Bắt nguyên Phó Giám đốc CDC Hà Giang liên quan vụ Việt Á

Trong quá trình mua kít xét nghiệm Covid-19 của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, các bị can vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại nhiều tỷ đồng của Nhà nước.

Ngày 3/2, liên quan điều tra mở rộng vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang (CDC Hà Giang), Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Giang đã tiếp tục khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Hà Giang.
Đồng thời khởi tố bị can, Lệnh bắt để tạm giam 4 tháng đối Phạm Thị Kim Dung (sinh năm 1968, trú tại phường Minh Khai, thành phố Hà Giang) - nguyên Phó Giám đốc CDC Hà Giang; Hoàng Thị Phượng (sinh năm 1978, trú tại phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang) - Kế toán CDC Hà Giang) và Bùi Văn Tuyển (sinh năm 1985, trú tại phường Minh Khai, thành phố Hà Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH Liên hợp dược Hà Giang.
Các bị can bị khởi tố cùng về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Bat nguyen Pho Giam doc CDC Ha Giang lien quan vu Viet A
Cơ quan điều tra công bố Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Thị Kim Dung và Hoàng Thị Phượng. 
Kết quả điều tra xác định, trong quá trình mua kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, các bị can có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại nhiều tỷ đồng của Nhà nước.
Trước đó, liên quan đến vụ án trên đã có 3 bị can đã bị khởi tố về hành vi “Nhận hối lộ” là Nguyễn Trần Tuấn - Giám đốc CDC Hà Giang; Tô Minh Huệ - Trưởng Phòng Tài chính, Kế toán và Phan Thị Nga - Trưởng Khoa Xét nghiệm CDC Hà Giang.
Cơ quan điều tra tiếp tục ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can cùng về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vụ án đang được tiếp tục điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/2, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã cung cấp thông tin cho báo chí về kết quả và tiến độ điều tra vụ án Việt Á.

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, đến nay Bộ Công an đã khởi tố 29 vụ án/104 bị can (tăng 2 bị can); áp dụng các biện pháp phong tỏa, ngăn chặn, kê biên tài sản khoảng 1.700 tỷ đồng.

Bộ Công an đang tập trung đẩy nhanh tiến độ, cố gắng kết thúc điều tra trong quý I/2023. Tuy nhiên, do "án tại hồ sơ", cho nên cũng không loại trừ khả năng có thêm những tình tiết mới.

>>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định trao đổi về vụ việc Việt Á
  

Đại án Việt Á: CDC Ninh Thuận bị điều tra khi mua kít xét nghiệm

Nhà chức trách đang điều tra việc ký kết, mua sinh phẩm, kit xét nghiệm Covid-19 giữa CDC Ninh Thuận và Bệnh viện Đa khoa tỉnh với Công ty Việt Á.

Ngày 18/6, Công an Ninh Thuận xác nhận, đơn vị này đang phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công An) điều tra việc ký kết mua sinh phẩm, kít xét nghiệm trong phòng chống Covi-19 giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh với Công ty Việt Á.

Tuy nhiên, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra, phía Công an tỉnh Ninh Thuận chưa thể cung cấp thông tin.

Liên quan tới việc mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có kết luận ban đầu. Cụ thể, kết luận nêu: CDC Ninh Thuận cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mua và mượn sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á với tổng số tiền 74,6 tỷ đồng. Trong đó, hai đơn vị đã thanh toán 14,6 tỷ đồng cho Công ty Việt Á, số còn lại đang nợ.

Dai an Viet A: CDC Ninh Thuan bi dieu tra khi mua kit xet nghiem

CDC Ninh Thuận nơi đang bị điều tra trong việc mua sinh phẩm, test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.

Cùng với đó, CDC mua và thanh toán cho Công ty Việt Á số tiền 13,6 tỷ đồng, mượn nợ chưa thanh toán trên 56 tỷ đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh thanh toán cho doanh nghiệp trên 938 triệu đồng, nợ lại 3,6 tỷ đồng.

Trước sự việc trên, UBND tỉnh yêu cầu chờ kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền đối với khoản mượn nợ vật tư, sinh phẩm trị giá 59,8 tỉ đồng của Công ty Việt Á.

Công ty Việt Á bị cơ quan điều tra xác định hàng loạt sai phạm. Để thu lợi bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, doanh nghiệp này đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit. Công ty Việt Á còn thông đồng với cán bộ, lãnh đạo các CDC để thông thầu; lãnh đạo Việt Á đã chi % ngoài hợp đồng với gần 800 tỷ đồng cho nhiều cá nhân, đơn vị.

Đến nay, sau thời gian điều tra, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố hơn 60 người.

“Vụ án Việt Á là phép thử đau đớn đối với công tác cán bộ“

Vụ án Việt Á là phép thử đối với chính sách chống tham nhũng và công tác cán bộ. Quả thật, phép thử này rất đau đớn, đã khiến nhiều cán bộ “nhúng chàm”, bị xử lý hình sự.

Liên quan vụ án công ty Việt Á nâng khống giá kít xét nghiệm Covid-19, tính đến thời điểm hiện tại, hàng loạt bị can là lãnh đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và bệnh viện vướng vòng lao lý vì nhận tiền “hoa hồng”, mới đây, có 2 cán bộ diện Trung ương quản lý là cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho rằng, đại dịch Covid nói chung, vụ án Việt Á nói riêng chính là phép thử đối với công tác chống tham nhũng cũng như công tác cán bộ, và phép thử ấy đã làm một số cán bộ, công chức lãnh đạo ngành y "gục ngã" trước những “viên đạn bọc đường”. Vụ án cũng chính là bài học đau xót cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc để làm sao thời gian tới bố trí cán bộ lãnh đạo trúng hơn, đúng hơn.