Bật mí khẩu súng trường đầu tiên Việt Nam sản xuất loạt

(Kiến Thức) - Trong giai đoạn 1961-1965, nhà máy Z1 đã sản xuất hàng loạt thành công gần 6.000 khẩu súng trường CKC.

Ít ai biết rằng, ngay từ những năm 1960, công nghiệp quốc phòng Việt Nam non trẻ khi đó đã sản xuất thành công hàng nghìn khẩu súng trường CKC cùng đạn dược để trang bị cho các đơn vị trong toàn quân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bat mi khau sung truong dau tien Viet Nam san xuat loat
 Lực lượng dân quân tự vệ thực hành bắn súng trường CKC.
Theo cuốn Lịch sử Kĩ thuật Quân sự, “…Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành kỹ thuật quân sự từ năm 1961-1965 là sản xuất một số súng bộ binh, chủ yếu là súng CKC và đạn K56. Được sự giúp đỡ của các nước bạn về trang bị, tài liệu, kĩ năng công nghệ và cơ cấu sản xuất, nhà máy Z1 đã lắp đặt dây chuyền sản xuất súng trường CKC, công suất đạn 20.000 khẩu/năm. Năm 1962, nhà máy đã sản xuất thử 200 khẩu. Đến hè 1963, nhà máy sản xuất lô “0” với 2.000 khẩu CKC và bắt đầu sản xuất đại trà. Tính đến năm 1965, Z1 đã sản xuất được 5.786 khẩu”.
CKC là cách gọi của Việt Nam dành cho khẩu súng trường huyền thoại Liên Xô SKS (viết tắt của "Самозарядный карабин системы Симонова" trong tiếng Nga, nghĩa là Súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov) bắn đạn cỡ 7,62x39 mm (chung cỡ đạn với súng trường AK-47 và trung liên RPD).
Súng trường CKC được nhà thiết kế người Liên xô Sergei Gavrilovich Simonov sáng chế trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Các tài liệu ghi nhận, CKC được cung cấp cho Việt Nam từ năm 1960.
CKC có tổng trọng lượng 3,85kg, dài tổng thể 1,02m với chiều dài nòng 520mm, cơ cấu hoạt động sử dụng sử dụng nguyên tắc trích khí từ phát bắn trước. Theo đó, khi xạ thủ bắn phát đầu tiên, viên đạn đi qua nòng súng kèm khí đẩy của thuốc phóng, sẽ có một bộ phận trích khí sử dụng khí thuốc đẩy lùi bệ khóa nòng giúp đưa viên đạn thứ 2 lên nòng, và chỉ cần nháy cò để thực hiện phát bắn tiếp theo, thay vì phải kéo bệ khóa nòng như các súng trường bắn phát một.
Bat mi khau sung truong dau tien Viet Nam san xuat loat-Hinh-2
 Chiến sĩ quân giải phóng dùng súng CKC bắn máy bay trực thăng.
Súng trường CKC dùng hộp tiếp đạn 10 viên cỡ 7,6x39mm, tuy nhiên việc nạp đạn khá “vất vả” khi xạ thủ phải mở hộp tiếp đạn gắn cố định vào thân súng để nhét kẹp đạn vào. Đây cũng là một trong những nhược điểm lớn nhất của CKC khiến tốc độ bắn của súng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Mẫu súng trường bán tự động này chỉ đạt tốc độ bắn 35-40 phát/phút, tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng, viên đạn được bắn đi triệt để nên đạn đạo chính xác hơn so với AK-47, cho phép tiêu diệt mục tiêu hiệu quả với tầm bắn từ 100-1.000 m. Súng cũng có thể trang bị ống ngắm quang học tăng tầm hoạt động và độ chính xác của súng.
Súng được đánh giá là rất dễ sử dụng, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt (lạnh giá, ẩm ướt, khô nóng của sa mạc…). Khi cần, CKC có thể biến thành “cây thương” khi gắn lưỡi lê vào để đánh giáp la cà.
Cũng trong thời kỳ này, nghành công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam cũng thực hiện việc cải tiến khẩu tiểu liên K50 được Trung Quốc viện trợ (sao chép khẩu PPSh-41 Liên Xô). Việc này nhằm phục vụ yêu cầu giữ bí mật nguồn cung vũ khí vào miền Nam.
Cụ thể, ta đã thay vỏ bọc mới, thay báng gỗ bằng báng rút bằng thép để cải tiến cho K50 có hình dạng tương tự tiểu liên MAT-49 của Pháp. Tính đến năm 1968, trên 10.000 khẩu K50 được cải tiến và đưa vào chi viện cho miền Nam (tài liệu phương Tây gọi khẩu súng cải tiến này là K50M). Súng PPSh-41/K50 dùng cỡ đạn 7,62x25mm, tốc độ bắn 900/700 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 150-250m.

Lai lịch súng “lạ” sẽ diễu binh kỷ niệm chiến thắng ĐBP

(Kiến Thức) - Súng tiểu liên vốn cùng người lính Việt Nam chiến thắng Thực dân Pháp, nay sẽ lại xuất hiện trong lễ diễu binh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trong những ngày gần đây, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam được giao nhiệm vụ thực hiện cuộc diễu binh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954-7/5/2014) đang miệt mài trên thao trường huấn luyện diễu binh.
Theo các hình ảnh được báo Quân đội Nhân dân đăng tải, trong cuộc diễu binh bộ đội Việt Nam sẽ cầm trên tay khẩu súng tiểu liên K43 (cách gọi của Việt Nam với khẩu PPS-43 Liên Xô) để tái hiện không khí hào hùng 60 năm trước.

Khám phá kho súng máy của bộ đội Việt Nam (kỳ 1)

(Kiến Thức) - Chủng loại súng máy cấp phân đội của Việt Nam khá phong phú, chủ yếu đến từ Nga và các nước phương Tây.

Trung liên RPD

Súng máy RPD (Ruchnoy Pulemet Degtyarova- Trung liên Degtyarov) là một trong những khẩu súng đầu tiên sử dụng loại đạn mới 7,62x39mm. RPD bắt đầu được phát triển từ giữa năm 1944 và là vũ khí tiêu chuẩn cấp tiểu đội trong Quân đội Liên Xô từ đầu những năm 1950 đến những năm 1960, sau đó được thay thế bởi trung liên RPK – mặc dù sau đó đã có những phản hồi rằng đó là một sai lầm (!)

Tất tần tật dàn súng diễu binh ở Điện Biên Phủ

(Kiến Thức) - Đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi xuất hiện cùng lúc nhiều chủng loại súng bộ binh nhất trong diễu binh của các Lực lượng Vũ trang Việt Nam.