Bất ngờ cách khỉ đột "đưa tang" đồng loại đã qua đời

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu khoa học quan sát thấy khỉ đột tập trung quanh xác đồng loại, bày tỏ sự tiếc thương với cái chết của người thân, giống như cách của con người bày tỏ lòng thương tiếc với người đã mất.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Rwanda và Cộng hòa Congo, châu Phi, khỉ đột được phát hiện cũng có những hành động tiếc thương đồng loại, giống như con người.
Bat ngo cach khi dot
 

Như vậy, con người không còn là động vật duy nhất trên Trái đất biết tiếc thương người thân quá cố. Tờ Daily Star đăng tải, các nhà khoa học quan sát thấy khỉ đột tập trung quanh xác đồng loại, ngồi im lặng bày tỏ sự tiếc thương và nhiều con còn đánh hơi, chải chuốt và trêu đùa với xác đồng loại.
Con khỉ đột ở bên xác chết đồng loại lâu nhất chính là con có mối quan hệ gần gũi nhất.

Mời quý vị xem video: Loài khỉ được coi là hiện thân của loài quỷ dữ

Khỉ đột là một trong những loài vượn gần với con người nhất, với chuỗi ADN giống con người từ 95 đến 99%. Chúng cũng nhận biết được cái chết của đồng loại và tỏ lòng tiếc thương.
Khỉ đột là một chi linh trưởng thuộc họ người, động vật ăn cỏ sống trong rừng rậm châu Phi, là giống lớn nhất trong bộ linh trưởng còn tồn tại. Khỉ đột được chia thành hai loài. Chúng có họ hàng rất gần gũi với con người chỉ sau 2 loài tinh tinh.
Cho đến gần đây, khỉ đột được coi là một loài duy nhất, với ba phân loài: khỉ đột đồng bằng phía tây, khỉ đột đồng bằng phía đông và khỉ đột núi. Hiện nay có hai loài khỉ đột với mỗi loài hai phân loài. Các loài và phân loài khác nhau phát triển từ một loài khỉ đột duy nhất vào kỷ băng hà.

Bò sữa chán đời, mặc đàn quạ làm vương làm tướng

(Kiến Thức) - Rất có thể đàn quạ gáy xám tiếp cận bò sữa chán đời để nhổ lông làm tổ. Quạ là động vật thông minh, hành vi nhổ lông những loài động vật ăn cỏ hiền lành để làm tổ của quạ gáy xám đã được ghi nhận không chỉ một lần.

Mới đây, tại một nông trại thuộc tỉnh Van, Thổ Nhĩ Kỳ, một nhiếp ảnh gia đã ghi lại được hình ảnh ấn tượng khi một con bò sữa chán đời, nằm thừ ra phơi nắng, để đàn quạ gáy xám muốn làm gì thì làm.
Bo sua chan doi, mac dan qua lam vuong lam tuong
 

Sự thực "choáng" về cây mật nhân quý hiếm mọc nhiều ở VN

(Kiến Thức) - Cây mật nhân còn được gọi là cây bá bệnh, bách bệnh, bách bịnh hay mật nhơn. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, mọc ở vùng núi đá vôi Quảng Ninh nhưng nhiều nhất ở Tây Nguyên và miền Trung.
 

Su thuc
 Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia. Đây là một loài cây bản địa của Malaysia. Ảnh: thaoduocquy.
Su thuc
 Trên thế giới, cây mật nhân phân bố ở Indonesia, Thái Lan, Lào và Ấn Độ. Ảnh: tieudungvne.
Su thuc
 Tại Việt Nam, cây mật nhân phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, mọc ở vùng núi đá vôi Quảng Ninh nhưng nhiều nhất ở Tây Nguyên và miền Trung. Ảnh: nld.
Su thuc
 Cây mật nhân có chiều cao tối đa khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn, hoa màu đỏ nâu, mọc thành chùm. Quả có hình trứng, hơi dẹt. Ảnh: quabieudacsan.
Su thuc
 Mỗi cây mật nhân chỉ ra một loại hoa đực hoặc hoa cái. Ảnh: tamminhduong.
Su thuc
 Tất cả các bộ phận của cây mật nhân đều được dùng làm thuốc, trong đó rễ củ chứa hàm lượng dược liệu cao nhất. Ảnh: tuelinh.
Su thuc
 Trên thế giới, loài cây quý hiếm này được sử dụng rộng rãi dưới dạng thực phẩm bổ sung và nước uống. Ảnh: namlimxanh.

Mời quý vị xem video: Người có bệnh gan nên tìm ngay những cây thuốc này. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc