Bé 3 tháng tuổi viêm màng não vì tưa lưỡi bằng thuốc cam

(Kiến Thức) - Vừa qua, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi 3 tháng tuổi bị viêm màng não chỉ vì gia đình thường xuyên tưa lưỡi cho bé bằng thuốc cam.

Chiều 11/8, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi 3 tháng tuổi, chuyển từ bệnh viện khác đến với chẩn đoán viêm màng não.
Trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo chia sẻ của gia đình, trước đó 2 ngày, bé đi ngoài, nôn, bỏ bú, sau đó co giật. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhi hôn mê sâu, da tái nhợt, thiếu máu, tình trạng nguy kịch.
Các bác sĩ đánh giá bé có thể mắc các bệnh lý thần kinh như viêm não, viêm màng não, xuất huyết não; hoặc nhóm bệnh hiếm gặp hơn như ngộ độc, rối loạn chuyển hóa.
Be 3 thang tuoi viem mang nao vi tua luoi bang thuoc cam
Bệnh nhi 3 tháng tuổi bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam tưa lưỡi 1 tuần. Ảnh: Vietnamnet. 
Khai thác thông tin từ cha mẹ, BS Lương Văn Chương, Trưởng khoa Cấp cứu, phát hiện bé từng dùng thuốc cam để trị tưa lưỡi trong vòng 1 tuần.
Ngay lập tức, trẻ được lấy máu gửi Viện hóa học để làm định lượng chì. Mặc dù đã hết giờ làm việc, nhưng trước tình trạng bệnh rất nặng của cháu, các kỹ thuật viên ở viện hóa học đã quyết định làm thêm ngoài giờ để có kết quả xét nghiệm sớm, giúp chẩn đoán bệnh kịp thời.
Kết quả xét nghiệm tại Viện Hóa học cho thấy lượng chì trong máu của bệnh nhi cao gấp nhiều lần ngưỡng cho phép và gây tổn thương não. 
Bs Lương Văn Chương khẳng định bé bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề.Bệnh nhi được truyền dịch và dùng thuốc giải độc đặc hiệu D-penicilamin. Hiện bé tỉnh táo, hết co giật, bú được, tiên lượng thời gian điều trị kéo dài, thậm chí hàng năm.

Mời độc giả theo dõi video "Nguy cơ ngộ độc nấm và cách nhận biết nấm độc". Nguồn: VTC14.

BS Chương cho biết mỗi năm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị ngộ độc do sự bất cẩn của người chăm sóc. Vì vậy, phụ huynh không tự ý mua và cho con sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.

Bé trai 7 tháng tuổi suýt mất mạng vì “thần dược” thuốc cam

(Kiến Thức) - Bé trai 7 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài liên tục sau khi được bà nội bôi và cho uống "thần dược" thuốc cam để chữa loét miệng.

Ngày 24/4, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thời gian qua, Khoa Cấp cứu chống độc của bệnh viện này đã tiếp nhận và điều trị cho 6 trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Phần lớn các ca ngộ độc chì ở trẻ em đều liên quan đến sử dụng "thần dược" thuốc cam không rõ nguồn gốc nhằm tẩm bổ, tăng cân, chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng…
Trường hợp nhập viện cấp cứu mới đây nhất là bệnh nhi Nguyễn Phan Bảo N. (7 tháng tuổi, ngụ Thanh Hóa) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài. Theo người nhà bệnh nhân, trước đó 2 tuần, bé bị viêm loét miệng, bà nội của bé nghe hàng xóm mách một thầy lang ở gần nhà có bài thuốc cam gia truyền có thể chữa bệnh rất tốt, nên đã tìm mua thuốc cho cháu bôi và uống. Sau 7 ngày dùng thuốc cam, bé N. xuất hiện tình trạng nôn trớ, đi ngoài, co giật, li bì nên được người nhà đưa đến bệnh viện tỉnh khám và điều trị rồi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Những thực phẩm nên ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm

(Kiến Thức) - Mùa hè là thời điểm các ca ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng. Bệnh nhân sau khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể sẽ yếu mệt, cần ăn uống hết sức khoa học và hợp lý để cơ thể mau hồi phục.
 

Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham
 Chuối là loại trái cây bạn có thể ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm để cung cấp kali cho cơ thể. Ảnh: imgix.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-2
 Không những vậy, chuối còn có tác dụng đẩy các chất hóa học gây buồn nôn ra khỏi cơ thể, góp phần làm giảm triệu chứng nôn ói khi bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh: harvard.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-3
 Cơm gạo trắng cũng là thức ăn hoàn hảo sau ngộ độc thực phẩm. Ảnh: giamcandep.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-4
 Lý do là vì cơm gạo trắng không kích thích dạ dày, đồng thời vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ảnh: bsdinhduong.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-5
 Bên cạnh đó, bạn có thể ăn sốt táo sau khi bị ngộ độc thức ăn. Ảnh: thestayathomechef.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-6
 Sốt táo sẽ cung cấp năng lượng, đồng thời giúp ổn định dạ dày của bạn rất tốt. Ảnh: seriouseats.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-7
 Bánh mì nướng cũng là thực phẩm an toàn cho dạ dày của bạn sau khi phải trải qua một ca ngộ độc thực phẩm. Ảnh: amazonaws.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-8
 Đây là thực phẩm “nhẹ”, nhạt và dễ tiêu hóa, rất phù hợp với người bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh: independent.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-9
 Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ăn thực phẩm chứa “lợi khuẩn” để giúp vi khuẩn khỏe mạnh tái sinh đường tiêu hóa, điều này sẽ giúp dạ dày của bạn trở lại chức năng bình thường. Ảnh: thestar.
Nhung thuc pham nen an sau khi bi ngo doc thuc pham-Hinh-10
 Cụ thể ở đây là sữa chua có tác dụng làm cân bằng hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa của người bệnh. Ảnh: akamaized.