Bất ngờ điều kiện từ bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

Trong bài báo ngày 27/2, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên viết Mỹ nên từ bỏ vũ khí hạt nhân trước nếu thật sự muốn thế giới không có loại vũ khí này.

Cụ thể, tờ Rodong Sinmun cho biết Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất vũ khí hạt nhân và cũng là nước duy nhất từng sử dụng loại vũ khí hủy diệt này. Vì vậy, tờ báo gọi Mỹ là "tội phạm hạt nhân" và yêu cầu nước này "từ bỏ tham vọng hạt nhân trước các nước khác".
"Washington luôn có tham vọng điên cuồng thống trị thế giới bằng ưu thế tuyệt đối từ hạt nhân. Nếu Mỹ chọn từ bỏ vũ khí hạt nhân thì vấn đề phi hạt nhân hóa trên thế giới sẽ dễ dàng được giải quyết" - tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên nhấn mạnh.
Gần đây, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng nước Mỹ cần mở rộng và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân vì các nước khác cũng đang làm như vậy. Tuy nhiên, trong cuộc họp với các thống đốc và thị trưởng ở Nhà Trắng, ông Trump lại nói rằng nếu những nước khác từ bỏ phát triển hạt nhân, Mỹ cũng sẽ nối gót "trong vòng 2 phút".
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Han Tae-song. Ảnh: Reuters
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Han Tae-song. Ảnh: Reuters 
Trong một diễn biến khác, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Giải trừ quân bị tổ chức ở Geneva - Thụy Sĩ ngày 27-2, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha nói các lệnh trừng phạt nhắm vào Triều Tiên là để gây áp lực buộc nước này từ bỏ tham vọng hạt nhân.
"Thông điệp nhất quán của chúng tôi là Triều Tiên phải có quyết định đúng đắn. Và nếu điều này xảy ra, chúng tôi sẵn sàng hợp tác để đưa Triều Tiên tới một tương lai tươi sáng và thịnh vượng" - bà Kang khẳng định.
Đáp lại, đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Han Tae-song khẳng định lệnh trừng phạt không có tác dụng và nói các kế hoạch nối lại hoạt động tập trận chung giữa Seoul và Washington sẽ gây tổn hại "đến tiến trình tích cực của việc cải thiện quan hệ liên Triều". "Mỹ nên hiểu rằng lệnh trừng phạt và áp lực sẽ không đe dọa được Triều Tiên và cũng không bao giờ có tác dụng" - ông Han cảnh báo.
Đại sứ Triều Tiên kêu gọi chính quyền ông Trump "dừng tất cả mọi hành động khiêu khích khiến căng thẳng leo thang, bao gồm việc triển khai vũ khí hạt nhân xung quanh bán đảo Triều Tiên" cũng như các cuộc tập trận chung.
Trước yêu cầu của Bình Nhưỡng, đại sứ giải trừ quân bị Mỹ Robert Wood trả lời rằng Washington sẽ không bao giờ công nhận Triều Tiên là quốc gia vũ khí hạt nhân. "Vì vậy họ nên ngừng yêu cầu này lại. Điều đó sẽ không xảy ra" - ông Wood xác nhận.

“Xuống nước” với Hàn Quốc, Triều Tiên vẫn bị Mỹ trừng phạt

(Kiến Thức) - Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố lệnh trừng phạt mới nhắm vào các cá nhân và thực thể được cho là có mối quan hệ với chính phủ Triều Tiên. Được biết, hai công ty có trụ sở tại Trung Quốc nằm trong danh sách trừng phạt mới này.

Theo Sputnik dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ ngày 24/1 thông báo, 9 thể chế và 16 cá nhân bị trừng phạt do có mối quan hệ với Triều Tiên.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Washington tiếp tục xử phạt các công ty thương mại, dầu mỏ,…đã cung cấp “nguồn sống” cho Triều Tiên để Bình Nhưỡng theo đuổi tham vọng hạt nhân và có những hành động gây bất ổn cho khu vực.

Kinh ngạc cuộc sống thường nhật ở Tây Đức năm 1949

(Kiến Thức) - Tây Đức là tên thường dùng để chỉ Cộng hòa Liên bang Đức trong thời kỳ từ khi được thành lập vào tháng 5/1949 đến khi tái thống nhất nước Đức vào ngày 3/10/1990. Bộ ảnh màu dưới đây phần nào tái hiện cuộc sống nơi đây năm 1949.

Những bức ảnh màu dưới đây đã tái hiện sinh động cuộc sống thường nhật ở Tây Đức sau khi nơi này được thành lập vào năm 1949. Ảnh: Khu chợ Wiesbaden. (Nguồn ảnh: Vintag)
Những bức ảnh màu dưới đây đã tái hiện sinh động cuộc sống thường nhật ở Tây Đức sau khi nơi này được thành lập vào năm 1949. Ảnh: Khu chợ Wiesbaden. (Nguồn ảnh: Vintag)

Tòa nhà 1590 ở Idstein, Tây Đức, trong bức ảnh chụp năm 1949.
Tòa nhà 1590 ở Idstein, Tây Đức, trong bức ảnh chụp năm 1949.

Những ngôi nhà nằm dọc sông Neckar.
Những ngôi nhà nằm dọc sông Neckar.
Cảnh vắng vẻ trên đoạn đường cao tốc Karlsruhe-Frankfurt.
Cảnh vắng vẻ trên đoạn đường cao tốc Karlsruhe-Frankfurt.

Nghĩa trang trong Rừng Đen ở Tây Đức nhìn từ trên cao năm 1949.
Nghĩa trang trong Rừng Đen ở Tây Đức nhìn từ trên cao năm 1949.

Tòa thị chính ở thành phố Stuttgart của nước Đức hàng chục năm về trước, nó bị tàn phá nặng nề trong Thế chiến thứ 2 và đang chờ được trùng tu lại.
Tòa thị chính ở thành phố Stuttgart của nước Đức hàng chục năm về trước, nó bị tàn phá nặng nề trong Thế chiến thứ 2 và đang chờ được trùng tu lại.

Khu phố Drosselgasse nổi tiếng với những tiệm rượu ở thị trấn Rüdesheim am Rhein.
Khu phố Drosselgasse nổi tiếng với những tiệm rượu ở thị trấn Rüdesheim am Rhein.

Những chiếc ô tô xếp hàng dài bên lề đường ở Frankfurt năm 1949.
Những chiếc ô tô xếp hàng dài bên lề đường ở Frankfurt năm 1949.

Trường Đại học Heidelberg, được thành lập năm 1386, là một trường đại học nghiên cứu nằm ở thành phố đại học Heidelberg, Baden-Württemberg, Cộng hoà Liên bang Đức.
Trường Đại học Heidelberg, được thành lập năm 1386, là một trường đại học nghiên cứu nằm ở thành phố đại học Heidelberg, Baden-Württemberg, Cộng hoà Liên bang Đức.

Người đàn ông đánh xe bò trên con đường làng tại một địa điểm ở Đức hàng chục năm về trước.
 Người đàn ông đánh xe bò trên con đường làng tại một địa điểm ở Đức hàng chục năm về trước.

Địa điểm giặt giũ công cộng trên sông ở Mainz.
 Địa điểm giặt giũ công cộng trên sông ở Mainz.

Nhà ga xe lửa Rüdesheim khá vắng vẻ năm 1949.
 Nhà ga xe lửa Rüdesheim khá vắng vẻ năm 1949.

Một góc phố ở thị trấn Eppstein nhiều năm về trước.
 Một góc phố ở thị trấn Eppstein nhiều năm về trước.

Bức ảnh chụp một hướng dẫn viên tại lâu đài Heidelberg nổi tiếng ở Đức.
Bức ảnh chụp một hướng dẫn viên tại lâu đài Heidelberg nổi tiếng ở Đức.