Liên hiệp Anh sa vào khủng hoảng chính trị hậu Brexit

Khủng hoảng chính trị ở Anh đang trầm trọng hơn giữa lúc các đảng phái tranh giành ảnh hưởng và ban lãnh đạo EU thúc ép London đẩy nhanh thủ tục “chia tay”.

Hai ngày sau khi Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức do phe ủng hộ Anh ở lại EU không giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 23/6 vừa qua, ngày 26/6, lãnh đạo Công đảng đối lập Anh Jeremy Corbyn – người phản đối Brexit (Anh rời EU) - cũng đang phải đối mặt với áp lực phải rời bỏ vị trí này.
Lien hiep Anh sa vao khung hoang chinh tri hau Brexit
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức do phe ủng hộ Anh ở lại EU không giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 23/6. Ảnh Telegraph 
Tuy nhiên, ông Corbyn khẳng định sẽ không từ chức, bất chấp tới nay đã có 11 thành viên Công đảng tuyên bố phản đối ông và rời khỏi nội các bóng tối (tức nội các đối lập) của ông. Lãnh đạo Công đảng Corbyn được cho là đã thất bại trong việc thuyết phục người dân Anh ở lại EU khi có tới 1/3 cử tri của Công đảng bỏ phiếu ủng hộ Brexit. Một số thành viên nói rằng họ nghi ngờ ông Corbyn có khả năng dẫn dắt Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới. Tuy nhiên, ông Corbyn cũng nhấn mạnh sẽ không phụ sự tin tưởng của các thành viên Công đảng khi bầu chọn ông, đồng thời cam kết sẽ bắt tay vào việc tái thiết đảng này kể từ ngày 27/6.
Cũng trong ngày 26/6, các cường quốc thuộc EU kêu gọi nhanh chóng tiến hành đàm phán về thủ tục Brexit do lo ngại “hiệu ứng domino” đòi rời khỏi liên minh này đối với các nước thành viên có tư tưởng hoài nghi châu Âu có thể đe dọa tới tính thống nhất của EU.
Về phần mình, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cảnh báo việc EU rơi vào một giai đoạn “lấp lửng” thậm chí còn có thể dẫn tới tình trạng bất ổn an ninh lớn hơn và đe dọa tới thị trường lao động. Theo ông Schulz, Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 28/6, trong đó có sự tham dự của cả Thủ tướng Cameron, sẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu tiến trình đàm phán về vấn đề Brexit. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh cho rằng các cuộc đàm phán về quyết định ra đi của nước này chỉ nên được tiến hành sau khi người kế nhiệm mới của ông được bầu ra, dự kiến vào khoảng tháng 10 tới.
Theo kế hoạch, trong ngày 27/6, Thủ tướng Anh David Cameron sẽ có cuộc họp với các thành viên nội các, đồng thời Quốc hội nước này cũng sẽ nhóm họp trở lại 4 ngày sau “cú sốc” đa phần người dân Anh ủng hộ Brexit khiến thị trường tài chính toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng thấy.
Cùng ngày 27/6, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cũng sẽ có bài phát biểu nhằm bình ổn lại các thị trường. Về phần mình Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ Brussels (Bỉ) và London để tham dự các cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng này, trong khi giới chức lãnh đạo Đức, Pháp và Italy sẽ nhóm họp tại Berlin để bàn về vấn đề liên quan.

Căng thẳng ASEAN-Trung Quốc trước thềm phán quyết của PCA

(Kiến Thức) - Ngày Tòa án Trọng tài Quốc tế phán quyết về vụ Manila kiện Bắc Kinh ngang ngược thâu tóm Biển Đông càng đến gần thì căng thẳng ASEAN-Trung Quốc càng gia tăng.

Chuyên viên khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nhận xét rằng Bắc Kinh đang hết sức cố gắng hạ uy tín của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, mặc dù tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông sẽ tác động rất tiêu cực đến kế hoạch xây dựng “Con đường tơ lụa” mới của Trung Quốc.
Cang thang ASEAN-Trung Quoc truoc them phan quyet cua PCA
Hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ngoại giao ASEAN-Trung Quốc ở Côn Minh. Ảnh Reuters

Brexit: Tổng thống Putin “ngư ông đắc lợi”

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, Tổng thống Putin “ngư ông đắc lợi” trong vụ Liên hiệp Anh rời EU và canh bạc mạo hiểm của ông đã cho kết quả đầu tiên.

Tuy các chính trị gia cực hữu như Nigel Farage (Anh), Geert Wilders (Hà Lan) hay Marine Le Pen (Pháp) đã ăn mừng chiến thắng sau vụ Brexit nhưng trên thực tế, “ngư ông đắc lợi” chính là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Brexit: Tong thong Putin “ngu ong dac loi”
Tổng thống Putin “ngư ông đắc lợi” trong vụ Liên hiệp Anh rời Liên minh Châu Âu. Ảnh The Daily Beast