Bầu cử tổng thống Pháp: Chống hệ thống chính trị hiện hành?

(Kiến Thức) - Theo báo Le Monde, để huy động sự ủng hộ của cử tri, các ứng cử viên tổng thống Pháp “chính” đều chọn lập trường “chống hệ thống chính trị hiện hành”.

Báo Le Monde ghi nhận một hiện tượng đặc biệt: vẫn còn đến hơn một phần tư cử tri còn chưa quyết định bỏ phiếu cho ai, trong bối cảnh mức độ ủng hộ dành cho hai ứng cử viên được coi là dẫn đầu từ nhiều tháng nay (lãnh đạo Mặt trận Quốc gia cực hữu Marine Le Pen và người đứng đầu phong trào “Tiến bước” không tả cũng chẳng phải hữu Emmanuel Macron) lại đang có xu hướng suy giảm.
Khả năng cử tri “vắng mặt đạt mức kỷ lục” và “tính bất trắc lớn chưa từng thấy” là đặc điểm của cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017. Theo các chuyên gia, với tỉ lệ ủng hộ hiện nay, tất cả 4 ứng cử viên nhóm dẫn đầu đều có cơ hội lọt vào vòng hai.
Cái bung xung của kỳ tranh cử
Theo Le Monde, lập trường chống lại tầng lớp cầm quyền là quan điểm của ứng cử viên Jean Luc Melenchon “từ nhiều năm nay”. Lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen cũng tỏ rõ quan điểm “đứng về phía dân chúng chống lại giới tinh hoa”. Cựu Thủ tướng Fillon và cựu Bộ trưởng Kinh tế Macron cũng lên án đối thủ là “người của hệ thống”.
Bau cu tong thong Phap: Chong he thong chinh tri hien hanh?
Emmanuel Macron - ứng viên tổng thống Pháp "không tả cũng chẳng phải là hữu".  Ảnh: Reuters
Bài viết “Hệ thống: Cái bung xung của kỳ tranh cử” - đăng trên báo Le Monde - mở đầu với cuộc tranh luận trên truyền hình giữa ứng cử viên Macron và Thượng nghị sĩ Bruno Retailleau, người thân cận với ứng cử viên Fillon hôm 6/4. Khi bị chỉ trích là “một sản phẩm của hệ thống”, ông Macron đáp lại với vẻ giễu cợt: “Ông có lý. Người nổi loạn chống lại hệ thống là một cựu thủ tướng, đã tham gia chính trường Pháp từ 35 năm nay. Thật tuyệt vời khi coi ông ấy là người nổi loạn !”.
Quan điểm “chống hệ thống” - vốn là lập trường riêng của các phong trào cực tả, cực hữu hay vô chính phủ - đã “lan tràn” trong cuộc tranh cử tổng thống lần này, bởi “chống hệ thống” là một khẩu hiệu có sức thu hút mạnh mẽ dân chúng. Tại Mỹ, Donald Trump đã triệt để lợi dụng khẩu hiệu này và những người ủng hộ Brexit tại Anh cũng làm cái điều tương tự.
Về cuộc tranh cử tổng thống Pháp, theo Le Monde, thực ra, dưới lớp vỏ ngôn từ chung này, mỗi ứng cử viên đưa ra một cách hiểu khác nhau. Hệ thống có thể được hiểu là “giới tài chính”, “giới công chức châu Âu”, “người nhập cư được hưởng phúc lợi”, “các đảng phái chính trị truyền thống”, “truyền thông” hay “giới tinh hoa”…
“Nước Pháp bên trên” và “nước Pháp bên dưới”
Đối lập “nước Pháp bên trên” với “nước Pháp bên dưới”, giới tinh hoa chống lại dân chúng, Châu Âu chống lại Pháp là lập luận của một số ứng cử viên. Ứng cử viên Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen đưa ra một định nghĩa đơn giản: Hệ thống là “những nhóm người bảo vệ lợi ích của riêng họ chống lại dân chúng”, “những kẻ kỹ trị của Liên minh Châu Âu buộc dân chúng phải tuân theo ý muốn của họ. Đó là một giai tầng tách lìa khỏi dân chúng, hoạt động vì lợi ích của riêng họ”.
Bau cu tong thong Phap: Chong he thong chinh tri hien hanh?-Hinh-2
Ứng viên tổng thống cực hữu Marine Le Pen. Ảnh:
Reuters 
Trên thực tế, một loạt ứng viên trụ cột của các đảng phái chính trị truyền thống đã bị loại khỏi cuộc đấu, trước và trong các cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng hồi cuối năm ngoái, đầu năm nay. Từ tổng thống François Hollande, Thủ tướng Manuel Valls đến các ứng cử viên vốn được coi là đứng đầu cánh hữu, như cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy hay cựu Thủ tướng Alain Juppé.
Le Monde nhận định, “trong một thế giới phức tạp như hiện nay”, khẩu hiệu “chống hệ thống” là một “công cụ hiệu quả để thu hút những tình cảm oán giận”. Bản thân cựu Thủ tướng Fillon cũng mới chỉ tham gia vào cuộc chơi “chống hệ thống”, sau khi trở thành ứng viên chính thức của liên minh trung hữu. Đáp lại vụ bê bối liên quan đến nghi án việc làm giả, hay các lùm xùm về tiền nong, ứng cử viên Fillon khẳng định mình như là nạn nhân của “một cú đảo chính Hiến pháp”, bị “báo chí hành hình”. Thái độ phản kháng này được coi là “chìa khóa” cho cuộc tập hợp đông đảo cử tri, có tính quyết định đối với ông Fillon, tại quảng trường Trocadero, Paris, hồi đầu tháng 3/2017.
Theo Le Monde, bị thu hút vào các khẩu hiệu “chống hệ thống”, công chúng dường như không còn chú ý nhiều đến các đề xuất thay đổi hệ thống cụ thể mà các ứng cử viên đưa ra.

Ai sẽ thắng trong vòng hai bầu cử Tổng thống Pháp?

(Kiến Thức) - Cựu Thủ tướng Francois Fillon sẽ giành chiến thắng ở vòng thứ hai bầu cử Tổng thống Pháp, đánh bại lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia cực hữu Marine Le Pen.

Đó là kết quả thăm dò dư luận do công ty nghiên cứu Harris Interactive tiến hành.
Ai se thang trong vong hai bau cu Tong thong o Phap?
Ứng viên trung hữu Francois Fillon có nhiều khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2017. Ảnh Le 'Express.
Hôm Chủ Nhật (27/11), cựu Thủ tướng Francois Fillon đã chính thức trở thành đại diện phe trung hữu ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp diễn ra vào năm 2017, sau khi đánh bại đối thủ cùng đảng Alain Juppe. Theo kết quả kiểm phiếu ngày 27/11, ông Francois Fillon giành chiến thắng áp đảo với tỷ lệ phiếu bầu 66,6%, trong khi cựu Thủ tướng Alain Juppe chỉ được 34,4%.

Bầu cử Tổng thống Pháp: Marine Le Pen trỗi dậy mạnh mẽ

(Kiến Thức) - Khi bầu cử Tổng thống Pháp đang ở trong giai đoạn nước rút, ứng viên cực hữu Marine Le Pen đã trỗi dậy mạnh mẽ trong các cuộc thăm dò dư luận.

Cuộc thăm dò mới nhất công bố hôm 20/2 càng củng cố thêm nhận định rằng lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), nữ ứng viên tổng thống Pháp Marine Le Pen tiếp tục nhận được nhiều sự ủng hộ của dân chúng.
Bà Marine Le Pen không những chỉ có thể về đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng 1 ngày 23/4 này,  mà còn có nhiều cơ may trong vòng hai được tổ chức vào ngày 7/5/2017.

12 điều ít biết về nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un

(Kiến Thức) - Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên từng theo học tại Thụy Sĩ và là fan hâm mộ cầu thủ bóng rổ Michael Jordan,...

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un là con trai của cố lãnh đạo Kim Jong-il và bà Ko Young Hee. Có những thông tin khác nhau về năm sinh chính xác của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông được cho là sinh vào năm 1982, 1983 hoặc 1984. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-2
 Hồi còn nhỏ, Kim Jong-un sống với mẹ. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-3
 Sau đó, Kim Jong-un chuyển tới Thụy Sĩ và theo học tại trường quốc tế ở Gumligen, gần thành phố Bern. Jong-un lấy tên là Pak Un và theo học dưới thân phận là con trai của một nhân viên trong Đại sứ quán Triều Tiên.  Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-4
Kim Jong-un rất thích bóng rổ. Ông là fan hâm mộ cầu thủ bóng rổ Michael Jordan. Được biết, khi còn học ở Thụy Sĩ, Jong-un đã “sưu tập” rất nhiều ảnh của cầu thủ Jordan. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-5
Sau thời gian ở Thụy Sĩ, Jong-un về nước và theo học tại trường Đại học quân sự Kim Il-sung. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-6
Nhiều người dân Triều Tiên cho rằng, ngoại hình của nhà lãnh đạo Kim Jong-un rất giống với lãnh tụ Kim Il-sung thời trẻ. Có tin đồn nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã phẫu thuật thẩm mỹ để trông giống với ông nội Kim Il-sung. Tuy nhiên, KCNA cho rằng thông tin này hoàn toàn là bịa đặt. Trong ảnh: Lãnh tụ Kim Il-sung hồi năm 1956. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-7
Sau khi người cha là Kim Jong-il qua đời ngày 17/12/2011, Kim Jong-un nhanh chóng trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên. Ảnh: Chủ tịch Kim Jong-il khi còn sống. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-8
Theo Business Insider, Jang Song-thaek là chú dượng và từng là cố vấn đáng tin cậy của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tuy nhiên, ông Jang đã bị thanh trừng hồi tháng 12/2013. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-9
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kết hôn với ca sĩ Ri Sol Ju vào năm 2009 và được cho là đã có hai người con. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-10
Dưới thời ông Kim Jong-un, Triều Tiên tiếp tục tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân, gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-11
Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các vụ thử hạt nhân lần thứ 4 và thứ 5 của Triều Tiên hồi tháng 1 và tháng 9/2016. Ảnh: BI.

12 dieu it biet ve nha lanh dao tre Kim Jong-un-Hinh-12
Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, căng thăng với Triều Tiên tiếp tục leo thang. Sau khi nhậm chức hồi tháng 1/2017, Tổng thống Trump tuyên bố rằng Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ. Ảnh: BI.