đoán u nguyên bào thần kinh, bé S.R.N (sinh năm 2019) nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị. Sau nhiều lần hóa trị, bé được chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu vào tháng 9/2022. Đến nay, kết thúc quá trình ghép, bé đã được xuất viện và tiếp tục theo dõi diễn tiến.

Hiện nay, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM bước đầu triển khai ghép tế bào gốc tạo máu trên các bệnh nhân u nguyên bào thần kinh. Ca ghép đầu tiên được bệnh viện thực hiện thành công là một bệnh nhi 32 tháng tuổi vào năm 2021.

Tre than met, bat ngo phat hien bi ung thu

Các bệnh nhi u nguyên bào thần kinh được ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Ảnh: BVCC

Trước khi nhập viện, bé thường xuyên đau bụng, mệt mỏi, hay nôn ói. Gia đình tưởng trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhưng bác sĩ ở địa phương nghi ngờ có khối u ở bụng nên cho trẻ chuyển viện. Tại TP.HCM, bé được chẩn đoán bị u nguyên bào thần kinh nhóm nguy cơ cao, thời gian sống rất thấp. Sau thời gian điều trị, trẻ được thực hiện ghép tế bào gốc tự thân.

10 ngày sau cấy ghép, bé mọc tủy xương, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát tốt. 16 ngày sau ghép, bé phục hồi bạch cầu hạt và tiểu cầu tốt, không nhiễm trùng.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đình Văn, Trưởng khoa Ung bướu huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2, những năm gần đây, trẻ mắc ung thư được khoa tiếp nhận có chiều hướng tăng, từ 100-120 ca lên 200-300 bệnh nhi. Ngoài nhóm bệnh nhi ung thư tạng đặc, hầu hết là các trường hợp ung thư thể máu.

“Hiện nay, y học đã có nhiều bước tiến trong điều trị, chúng tôi thường xuyên cập nhật phác đồ của thể giới, chất lượng thuốc giúp kéo dài thời gian sống và giảm xạ trị để tránh ảnh hưởng về sau. Đặc biệt, phương pháp ghép tế bào gốc tự thân giúp hạn chế tối đa tái phát ung thư, mang đến nhiều hiệu quả”, bác sĩ nói.

Theo các bác sĩ, ghép tế bào gốc tạo máu có giá trị trong các bệnh lý huyết học lành tính, ung thư huyết học và ung thư dạng bướu đặc ở trẻ em.