Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20, thông qua Tuyên bố chung Osaka

Chiều nay (29/6), tại Osaka, Nhật Bản, Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã thông qua Tuyên bố chung Osaka và bế mạc.

Phát biểu tại lễ bế mạc, với tư cách là Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh G20, Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh rằng hội nghị lần này đã thống nhất quan điểm chung về việc duy trì, phát triển thể chế thương mại tự do, công bằng và không phân biệt.
Ngoài ra, hội nghị đã có quan điểm chung trong vấn đề lưu thông dữ liệu tự do dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, thống nhất mục tiêu theo đề án của Nhật Bản là đến năm 2050 sẽ không còn rác thải nhựa trên biển.
Be mac Hoi nghi Thuong dinh G20, thong qua Tuyen bo chung Osaka
Hội nghị Thượng đỉnh G20 bế mạc với sự đồng thuận cao. Ảnh: Reuters 
Vấn đề chưa đạt được đồng thuận tại hội nghị lần này là đối sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các bên đã nhất trí việc tác thành văn bản với xu hướng duy trì Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với sự tham gia của 19 quốc gia và khu vực mà không có Mỹ.
Các nước tham gia Hội nghị G20 cũng đã thông qua nguyên tắc mới liên quan đến duy trì khả năng trả nợ của các nước được cho vay sử dụng vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển.
Các vấn đề về giáo dục, phụ nữ…có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của thế giới. Nhật Bản và các nước sẽ tăng cường sự quan tâm hơn nữa trong vấn đề này.
Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa đang mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia, nhưng cũng có ý kiến cho rằng điều này khiến khoảng cách giữa các nước càng lớn. Do vậy, cần phải nỗ lực xóa bỏ khoảng cách ngày càng mở rộng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triến.
Liên quan đến duy trì thế giới phát triển bền vững, ông Abe cho rằng cũng cần thực hiện các biện pháp giúp các nước đang phát triển mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao, tất cả người dân quốc gia đó được hưởng lợi từ dịch vụ y tế, giáo dục cơ bản. Đây là điều không thể thiếu.
Để có được Tuyên bố chung, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, trong đó tiêu điểm là xung đột thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của xung đột này đối với kinh tế thế giới và từng nước nói riêng. Do đó, các nước hy vọng hai bên sẽ có những phương án giải quyết tích cực góp phần ổn định kinh tế thế giới.
Các đại biểu cũng thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng liên quan đến hạt nhân, tầm quan trọng của cộng đồng quốc có tiếng nói chung hướng tới thế giới không có hạt nhân.
Theo sáng kiến của nước chủ nhà Nhật Bản, hội nghị cũng đa đã tham gia thảo luận và thông qua tuyên bố về kinh tế số. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Đại diện của Tổ chức thương mại thế giới…đã tham gia phát biểu và đánh giá tầm quan trọng của thương mại điện tử trong bối cảnh thế giới có 78 quốc gia và khu vực tham gia. Các ý kiến đều hoan nghênh sáng kiến của Thủ tướng Shinzo Abe về kinh tế số.
Bản tuyên bố đã nhấn mạnh nhận thức chung số hóa sẽ làm thay đổi tích cực các nền kinh tế và xã hội, và dữ liệu sẽ trở thành yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Do đó, sự hiệu quả đó của kinh tế số cần phải được đưa vào thực hiện tại tất cả các quốc gia.
Các đại biểu cũng cho rằng Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cần phải cải cách thể chế thương mại đa phương để phù hợp với thời đại.
Liên quan đến xung đột thương mại Mỹ-Trung, nhiều ý kiến lo ngại rằng sẽ có nhiều rủi ro đối với nền kinh tế thế giới trong thời gian tới. Về ý kiến này, nước chủ nhà Nhật Bản cho rằng tình hình này đang diễn biến phức tạp và cần phải giải quyết dựa trên những qui định của WTO về thương mại.
Như vậy, bản Tuyên bố chung đã có thêm hai vấn đề mới được bổ sung đó là các nước tăng cường hợp tác trong việc duy trì, thúc đẩy kinh tế số và cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Nhân dịp này, hàng loạt các cuộc tiếp xúc song phương giữa nước chủ nhà và các quốc gia, khu vực, tổ chức, quốc gia là khách mời, giữa các nước tham gia với nhau đã được tiến hành. Thủ tướng Abe Shinzo từ ngày 27/6, trước khi hội nghị khai mạc cho đến khi kết thúc hội nghị đã tiến hành tiếp xúc với gần như hầu hết các nước, khu vực tham gia Hội nghị
Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là các cuộc gặp song phương giữa Mỹ-Trung, Nhật-Trung, Mỹ-Nga, Nhật-Hàn, Nhật-Nga, Trung-Nga, Nga-Trung-Châu Âu và các nước Saudi Arabia với những lập trường rất khác nhau tạo nên sự tương phản thú vị với bức tranh chung chung của Hội nghị G20.
Và trong cuộc gặp Mỹ-Trung, hai bên đã đạt được những bước tiến quan trọng khi thống nhất được việc khởi động lại các cuộc đàm phán song phương, khả năng Mỹ sẽ không áp thuế thêm đối với các mặt hàng nhập từ Trung Quốc.
Các cuộc gặp ngoài việc thống nhất biện pháp tăng cường quan hệ song phương đều thảo luận về những vấn đề nổi cộm, ít nhiều ảnh hưởng tới lợi ích của từng quốc gia như xung đột thương mại Mỹ-Trung, an ninh ở Biển Đông, phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, hạt nhân Iran, nhân quyền và chủ nghĩa dân chủ. Những cuộc tiếp xúc này một mặt giúp các bên hiểu nhau hơn, một mặt cũng đóng góp vào thành công của Hội nghị Thượng đỉnh G20 Osaka, Nhật Bản.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video: Các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Osaka dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 (Nguồn: DW)

Những cuộc gặp nào được thế giới mong đợi tại G20?

(Kiến Thức) - Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp nhiều nhà lãnh đạo thế giới bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới. Đáng mong chờ nhất có lẽ là cuộc gặp của ông chủ Nhà Trắng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?
 Hãng thông tấn RIA dẫn nguồn một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ mới đây cho biết, Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ tổ chức các cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin…bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại thành phố Osaka, Nhật Bản, trong hai ngày 28-29/6 tới. Ảnh: BBC.

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-2
Trong đó, đáng mong chờ nhất có lẽ là cuộc gặp của ông chủ Nhà Trắng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: KT. 

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-3
 Tân Hoa Xã ngày 23/6 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Theo hãng thông tấn Reuters, tại diễn đàn này, ông Tập Cận Bình dự kiến hội đàm với Tổng thống Trump. Đây có lẽ sẽ là sự kiện thu hút sự quan tâm của thế giới nhiều nhất trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung vẫn chưa tìm được lối thoát. Ảnh: CNBC.com.

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-4
 Hiện chưa rõ cuộc gặp song phương Mỹ-Trung này là chính thức hay không chính thức, và các cuộc thảo luận có thể giải quyết được tranh chấp thương mại giữa hai nước hay không. Ảnh: Time.

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-5
 Tuy nhiên, theo các quan chức Nhà Trắng, cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là một cơ hội để Tổng thống Trump đánh giá quan điểm của ông Tập trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai nước. Ảnh: ABC.

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-6
 Ngoài ra, cuộc gặp của Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin cũng được mong đợi tại Thượng đỉnh G20 sắp tới. Ảnh: AJ. 

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-7
 Theo một quan chức Nhà Trắng, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ nhiều khả năng sẽ bao gồm các thảo luận về vấn đề Iran, Ukraine, Syria và kiểm soát vũ khí. Ảnh: Time. 

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-8
 Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 này, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga dự kiến sẽ tổ chức cuộc gặp cấp cao ba bên. Ảnh: ET.

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-9
 Hiện cả ba nước này đều đang gặp khó khăn trong quan hệ với Mỹ, đặc biệt là về kinh tế và thương mại. Chính vì vậy, cuộc gặp giữa lãnh đạo ba nước tại G20 nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Ảnh: KR. 

Nhung cuoc gap nao duoc the gioi mong doi tai G20?-Hinh-10
 Được biết, cơ chế gặp gỡ cấp cao ba bên Trung Quốc, Nga, Ấn Độ được thực hiện cách đây 13 năm. Sau thời gian dài gián đoạn, cơ chế này được vận hành trở lại năm 2018, bên lề hội nghị cấp cao của nhóm G20 ở Argentine. Ảnh: Diplomat.

Tổng thống Trump muốn gặp ông Kim tại khu phi quân sự liên Triều

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại khu phi quân sự liên Triều (DMZ) khi tới thăm Hàn Quốc cuối tuần này.

Theo hãng thông tấn Reuters, Tổng thống Trump dự kiến sẽ có chuyến thăm hai ngày tới Hàn Quốc và có cuộc hội đàm với Tổng thống Moon Jae In, sau khi Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc vào ngày 29/6.

12 kỳ quan thiên nhiên kỳ lạ, thách thức trí tưởng tượng của du khách

Những kỳ quan kỳ lạ được hình thành hoàn toàn tự nhiên như một bằng chứng của sự sáng tạo không giới hạn mà thiên nhiên có thể tạo ra.

12 ky quan thien nhien ky la, thach thuc tri tuong tuong cua du khach
1. Hang đá cẩm thạch, Chile: Nằm bên trong một hang nước màu ngọc lam bên hồ General Carrera, Chile có đến 5 triệu tấn đá cẩm thạch, chúng tạo nên những hình thù "kỳ quái". Tới chiêm ngưỡng hang đá trực tiếp là trải nghiệm mà bất kỳ ai cũng muốn, nhưng đến được đây không hề dễ dàng. Sau hàng loạt chuyến bay đến thành phố Coyhaique, bạn cần lái xe thêm 320 km rồi lên một chiếc thuyền nhỏ mới có thể vào hang.