Trẻ em dùng thuốc người lớn, hậu quả khó lường

Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với thuốc. Một sai lầm nhỏ trong việc dùng thuốc có thể để lại hậu quả lớn và lâu dài.

Nhiều bậc phụ huynh vì thiếu hiểu biết hoặc vì chủ quan, đã tự ý cho con sử dụng thuốc của người lớn với liều lượng “ước chừng” hoặc “chia nhỏ”, mà không hề biết rằng hành động này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

t1.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Hiểm họa từ sự chủ quan

Cơ thể trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi, có hệ tiêu hóa, gan, thận và hệ thần kinh đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, việc xử lý dược chất trong cơ thể rất khác biệt so với người trưởng thành. Khi dùng thuốc không phù hợp, trẻ có thể bị quá liều, ngộ độc hoặc gặp phải những phản ứng phụ nặng nề.

Những sai lầm thường gặp của cha mẹ

Tự ý chia nhỏ liều thuốc: Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chia đôi hoặc chia 4 viên thuốc là có thể dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, liều lượng thuốc không đơn giản chỉ dựa vào trọng lượng, mà còn phụ thuộc vào độ tuổi, chức năng gan, thận, mức độ bệnh lý và đặc điểm dược động học của thuốc.

Dùng đơn thuốc cũ: Nhiều gia đình giữ lại thuốc từ lần điều trị trước và dùng lại cho trẻ khi có triệu chứng tương tự. Việc này rất nguy hiểm vì cùng một triệu chứng nhưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cần loại thuốc khác nhau.

Thiếu tư vấn từ nhân viên y tế: Một số phụ huynh tự mua thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ, dẫn đến dùng sai thuốc hoặc sai liều.

Hậu quả có thể rất nghiêm trọng

Tổn thương gan, thận cấp tính: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng, phát ban, sốc phản vệ

Suy hô hấp, loạn nhịp tim: Ảnh hưởng lâu dài đến phát triển trí tuệ và thể chất

Tăng nguy cơ tử vong trong các trường hợp ngộ độc nặng

Giải pháp nào để bảo vệ trẻ?

Để phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc của người lớn, kể cả khi đã chia nhỏ liều.

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, đặc biệt với trẻ dưới 12 tuổi.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, lưu ý đến độ tuổi và trọng lượng cơ thể trong chỉ định liều.

Không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ.

Bảo quản thuốc đúng cách và ngoài tầm với của trẻ, tránh trường hợp trẻ vô tình uống phải thuốc.

Tự uống thuốc ho và dạ dày người bệnh 30 tuổi bị sốc phản vệ

Phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với thuốc, thực phẩm, nọc côn trùng hoặc các tác nhân khác. Tình trạng này tiến triển rất nhanh, dẫn đến suy hô hấp hoặc sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.

Ngày 12/5, Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) cho biết, Trung tâm vừa cấp cứu thành công cho người bệnh N.T.C, 30 tuổi, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với các triệu chứng sốc phản vệ như phù nề môi, lưỡi, tức ngực, khó thở sau khi tự ý mua thuốc khi bị ho, đau họng.

Theo lời kể của người bệnh, người bệnh xuất hiện triệu chứng ho, đau họng nên ra hiệu thuốc mua thuốc về uống, cùng ngày người bệnh thấy xuất hiện ợ chua, buồn nôn người bệnh tiếp tục tự ý đi mua thuốc về uống.

Thuốc tránh thai tăng nguy cơ đột quỵ, cách kế hoạch hóa gia đình phù hợp

Đã đến lúc cần có một sự thay đổi trong nhận thức và hành động về vai trò của nam giới trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình.

Nguy cơ đột quỵ tăng gấp 1,9 lần

Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của thuốc tránh thai trong việc giúp phụ nữ chủ động kiểm soát khả năng sinh sản, góp phần nâng cao vị thế và quyền tự chủ của họ trong xã hội. Sự tiện lợi, hiệu quả cao và khả năng sử dụng độc lập đã khiến thuốc tránh thai trở thành một lựa chọn phổ biến.