Bất ngờ xuất xứ tên gọi 'sư tử Hà Đông'

Thực tế thì Hà Đông là một nơi xa xôi, không phải ở Việt Nam như nhiều người vẫn tưởng.

Không rõ từ khi nào, cụm từ “sư tử Hà Đông” đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam. Nhiều người thường dùng nó để chỉ một người phụ nữ hung dữ, đanh đá. Tuy được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của cụm từ này.

Nhiều người cho rằng Hà Đông ở đây là một quận ở Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế thì nó thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Câu chuyện bắt nguồn từ thời nhà Tống.

Bat ngo xuat xu ten goi 'su tu Ha Dong'

Ảnh minh họa

Theo “Từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc” do Lê Huy Tiêu dịch thì vào thời Tống, ở vùng Vĩnh Gia có một chàng trai tên Trần Tháo, hiệu Long Khâu. Trần Tháo yêu thích võ thuật nên thường giao du với giang hồ, võ hiệp để học hỏi. Nhưng đến trung niên, ông thay đổi tính cách, muốn rời xa giang hồ để sống cuộc đời văn chương. Tuy nhiên, do khả năng có hạn nên Trần Tháo lui về ở ẩn, lấy vợ và sống cuộc sống yên bình.

Đôi khi, các huynh đệ cũ của Trần Tháo vẫn đến thăm để ôn lại chuyện xưa. Sau này, họ còn dẫn theo các ca nương xinh đẹp đến hát hò, nhậu nhẹt.

Vợ của Trần Tháo là Liễu Thị không hài lòng với việc này. Một lần, bà đứng dậy, cầm gậy và đánh liên tục vào tường, quát tháo ầm ĩ. Mọi người thấy vậy liền sợ hãi, đứng dậy bỏ về. Trần Tháo mặc dù thấy hành động của vợ khiếm nhã nhưng vì sợ vợ nên chỉ đứng im.

Tô Đông Pha biết được chuyện này đã làm một bài thơ chế giễu: “Long Khâu cư sĩ diệc khả liên/Đàm không, thuyết hữu, dạ bất miên/Hốt văn Hà Đông sư tử hống/Trụ trượng lạc thủ, tâm mang nhiên” (dịch nghĩa: Cư sĩ Long Khâu thật đáng thương/Đêm chẳng ngủ, nói có, nói không/Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống/Gậy chống rời tay, lòng hoang mang).

Trong bài thơ, Hà Đông là địa danh trong câu thơ của Đỗ Phủ: “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu” (cô gái Hà Đông họ Liễu). Vì Liễu Thị – vợ của Trần Tháo cũng là người Hà Đông, và “sư tử hống” là từ nhà Phật, ví von giọng thuyết pháp của Đức Phật như tiếng rống của sư tử, khiến muôn loài im lặng lắng nghe.

Từ đó, người đời dùng cụm từ “sư tử Hà Đông” để chỉ một người vợ đanh đá, hung dữ. Ở Việt Nam, người ta gọi là “sư tử Hà Đông”, còn ở Trung Quốc thì gọi là “Hà Đông sư tử hống”.

Trương Bá Chi ngây thơ, hồn nhiên thời thiếu nữ

(Kiến Thức) - Vẻ đẹp chân phương, mộc mạc thời  thiếu nữ trong những bức ảnh của Hoa đán Trương Bá Chi khiến fan vô cùng thích thú.

Nữ diễn viên “Sư tử Hà Đông” sở hữu nụ cười hồn nhiên, đôi mắt đen láy và hàng lông mi cong dài.
Nữ diễn viên “Sư tử Hà Đông” sở hữu nụ cười hồn nhiên, đôi mắt đen láy và hàng lông mi cong dài. 
Trương Bá Chi gia nhập làng giải trí ở tuổi 18, độ tuổi căng tràn sức sống. Nhờ nét đẹp ngây thơ và khả năng diễn xuất có thần nên dù mới bước chân vào làng giải trí, Trương Bá Chi đã được tặng cho danh hiệu “ngọc nữ”.
Trương Bá Chi gia nhập làng giải trí ở tuổi 18, độ tuổi căng tràn sức sống. Nhờ nét đẹp ngây thơ và khả năng diễn xuất có thần nên dù mới bước chân vào làng giải trí, Trương Bá Chi đã được tặng cho danh hiệu “ngọc nữ”. 

Mẹ chồng nàng dâu: Tiểu xảo của “cô gái đanh đá“

Tôi lấy chồng 8 năm, mỗi lần sang nhà bố mẹ đẻ tôi chơi, mẹ chồng không ngớt miệng khen con trai có phúc cưới được cho bà dâu “hiền”.

Ngày còn đi học, tôi nổi tiếng đanh đá “rách trời rơi xuống”. Bố mẹ lo lắng không biết sau này lấy chồng, về nhà “người ta”, đứa “con gái đầu gấu” sẽ sống kiểu gì. Thế mà giờ tôi đã lấy chồng 8 năm, mỗi lần sang nhà bố mẹ đẻ tôi chơi, mẹ chồng không ngớt miệng khen con trai có phúc cưới được cho bà nàng dâu “hiền”.

Về làm dâu, chẳng đợi mẹ chồng kịp dò xét, tôi đã ghé vào tai bà thủ thỉ: “Con thẳng tính nên đôi khi hành động bộp chộp, nóng nảy nhưng thực tâm con không suy nghĩ, tính toán gì. Lúc nào mẹ không hài lòng thì mẹ cứ nhắc để con sửa. Bảo một lần không được thì mẹ bảo nhiều lần chứ mẹ đừng giận con, mẹ nhé!”. Mẹ chồng tôi hơi bất ngờ một chút nhưng sau đó bà tiếp nhận tính cách của con dâu một cách rất nhẹ nhàng. Thi thoảng bà cũng có nhắc nhở, chấn chỉnh một đôi điều nhưng hầu hết những ý kiến của bà rất chân tình và xây dựng.

Tôi cũng hay cùng mẹ chồng trò chuyện. Thường thì tôi chỉ đặt một vài câu hỏi với bà, sau đó mẹ chồng tôi sẽ kể cơ man là chuyện. Tôi nghe mẹ kể, thi thoảng thốt lên một câu cảm thán hoặc kinh ngạc: “Ôi, thế à mẹ?”, “Thật thế ạ?”, “Thế cơ ạ”, “Con không biết đâu đấy!”… Những lần như vậy, tôi vừa thu thập được khối tin tức, kinh nghiệm, vừa tết chặt hơn sợi dây gắn kết với mẹ. Thực tình, mẹ chồng chẳng cần mình kể lể những kiến thức cao siêu trên trời dưới biển, chỉ đơn giản là tôi luôn lắng nghe, đồng cảm với bà.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Về nhà chồng, tôi cũng chẳng cố gắng tỏ ra quá đảm đang. Việc trong gia đình dù một mình dư sức làm hết nhưng tôi luôn khéo léo “chia chác” với mẹ chồng. Tôi chọn những việc nhẹ nhàng, cần đến sự tinh tế và bao giờ cũng nhờ bà với một giọng rất khẩn khoản: “Mẹ ơi, mẹ làm giúp con nhé! Cái này con chịu thôi!”. Kể cả mỗi lần nấu cháo cho con xong, tôi để nguội rồi cũng “nhờ bà nội đút cho cháu”, tắm cho con xong tôi cũng giục con “ra nhờ bà nội lau người đi con”. Bà nội đi vắng một vài hôm, những việc trong “lãnh địa” của bà tôi không bao giờ đụng đến. Khi mẹ trở về sẽ vừa dọn dẹp, vừa ca thán: “Biết ngay, bà nội đi có mấy hôm nhà cửa đã thế này!”. Tôi chỉ đợi có dịp lao vào bóp vai cho mẹ nịnh nọt: “Thế mới biết tầm quan trọng của bà nội chứ!”

Đương nhiên, trong cuộc sống cũng có lúc nảy sinh những mâu thuẫn. Chuyện nhỏ như khi bà khăng khăng bắt tôi nấu ăn theo công thức “cổ đại” rất khó nuốt của bà, chuyện lớn là khi mẹ yêu cầu vợ chồng tôi làm chuyện này, chuyện khác có nguy cơ đảo lộn cuộc sống, khiến tôi ức chế. Nguyên tắc của tôi là không bao giờ cãi mẹ, nhưng chuyện bản thân đã tin là đúng tôi sẽ không bao giờ phục tùng. Trong bếp, khi bà chỉ dạy, tôi vẫn lễ phép dạ vâng nhưng khi bà đi khỏi tôi sẽ vẫn nấu ăn theo cách tôi nghĩ. Bữa cơm, cả bố, cả chồng tôi đều tấm tắc khen, tôi đều khéo léo “Nhờ mẹ hướng dẫn con đấy!”. Thế là, lần sau mẹ chồng không bắt tôi làm món đó theo ý mình. Những chuyện mẹ chồng yêu cầu, tôi thấy không hợp lý cũng không vội cãi lại bà mà sẽ nói: “Chuyện này con phải bàn lại với chồng con đã!”… Dù sao, con trai đề xuất ý kiến, không nhất trí với mẹ sẽ dễ chấp nhận với bà hơn.

8 năm tôi sống tự chủ và hạnh phúc trong nhà chồng. Chỉ nhờ bí kíp sử dụng chút ít tiểu xảo tinh vi xuất phát từ tình cảm chân thành của nàng dâu với mẹ chồng.