Bé 2 tuổi phải cắt một đoạn ruột do táo bón thường xuyên

Bé Khôi thường xuyên khó đi ngoài, gia đình chủ quan nghĩ táo bón sẽ tự khỏi song khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện một đoạn ruột bị phình giãn, phải cắt bỏ.

Bé Khôi, 2 tuổi ở Hà Nội bị chậm phân su liên tục ngay từ khi mới chào đời, có lúc phải thụt bằng mật ong mới đi được.

Đến tuổi ăn dặm, bé ăn nhiều rau, uống nhiều sữa chua nhưng vẫn táo bón, phải thụt phân. Dù vậy, gia đình chủ quan nghĩ bệnh sẽ tự khỏi nên không đưa con đi khám sớm.

Gần đây, bé liên tục đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, rặn lâu nhưng không đi ngoài được. Khi đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị phình đại tràng, chỉ định nhập viện phẫu thuật.

TS.BS Trần Anh Quỳnh, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết, biểu hiện trên phim, trẻ có trực tràng nhỏ hẹp, đại tràng Sigma giãn, ứ đọng nhiều phân, tỉ lệ đường kính trực tràng và Sigma đảo ngược.

Bác sĩ can thiệp cắt đại tràng cho bệnh nhi 

Bệnh nhi được các bác sĩ thụt tháo phân, phẫu thuật cắt bỏ 27cm đại tràng giãn, trong đó có 7cm đại tràng bị vô hạch thần kinh.

Sau phẫu thuật 2 tuần, trẻ được hẹn tái khám, nong hậu môn hàng ngày vào giờ cố định trong vòng 1 tháng.

“Nong hậu môn sẽ giúp miệng nối đại tràng hậu môn được mềm và tránh không bị sẹo hẹp, đồng thời giúp trẻ tạo phản xạ đi ngoài”, BS Quỳnh thông tin.

Hiện tại sau 6 tuần phẫu thuật và nong hậu môn, trẻ đã tự đi ngoài ngày 1 lần, hết táo bón. Bé cũng tăng thêm 2kg, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phổ biến gồm 2 nhóm:

Thứ nhất, táo bón cơ năng do ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, tâm lý sợ đi vệ sinh, dùng thuốc…

Thứ hai, táo bón do một bệnh thực thể như suy giáp trạng, tổn thương thần kinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh do không có tế bào thần kinh hoặc hẹp hậu môn, bệnh xơ hóa tuyến ngoại tiết…

Một trẻ được chẩn đoán mắc táo bón khi đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, khó đại diện hoặc phải rặn nhiều, đau hậu môn sau đại tiện, đôi khi có máu quanh phân do nứt kẽ hậu môn, phân rắn.

Trẻ có thể có thêm các triệu chứng như: Đau bụng quanh rốn, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thay đổi hành vi, tính tình.

Táo bón lâu ngày ở trẻ em tạo nên cục phân to, rắn, đọng trong trực tràng có thể gây nên biểu hiện són phân, thỉnh thoảng có chút phân lỏng thoát qua hậu môn làm bẩn quần.

Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay khi trẻ có biểu hiện sau: Chậm phân su 24h sau sinh, bụng chướng; táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng; táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa gây kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.

Những thói quen xấu tạo mỡ quanh vùng bụng

Béo bụng không chỉ xấu về mặt thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Lối sống ít vận động: Cơ thể không được vận động sẽ không thể đốt cháy calo dư thừa. Mỡ dư thừa sẽ tích tụ dần quanh bụng.

Thiếu ngủ: Khi bạn thiếu ngủ, hàm lượng cortisol, một loại hormon stress tăng lên. Điều này khiến bạn thèm các loại thực phẩm có đường. Do vậy, vòng eo của bạn có nguy cơ tăng lên.

Nước có ga: Tất cả các loại nước có ga đều chứa đường. Lạm dụng nước có ga có thể gây béo bụng, nhất là cho giới trẻ hiện nay. Khi khát, hãy uống nước và tránh các loại đồ uống có ga.
Ăn bữa tối muộn: Thức ăn cần có thời gian để tiêu hóa. Để điều này xảy ra, bạn cần ăn tối ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ, khoảng cách lý tưởng là 2 tiếng. Và nguyên tắc là không ăn món tráng miệng sau bữa tối.
Thiếu protein: Một người khỏe mạnh cần 20-25g protein trong mỗi bữa. Protein giúp cân bằng đường huyết, giảm hàm lượng insulin và thúc đẩy tốc độ chuyển hóa của cơ thể. Protein cũng giúp kiểm soát hormon gây ra cảm giác thèm ăn.
Thực phẩm ít chất béo: Ăn thực phẩm ít chất béo không có nghĩa là không có nguy cơ béo bụng. Những gì cần là đúng loại chất béo. Các chất béo không no chuỗi đơn như dầu oliu, hạt hướng dương hoặc các loại hạt khác giúp loại bỏ mỡ bụng.
Ăn uống theo cảm xúc: Đây là tình trạng bạn có xu hướng ăn nhiều khi quá buồn hay quá vui và là một thói quen rất xấu dẫn đến béo bụng. Tuy khó nhưng bạn cần có ý thức loại bỏ thói quen này.
Ăn đĩa lớn: Trong những bữa tiệc, nên tránh dùng đĩa lớn đựng thức ăn. Đĩa lớn có nghĩa là bạn sẽ có nhiều không gian để đựng nhiều thức ăn.
Bỏ bữa: Bỏ bữa sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường. Thay vì bỏ bữa, hãy ăn những đồ ăn lành mạnh sau mỗi 2 tiếng.
Cắn miếng to: Hãy đảm bảo cắn miếng nhỏ và nhai đúng cách. Khi cắn miếng to, bạn sẽ ăn hết nhanh hơn và có xu hướng lấy thêm đồ ăn, do vậy sẽ khó kiểm soát được vòng eo.

Những thực phẩm cần loại bỏ khỏi khẩu phần ăn để hạn chế ung thư

Ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân giúp các tế bào ung thư có cơ hội phát triển.

Rượu: Sử dụng rượu là nguyên nhân chủ yếu thứ hai gây ra ung thư, ngay sau việc sử dụng thuốc lá. Mặc dù hấp thụ một lượng rượu vừa phải hoặc thấp có thể tốt cho sức khỏe và giảm được nguy cơ mắc bệnh tim nhưng uống quá mức cho phép sẽ gây ra tổn thương tim, đột quỵ và đột tử.
Thực phẩm carbohydrat tinh chế: Bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng, bánh quy, bánh ngọt, nước trái cây có vị ngọt, và bánh kẹo là thực phẩm carbohydrat (carbs) tinh chế. Nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng thực phẩm carbohydrat tinh chế giải phóng đường vào máu và nuôi các tế bào ung thư.
Các sản phẩm gây biến đổi gen: Các chất gây biến đổi gen, thường được gọi là GMO, là những thực phẩm được biến đổi và phát triển nhờ các chất hóa học. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy tiêu thụ các thực phẩm GMO như ngô, đậu nành, khoai tây… tăng nguy cơ mắc ung thư.
Các loại thịt đã chế biến: Các loại thịt đã chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói ăn có vẻ ngon nhưng lại là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư. Ví dụ natri nitrit và nitrat natri dùng trong thịt ướp muối làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Soda: Nghiên cứu cho thấy rằng màu caramel thường được sử dụng trong nước ngọt gây ung thư trong các tế bào động vật, dẫn đến các khối u tuyến giáp. Được nạp đường, soda là một nguồn calo gây ra tăng cân và góp phần tạo nên dịch bệnh béo phì.
Chất làm ngọt nhân tạo: Các chất làm ngọt nhân tạo thật sự khiến cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn và làm cho tình trạng liên quan đến tiểu đường trở nên tồi tệ hơn như đục thủy tinh thể và bệnh dạ dày.
Đường tinh luyện: Đường tinh luyện không chỉ được biết là làm tăng vọt nồng độ insulin mà còn là đồ ăn yêu thích của các tế bào ung thư, do vậy thúc đẩy sự phát triển của chúng.
Đồ ăn kiêng: Các đồ ăn kiêng được đóng gói có dán nhãn là “ăn kiêng” hoặc “chất béo thấp” trong đó có soda dành cho người ăn kiêng, thường chứa aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng aspartame gây ra nhiều bệnh tật như ung thư, dị tật bẩm sinh và các vấn đề về tim.
Cà chua đóng hộp: Bất kỳ loại thực phẩm đóng hộp nào thường chứa rất nhiều lượng chất bảo quản có hại cho sức khỏe đặc biệt là cà chua đóng hộp. Cà chua đặc biệt nguy hiểm do tính axit cao, nó khiến cho BPA từ lớp lót của hộp nhiễm vào cà chua.
Ngũ cốc chế biến sẵn chứa acrylamide hình thành khi chúng được nung ở nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất. Với số lượng lớn, acrylamide dẫn đến sự phát triển của khối u.