BCE khắc phục tình trạng cổ phiếu bị cảnh báo

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu BCE bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đưa vào diện cảnh báo từ ngày 3/4/2023 do công ty lỗ sau thuế gần 41 tỷ đồng trong năm 2022.

CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương (Becamex BCE, BCE) vừa có văn bản báo cáo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo.
Cổ phiếu BCE bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đưa vào diện cảnh báo từ ngày 3/4/2023 do công ty lỗ sau thuế gần 41 tỷ đồng trong năm 2022.
Trên thị trường, cổ phiếu BCE từng tăng 36% từ tháng 4 đến tháng 8/2023, sau đó quay đầu giảm 20% trong 2 tháng tiếp theo, rồi đi ngang đến nay. Thị giá kết phiên 25/1 tại 5.820 đồng/cp.
BCE khac phuc tinh trang co phieu bi canh bao
 BCE lên tiếng khắc phục tình trạng bị cảnh báo.
Công ty cho biết 2023 là năm đầy khó khăn đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng. Trong năm qua, công ty cố gắng duy trì hoạt động, đảm bảo không tiếp tục lỗ, ổn định công việc cho người lao động.
Kết thúc năm, công ty lãi sau thuế gần 2 tỷ đồng. Lỗ sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2023 là 39 tỷ đồng. Việc bù đắp khoản lỗ lũy kế còn lại sẽ dựa trên các dự án triển khai trong năm 2024 và các năm tiếp theo, đặc biệt là dự án khu nhà ở thương mại Bàu Bàng.
Riêng quý 4/2023, BCE có doanh thu thuần hơn 31 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ. Việc không kinh doanh dưới giá vốn như cùng kỳ giúp lãi sau thuế đạt gần 18 tỷ đồng, trong khi quý 4/2022 lỗ 44 tỷ đồng.

Cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo do kiểm toán ngoại trừ 3 năm

(Vietnamdaily) - Sau khi xem xét báo cáo tài chính năm 2022 kiểm toán đã quyết định đưa OIL vào diện cảnh báo do BCTC năm của OIL bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố quyết định đưa cổ phiếu OIL của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) vào diện cảnh báo từ ngày 23/3.

HNX cho biết, sau khi xem xét báo cáo tài chính năm 2022 kiểm toán đã quyết định đưa OIL vào diện cảnh báo do BCTC năm của OIL bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cổ phiếu bị cảnh báo theo quy định của Quyết định này, OIL phải có văn bản gửi HNX giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.

Co phieu OIL vao dien canh bao do kiem toan ngoai tru 3 nam
 Cổ phiếu OIL sắp vào diện cảnh báo.

PVOil vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 với doanh thu thuần tăng 80% so với năm 2021, đạt 104.214 tỷ đồng. Sau trừ các khoản thuế phí, lợi nhuận ròng của OIL đạt 723 tỷ đồng, giảm 6% so với năm trước đó.

Dù vậy, tại thời điểm 31/12/2022, công ty vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 185 tỷ đồng.

Lãnh đạo PVOil cho biết so với thời điểm trước cổ phần hóa ngày 31/12/2017 (lỗ lũy kế 1.676 tỷ), con số ghi nhận hiện tại đã giảm 1.491 tỷ đồng và giảm sâu so với mức lỗ lũy kế hơn 3.000 tỷ ghi nhận hồi cuối năm 2014; phần lỗ lũy kế còn lại sẽ được "dứt điểm" trong thời gian ngắn tới.

Tại ngày 31/12/2022, OIL đang ghi nhận khoản nợ thu khó đòi hơn 894 tỷ đồng trong đó khoản nợ khó đòi chủ yếu là khoản nợ từ công ty con (Petec) là 683,5 tỷ đồng.

Các khoản nợ này được ghi nhận trước thời điểm cổ phần hóa OIL năm 2018 và đều được trích lập dự phòng 100% nên không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh hiện tại của công ty, có thể hoàn nhập cũng như ghi nhận vào lợi nhuận khi thu hồi được nợ.

Tổng tài sản của PV OIL tăng nhẹ lên mức 28.800 tỷ đồng bao gồm 23.233 tỷ ngắn hạn. Trong số này, tiền mặt - tương đương và tiền gửi ngắn hạn khoảng 11.750 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng lên 2.941 tỷ.

Nợ phải trả của OIL tăng lên gần 17.500 tỷ và vốn chủ sở hữu hơn 11.320 tỷ.

Novaland lên tiếng về việc cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, NVL) vừa có văn bản giải trình về việc chậm nộp BCTC dẫn đến cổ phiếu NVL rơi vào diện cảnh báo.
 

Đại diện Novaland cho biết dưới áp lực lớn của bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, cùng với việc công ty đang tiến hành tái cấu trúc toàn diện và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, các thủ tục kiểm toán và thu thập, đánh giá thông tin liên quan để hoàn thành báo cáo tài chính soát xét năm 2022 của NVL đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với thực tế.

Con trai Madam Nga lại muốn bán thêm 1 triệu cổ phiếu SSB

(Vietnamdaily) - Nếu giao dịch thực hiện thành công, ông Tuấn Anh sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 2,026% vốn SeABank.

Theo thông tin công bố mới đây, ông Lê Tuấn Anh, con trai bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch HĐQT SeABank, đã đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu SSB của ngân hàng với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân.

Giao dịch sẽ được thực hiện bằng phương thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh từ ngày 25/1 đến ngày 23/2.

Trước khi thực hiện giao dịch ông Tuấn Anh đang sở hữu hơn 51,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 2,066% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của SeABank. Nếu giao dịch thực hiện thành công, ông Tuấn Anh sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 2,026%.

Con trai Madam Nga lai muon ban them 1 trieu co phieu SSB
 Con trai bà Nguyễn Thị Nga tiếp tục muốn bán cổ phiếu SSB.

Trước đó, ngày 17/1, bà Nguyễn Thị Nga đã thực hiện mua vào 5 triệu cổ phiếu theo phương thức thoả thuận. Bà Nga hiện đang nắm giữ hơn 97,2 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 3,896% và bà Lê Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐQT, con gái bà Nga, em gái của ông Tuấn Anh, hiện đang sở hữu gần 58 triệu cổ phiếu SSB, tương ứng tỷ lệ 2,316%.

Cuối phiên 24/1, thị giá cổ phiếu SSB đang ở mức 23.150 đồng/cp. Ước tính với mức giá này, ông Tuấn Anh có thể thu về hơn 23 tỷ đồng từ giao dịch.

Cổ phiếu SSB đã có xu hướng sụt giảm mạnh từ tháng 8 đến hết năm 2023, hồi phục nhé vào đầu 2024 và đang trong giai đoạn dao động đi ngang trong tháng đầu năm.

Liên quan tới SeABank, mới đây, Ngân hàng đã phát hành thành công 42 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Trong đó, 50% lượng cổ phiếu sẽ được giao dịch sau 1 năm kể từ thời điểm hoàn tất đợt phát hành và tối đa 100% tổng số cổ phiếu ESOP này sẽ được giao dịch sau 2 năm kể từ thời điểm hoàn tất đợt phát hành. Với giá phát hành là 12.000 đồng/cp, tổng số tiền thu về tương ứng là 504 tỷ đồng.