Bầu cử Anh: Thủ tướng Theresa May “mất cả chì lẫn chài“

(Kiến Thức) - Với kết quả bầu cử Quốc hội Anh ngày 8/6,  Thủ tướng Theresa May "mất cả chì lẫn chài" trong canh bạc mạo hiểm này và có thể rời bỏ chức vụ.

Với 647 trong tổng số 650 ghế được công bố trong cuộc bầu cử Hạ viện Anh, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May chỉ giành được 316 ghế, do đó không thể đạt được mục tiêu quá bán là 326 ghế cần thiết để tự thành lập chính phủ.
Đảng Bảo thủ hiện mất 12 ghế so với kết quả bầu cử năm 2015, trong khi Công đảng đối lập giành được 261 ghế (tăng 31 ghế),  Đảng Dân tộc Scotland được 35 ghế (mất 19 ghế), Đảng Dân chủ Tự do được 12 ghế (tăng 3 ghế), Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) Bắc Ireland được 10 ghế (tăng 2 ghế), trong khi Đảng nước Anh độc lập (UKIP) không giành được ghế nào (mất 1 ghế)…
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tính đến nay tăng 3%, nhưng vẫn có thể không đạt mức 70%. Tuy nhiên, đó vẫn là mức cao nhất kể từ 1997 tới nay.
Bau cu Anh: Thu tuong Theresa May "mat ca chi lan chai"
Nữ Thủ tướng Theresa May bị sốc nặng trước kết quả bầu cử Quốc hội trước thời hạn ngày 8/6/2017. Ảnh: CNN 
Như vậy, Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Theresa May đã mất đa số tuyệt đối trong Hạ viện Anh và thủ lĩnh Công đảng nói rằng bà May nên từ chức.
Sau khi giành một ghế nghị sĩ ở London, Chủ tịch Công đảng Corbyn nói Thủ tướng Theresa May đã thảm bại trong mưu đồ giành được sự ủy thác lớn hơn. Ông châm biếm nói: “Sự ủy thác mà bà ta (Theresa May) nhận được là phe Bảo thủ mất nhiều ghế trong Hạ viện, mất phiếu bầu, mất sự ủng hộ và mất tự tin”.
Thủ tướng Theresa May đã đột ngột kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn vào thời điểm mà các kết quả khảo sát đều cho thấy bà có thể cải thiện đáng kể đa số tuyệt đối ít ỏi mà bà thừa hưởng ở cựu Thủ tướng David Cameron (vượt Công đảng tới 20 điểm phần trăm) trước khi khởi động thương lượng về Brexit.
Hiện thời, Thủ tướng Theresa May có nguy cơ mất chức sau 11 tháng chèo lái con thuyền Vương quốc Anh và có thể "lập kỷ lục" về nhiệm kỳ ngắn nhất trong số các vị thủ tướng Anh gần 100 năm qua.
Kết quả bầu cử này nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc thành lập một chính phủ liên minh hoặc thiểu số. Đảng Bảo thủ vẫn có thể liên minh với Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) Bắc Ireland (10ghế), một đồng minh tự nhiên, và vẫn tiếp tục cầm quyền với vị thế yếu hơn nhiều so với trước bầu cử, đặc biệt trong các cuộc thương lượng rời Liên minh Châu Âu (Brexit).
Kết quả bầu cử khiến người ta nghi ngờ về vai trò lãnh đạo đảng Bảo thủ của bà Theresa May và tạo ra sức ép từ chức lên nữ chính khách này.
Giới phân tích cho rằng nhiều khả năng bà Theresa May sẽ rời bỏ chức vụ Thủ tướng Anh sau cú sốc bầu cử quá nặng này. Thế nhưng, có tin nói rằng cho đên thời điểm này, Thủ tướng Theresa May vẫn không chịu từ chức và toan tính thành lập một chính phủ liên hiệp.

10 quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới

(Kiến Thức) - Wonders List liệt kê Mỹ, Nhật Bản hay Nga,...vào danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi
 Mỹ đứng đầu trong danh sách những quốc gia bất khả xâm phạm trên thế giới. Được biết, ngân sách quốc phòng của Mỹ mỗi năm lên tới 596 tỷ USD. Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu đủ vũ khí hạt nhân có thể giết bất cứ ai trên thế giới. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-2
 Nhật Bản cũng là một trong những đất nước mà các quốc gia khác khó có thể xâm lược. Từ năm 2016, Nhật Bản đã chi khoảng 60 tỷ USD để tăng cường sức mạnh quân sự. Không quân Nhật Bản lớn thứ 5 thế giới và nước này có tới hơn 600 xe tăng. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-3
 Thụy Sĩ được bao quanh bởi các nước đồng minh Pháp, Italy, Áo và Đức. Do vậy, quốc gia nào có ý định xâm chiếm Thụy Sĩ sẽ phải chiến đấu với những nước đồng minh của Thụy Sĩ trước tiên. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-4
 Đất nước Canada giáp ranh với Mỹ - đồng minh của họ và cũng là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Ngoài ra, với điều kiện thời tiết lạnh khắc nghiệt, Canada chắc chắn là một “mục tiêu khó nhằn” đối với những quốc gia nào có ý định xâm lược nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-5
 Israel từng trải qua 8 cuộc chiến tranh kể từ năm 1948 nhưng không để thất bại trong một cuộc chiến nào. Theo Wonders List, Israel đã phát triển một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất thế giới mang tên “Iron Dome”. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-6
 Triều Tiên cũng sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm, với hơn 1 triệu binh sĩ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, 4.200 xe tăng và 222 trực thăng tấn công. Nước này còn được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân với tầm bắn có thể vươn tới nước Mỹ. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-7
 Nga là một trong những cường quốc trên thế giới và dĩ nhiên việc xâm lược quốc gia này gần như là điều không thể. Trong trường hợp cần thiết, Nga có thể huy động 3.500 máy bay quân sự cùng 350 tàu chiến. Ngoài ra, nước này cũng sở hữu khoảng 1.000 tên lửa hạt nhân. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-8
Australia nằm trong danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới nhờ vị trí địa lý cũng như địa hình của nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-9
 Bhutan không phải là quốc gia có quân đội hùng mạnh nhưng trong lịch sử, quốc gia Nam Á này chưa từng bị xâm lược. Ngày nay, Bhutan vẫn là một đất nước an toàn nhờ vị trí địa lý - nằm ở độ cao 300 mét so với mực nước biển – và được Ấn Độ cung cấp vũ khí cũng như huấn luyện quân sự. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-10
Đất nước Iran có biệt danh là “Pháo đài Iran” do địa hình ở nước này chủ yếu là đồi núi. Về sức mạnh quân sự, Iran có hơn 1 triệu binh sĩ, 1.658 xe tăng và có một mạng lưới căn cứ tên lửa dưới lòng đất. Nhiều quốc gia hoài nghi rằng Iran gần đây đã bắt đầu thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Được biết, Iran chưa từng bị nước nào xâm lược kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: WL.

Liên hiệp Anh sa vào khủng hoảng chính trị hậu Brexit

Khủng hoảng chính trị ở Anh đang trầm trọng hơn giữa lúc các đảng phái tranh giành ảnh hưởng và ban lãnh đạo EU thúc ép London đẩy nhanh thủ tục “chia tay”.

Hai ngày sau khi Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức do phe ủng hộ Anh ở lại EU không giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 23/6 vừa qua, ngày 26/6, lãnh đạo Công đảng đối lập Anh Jeremy Corbyn – người phản đối Brexit (Anh rời EU) - cũng đang phải đối mặt với áp lực phải rời bỏ vị trí này.
Lien hiep Anh sa vao khung hoang chinh tri hau Brexit
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức do phe ủng hộ Anh ở lại EU không giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 23/6. Ảnh Telegraph