Bé gái chăn ngựa và cái chết khủng khiếp vì mắc mưu kẻ tà dâm

7 ngày sau khi mất tích, thi thể của cô bé được tìm thấy trong rừng, trên người mặc chiếc váy màu tím nhuốm máu. Vụ án xảy ra vào tháng 1 vừa qua, cho đến nay vẫn khiến nỗi căm phẫn trong dư luận chưa thể nguôi ngoai.

Ấn Độ vốn là quốc gia còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nỗi thống khổ vì bị phân biệt đối xử và bạo lực mà phụ nữ nước này phải chịu đựng vẫn trở thành nỗi ám ảnh luôn thường trực. Những vụ án nổi tiếng được đề cập trong loạt bài “Phụ nữ Ấn Độ và nỗi ám ảnh về bạo hành, hiếp dâm” sau đây sẽ phần nào hé lộ cuộc sống đọa đày của không ít phụ nữ tại đất nước này.
Bé gái xấu số Asifa Bano.
 Bé gái xấu số Asifa Bano.
Thảm án trong cánh rừng
Ngày 10/1/2018, như mọi ngày, cô bé Asifa Bano chào bố mẹ để đi chăn ngựa. Nhưng cũng kể từ giây phút này, không ai còn nhìn thấy bé gái 8 tuổi này nữa.
Theo cáo trạng, trưa hôm đó, chờ mãi không thấy con về, gia đình bắt đầu thấy có điều gì đó bất ổn. Tuy còn nhỏ nhưng cô bé rất hiểu chuyện, ngoan ngoãn, chưa bao giờ ham chơi, bê trễ để bố mẹ phải lo lắng.
Gia đình em đã vội vã tìm kiếm con gái khắp nơi nhưng vô vọng. Hai ngày sau, họ quyết định báo sự việc cho cảnh sát biết. Và 5 ngày sau, thi thể của Asifa Bano được tìm thấy trong một cánh rừng gần thành phố Kathua, trên người nạn nhân mặc chiếc váy màu tím nhuốm máu. Ngay khi nhận được tin, Naseema Bii, mẹ của nạn nhân, đã vội cùng chồng chạy vào khu rừng để nhận dạng. Tại đây, cô đã ngất lịm khi chứng kiến thi thể con gái mình bị biến dạng.
Sau khi điều tra, thu thập chứng cứ, cảnh sát cho biết bước đầu đã làm rõ được vụ án này. Theo đó, vào ngày 10/1, nạn nhân là Asifa Bano đang đi chăn ngựa ở trên một đồng cỏ thì em bị một người đàn ông dụ dỗ theo hắn vào rừng. Cô bé ngây thơ đi theo mà không biết rằng những điều tồi tệ nhất đang chờ đợi mình.
Tại đây, Asifa đã bị cho uống thuốc an thần và trong vòng 3 ngày sau đó, cô bé đã bị hãm hiếp nhiều lần bởi những người đàn ông khác nhau. Vào ngày 17/1, cuối cùng chúng đã bóp cổ cô bé đến chết để xóa mọi tội lỗi.
Theo cảnh sát, bé gái có thể bị giết sớm hơn nhưng do một trong những kẻ thủ ác muốn giữ lại cô bé để cưỡng hiếp em lần cuối cùng. Kinh hoàng hơn, để đảm bảo chắc chắn là Asifa đã chết, chúng đã dùng đá đập vào đầu em.
Những nỗi căm phẫn khôn nguôi
Theo cảnh sát địa phương, 8 người đàn ông đã bị bắt giữ liên quan đến vụ án khủng khiếp này. Trong đó có hai cảnh sát bị bắt vì nhận tiền hối lộ, cố gắng hủy bỏ bằng chứng.
Asifa sống trong cộng đồng Hồi giáo Bakrwal, một bộ tộc nay đây mai đó và sống bằng nghề chăn dắt gia súc. Những bị cáo đã khai rằng, động cơ của chúng nhằm buộc cộng đồng của em phải rời khỏi khu vực đó. Cha của Asifa, ông Mohammad Yusuf Pujwala, nói ông cũng tin rằng động cơ của vụ giết hại con gái ông chính là để cộng đồng của ông phải rời đi.
Vụ việc gây rúng động Ấn Độ trong nhiều tháng qua, thậm chí nhiều người đã xuống đường biểu tình, yêu cầu chính quyền địa phương phải trừng trị thích đáng những kẻ thủ ác và những người muốn vụ án này chìm xuống.
Cái chết khủng khiếp của bé gái 8 tuổi khiến nhiều người phẫn nộ.
 Cái chết khủng khiếp của bé gái 8 tuổi khiến nhiều người phẫn nộ.
Trên mạng xã hội, người dân Ấn Độ cũng bày tỏ sự giận dữ, họ cho biết vụ án này khiến họ nhớ lại vụ cưỡng bức tập thể nữ sinh trường y trên chiếc xe bus đang chạy vào năm 2012 ở Delhi. Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ Delhi, Swati Maliwal, thậm chí còn tuyên bố bà sẽ nhịn ăn để kêu gọi giới chức tăng cường bảo vệ phụ nữ và trẻ em ở nước này.
"Hãy tưởng tượng những gì đã diễn ra trong tâm trí của một đứa trẻ 7 tuổi khi em bị chuốc thuốc, giam giữ, cưỡng hiếp tập thể suốt nhiều ngày rồi sau đó giết chết. Nếu các bạn không cảm nhận được sự đau đớn của cô bé thì các bạn không phải là con người. Nếu các bạn không đòi công bằng cho Asifa, các bạn không thuộc về cái gì cả", một ý kiến cho biết.
"Sao lại có người bảo vệ cho những kẻ phạm tội ác như thế? Những gì đã xảy ra với Asifa tại Kathua là tội ác chống nhân loại. Không thể không trừng phạt", ý kiến khác cho hay.

Kẻ hiếp dâm và nạn nhân cùng lên sóng gây tranh cãi

Việc kẻ hiếp dâm và nạn nhân cùng xuất hiện rồi trò chuyện với nhau trong sự kiện của tổ chức Women of the World tại London đã tạo nên những phản ứng trái chiều từ dư luận.

Theo BBC, rất nhiều người đã đứng trước Trung tâm Southbank ở London vào tối 14/3 để phản đối chương trình South of Forgiveness (Phía nam của sự tha thứ) của tổ chức Women of the World (Phụ nữ của Thế giới - WOW).

Hé lộ tung tích nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Nga

Các chuyên gia tình báo của Anh được cho là đã xác định được chính xác các nghi phạm chính trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái, theo The Sun.

Tờ Telegraph hôm 21/4 đưa tin London đã có bước đột phá lớn trong việc xác định những nhân vật quan trọng liên quan tới vụ ám sát 2 cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bằng chất độc thần kinh.
Cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal.
 Cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal.

Nhìn lại vụ nổ tàu khủng khiếp nhất trong lịch sử Triều Tiên

Với hơn 150 người thiệt mạng, 1.300 người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, vụ nổ tàu hỏa khiến Triều Tiên buộc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đối phó hậu quả.

Lúc 1h chiều ngày 22/4/2004, Triều Tiên hứng chịu một vụ nổ tàu thảm khốc ở nhà ga Ryongchon, cách thủ đô Bình Nhưỡng 50km về phía bắc. Hai đoàn tàu chở dầu và khí đốt hóa lỏng đâm vào nhau, gây nổ với sức công phá chấn động khắp vùng.

Xác toa tàu sau vụ nổ (Ảnh: Chosun Ilbo)
 Xác toa tàu sau vụ nổ (Ảnh: Chosun Ilbo)

Thảm kịch xảy ra khoảng 9 giờ đồng hồ sau khi đoàn tàu chở Chủ tịch Kim Jong Il đi qua nhà ga Ryongchon trên đường trở về từ Bắc Kinh. Các quan chức Hàn Quốc xác định đây đơn thuần là một vụ tai nạn, không liên quan đến chuyến đi của ông Kim.

Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn lời các nhân chứng mô tả khu vực quanh nhà ga Ryongchon biến thành đống đổ nát như thể vừa chịu một trận không kích. Vụn vỡ bắn tung lên trời và văng khắp một khu vực có bán kính 20km.

Trước khi xảy ra vụ nổ tàu. (Ảnh: Comtourist)
 Trước khi xảy ra vụ nổ tàu. (Ảnh: Comtourist)

Sau khi xảy ra vụ nổ tàu. (Ảnh: Comtourist)
 Sau khi xảy ra vụ nổ tàu. (Ảnh: Comtourist)

Bình Nhưỡng kết luận nguyên nhân tai nạn là "chập điện do bất cẩn trong khi tránh các toa tàu chở phân hoá học ammonium nitrate".

Triều Tiên phải ban bố tình trạng khẩn cấp xung quanh Ryongchon. Tiếp đó, nước này đã có một hành động khác thường là kêu gọi quốc tế hỗ trợ đối phó với hậu quả tai nạn.

Nhà cửa xung quanh bị phá hủy. (Ảnh: Chosun Ilbo)
 Nhà cửa xung quanh bị phá hủy. (Ảnh: Chosun Ilbo)

Theo người phát ngôn của Hội Chữ thập Đỏ quốc tế tại Bắc Kinh khi đó là John Sparrow, vụ nổ tàu chết chóc đã phá hủy hoàn toàn 1.850 ngôi nhà và 12 tòa nhà.

Các nhân viên cứu trợ quốc tế được tiếp cận hiện trường cho biết, trong số những người thiệt mạng có tới 76 học sinh của một ngôi trường bị sập. Số thương vong quá lớn đã khiến các bệnh viện ở địa phương bị quá tải.

Nhà cửa xung quanh bị phá hủy. (Ảnh: Comtourist)
 Nhà cửa xung quanh bị phá hủy. (Ảnh: Comtourist)

Ít ngày sau, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) chính thức xác nhận hơn 150 người thiệt mạng, 1.300 người bị thương, 30 công sở và 8.000 ngôi nhà bị phá hủy. KCNA cho biết, thiệt hại trong bán kính 4km của vụ nổ lên tới 350 triệu USD.

Media player poster frame

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã kêu gọi quyên góp 1.000 tấn lương thực giúp những người sống sót sau vụ tai nạn. Tổ chức này cảnh báo nỗ lực cứu trợ những người bị ảnh hưởng trong vụ nổ đang làm kho dự trữ lương thực hạn chế cạn kiệt.

Nhiều nước đã tham gia cứu trợ các nạn nhân và giúp Triều Tiên khắc phục hậu quả vụ nổ. (Ảnh: Chosun Ilbo)
Nhiều nước đã tham gia cứu trợ các nạn nhân và giúp Triều Tiên khắc phục hậu quả vụ nổ. (Ảnh: Chosun Ilbo) 
Nhiều nước, trong đó có Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc đã đề nghị giúp đỡ Triều Tiên khắc phục hậu quả.