![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bố tôi là một nhà văn sống ở trung tâm thành phố, ông rất có duyên khi tiếp xúc với mọi người. Hai chị em tôi sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương đầm ấm của bố mẹ, làm ăn nên nổi, trở thành người có ích cho xã hội. Có được điều đó là nhờ vào cách giữ gìn mái ấm của mẹ tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ rất đảm đang. Từ ngày yêu và kết hôn, mẹ luôn xác định chồng mình tài năng, hào hoa phong nhã nên có nhiều phụ nữ hâm mộ là đương nhiên. Ở địa vị như mẹ, nhiều phụ nữ đã không giữ được hạnh phúc vì ghen tuông.
Vậy mà suốt 30 năm qua, mẹ tôi đã khiến bố sống rất thủy chung. Công việc của bố tôi thường xuyên phải đi công tác xa. Lần nào, mẹ cũng tỉ mỉ chuẩn bị đồ đạc cho bố. Mẹ lau sạch từ cái túi đựng máy tính đến chiếc vali, sắp xếp gọn gàng những thiết bị sạc điện thoại, quần áo... Không hiểu sao, dù rất thành thạo việc chuẩn bị cho những chuyến đi nhưng bố tôi vẫn muốn để vợ làm cho mình tất cả công việc ấy. Nó giống như một cách để ông ngắm nghía một thông điệp rất lặng lẽ của vợ đang gửi tới mình. Chưa bao giờ mẹ tôi dặn chồng, anh phải thế này, anh phải thế kia. Nhưng tự nhiên, những cử chỉ chăm chút giản đơn và nhẹ nhàng đã nói với bố tôi tất cả những điều đó.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tôi nhớ một lần, lúc cả hai bố mẹ đang định đi nghỉ mát thì mẹ tôi được người bạn đưa cho bức điện báo cho bố tôi vào ngày, giờ… ra đón cô bạn gái ở ga và nhắc ông thuê hộ một phòng ở khách sạn một tuần. Bức điện đến khiến mẹ tôi giật mình. Sau đó, bà để bức điện nguyên xi trên bàn làm việc của bố, coi như không biết đến nó. Sao lại có chuyện trùng hợp lạ kỳ vậy, vợ chồng dự định sắp đi du lịch? Mẹ tôi đã đặt ra nhiều dấu hỏi nhưng vẫn không tra hỏi bố mà lẳng lặng xem chồng mình sẽ cư xử ra sao.
Hôm sau, bố báo với mẹ rằng ông phải hủy chuyến nghỉ mát vì bận việc cơ quan. Mẹ tôi biết “tỏng” lý do của chồng, nhưng vẫn tỏ ra bình thường, lẳng lặng dọn dẹp nhà cửa như chuẩn bị đón tết. Đặc biệt dọn dẹp, trang hoàng buồng ngủ, thay chăn đệm, gối mới, xịt nước hoa. Bà cũng cẩn thận lau ảnh cưới đặt cho ngay ngắn. Bà cũng không quên mua đầy đủ thức ăn đồ uống, chất trong tủ lạnh. Đúng hôm bố tôi chuẩn bị đi đón người bạn gái từ Nha Trang ra thì mẹ tôi xin phép chồng đi về nhà ngoại, để lại lá thư đại ý: Em đã biết anh chuẩn bị đón người bạn gái và thuê khách sạn cho hai người. Theo em ở khách sạn với người con gái khác là bất lợi, anh là người được nhiều người biết đến sẽ ảnh hưởng tới uy tín. Em biết vậy, nên đi sang nhà ngoại, dành nhà để anh tiếp khách cho đàng hoàng...
Cách cư xử của mẹ làm bố tôi sực tỉnh. Ngay lập tức, ông sang nhà ngoại đón mẹ tôi về rồi cùng bà ra ga đón cô bạn gái cũ. Một tuần, cô ấy đó ở trong nhà tôi nhưng tất cả đều chỉ là bạn. Cách cư xử của mẹ đã khiến chúng tôi nhìn vào phục lăn. Từ đó, chị em chúng tôi thường bảo nhau phải học ở mẹ mọi cách ứng xử, nếu ai cũng biết “ghen văn hoá” như vậy thì người vợ lúc nào cũng là cái “lạt mềm”.
Có lẽ do lúc ấy tôi đã quá lứa lỡ thì nên gặp anh lần đầu, tôi đã say mê, muốn trao cho anh tất cả. Tôi nói với Nam: “Em sẽ không làm gì ảnh hưởng đến gia đình anh. Xin anh hãy để cho em được yêu anh một cách tự nguyện, không đòi hỏi”.
Mới đầu Nam còn ngần ngừ, nhưng sau đó anh cũng xiêu lòng. Và chúng tôi đã có những ngày tháng êm đềm bên nhau cho đến khi tôi tha thiết van xin anh cho tôi một đứa con. Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng một người phụ nữ không chồng, khi về già sẽ rất buồn. Nếu có được một đứa con hủ hỉ thì sẽ bù lại được phần nào nỗi trống vắng những khi tuổi già xế bóng.
Mặt khác, suốt khoảng thời gian có anh, tôi đã nhận ra rằng anh không hề yêu tôi. Đó là sự thật hiển nhiên. Anh chỉ cần tôi những lúc vợ chồng anh hục hặc, những lúc bị stress trong công việc hay đơn giản chỉ là những khi anh muốn thay đổi hương vị trong cuộc gối chăn. Nhưng tôi thì khác. Tôi yêu và mong muốn đến cháy lòng có được một đứa con với anh. “Anh đừng lo sem sẽ làm khó dễ. Em hứa sẽ không bao giờ hé môi cho bất cứ ai”- tôi nài nỉ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nghĩ là vậy nhưng thực tế lại khác. Khi mang bầu, có những cơn thèm bất chợt giữa đêm hôm khuya khoắc hay khi trời đang giông mưa, bỗng thấy cần quá một người đàn ông bên cạnh. Khi hôi cơm tanh cá, mệt mỏi chẳng muốn làm gì, bỗng thấy thèm một sự an ủi vỗ về… Cứ thế, sự khát thèm như một liều thuốc độc bào mòn lý trí. Tôi bắt đầu nhắn tin, gọi điện, thậm chí đến tận nơi anh làm việc để tìm.
Tôi bắt đầu đày ải Nam trong sự ghen tuông, đố kỵ với người vợ danh chính, ngôn thuận của anh. Điều khiến anh phải chấp nhận những cơn mưa nắng thất thường của tôi chính là đứa con trong bụng. Khi biết đó là con trai, anh rất hào hứng bởi vợ anh chỉ sinh cho anh những “thị mẹt”. Tôi nghiễm nhiên cho mình cái quyền được đòi hỏi, mặc cả tình cảm, sự chăm sóc của anh. Dần dần, tôi muốn anh phải trọn vẹn là của mẹ con tôi.
Muốn được như vậy, tôi đã lên hẳn một kế hoạch “bắt cóc” Nam. Tôi bắt đầu gieo nghi ngờ cho vợ anh, đánh tiếng với mẹ anh bằng những tin nhắn vu vơ. Và tôi nói thẳng với anh: “Em muốn có một danh phận vì em chứ không phải vợ anh đã sinh cho nhà anh một đứa cháu trai để nối dõi tông đường”. Nghe vậy, mặt anh đỏ lên: “Em quên mình đã hứa nhưng gì rồi hay sao? Nếu biết trước có ngày này, anh đã không nhẹ dạ nghe theo lời em”. Tôi cười: “Bây giờ anh hối hận rồi phải không? Nhưng ít ra thì em cũng đã cho anh những năm tháng tuyệt vời. Em phải được đền bù chứ? Nếu anh không muốn ly dị để cưới em thì phải cho mẹ con em một cuộc sống như vợ con anh đang có”.
Tôi khủng bố Nam và cả gia đình anh bằng những chiêu trò như thế. Tôi biết chắc là anh sẽ không dám để mọi chuyện đổ bể vì anh còn có địa vị, có các mối quan hệ xã hội phải giữ gìn. Và trên hết, gia đình anh chắc chắn sẽ không vì sợ tốn kém mà để mất mặt.
Thế nhưng tôi đã chờ đợi không phải chỉ một, đôi ngày. Cả tháng nay, Nam không thèm đếm xỉa gì đến mẹ con tôi. Thậm chí tôi nhắn tin, gọi điện anh không trả lời; tôi đến công ty thì anh kêu bảo vệ đuổi tôi về. Cho đến cách nay 3 ngày, anh nhắn tin cho tôi: “Để cho anh yên nếu em muốn tốt đẹp”. Tôi thấy trong tin nhắn của Nam có vẻ như đe dọa nhưng tôi không nghĩ ra là anh sẽ làm gì? Và tôi cũng đã mất ăn, mất ngủ từ đó vì phải suy nghĩ tìm cách cách đối phó.
Thế đấy, làm người thứ ba có sung sướng gì đâu. Nhưng chẳng lẽ tôi lại chịu thua? Tôi cũng là một người phụ nữ. Con tôi cũng là con anh, tại sao chúng tôi phải chịu thiệt thòi chỉ vì tôi không phải là vợ trên giấy tờ của anh? Tôi nhất định phải đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.