Bật mí kế hoạch đào tạo chiến binh mạng của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc coi an ninh mạng ngang hàng với an ninh quốc gia và một cuộc chiến Trung-Mỹ, nếu xảy ra, sẽ có nhiều “trận đánh sinh tử” trong không gian mạng.

Việc Trung Quốc làm chủ chiến tranh không gian mạng đã được Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Đại tướng Joseph Dunford nêu bật trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tuần trước. Tướng Dunford cũng nêu đích danh Trung Quốc là mối đe dọa an ninh lớn nhất trong tương lai đối với nước Mỹ.
Bat mi ke hoach dao tao chien binh mang cua Trung Quoc
 Một đơn vị tác chiến không gian mạng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ảnh: Digital Trends
Các vụ tin tặc nghiêm trọng trong những năm gần đây đã chứng tỏ khả năng ngày càng tăng của Trung Quốc trong chiến tranh không gian mạng. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã công bố kế hoạch tăng cường gấp bội sự thống trị của nước này trong lĩnh vực không gian mạng.
Chính phủ Trung Quốc coi an ninh mạng ngang hàng với an ninh quốc gia. Nhà nước, xã hội, cơ sở hạ tầng và an ninh cá nhân đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các “sự cố” trong lĩnh vực không gian mạng. Một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, nếu xảy ra, sẽ có nhiều “trận đánh sinh tử” trong không gian mạng.
Để giành thắng lợi trong cuộc chiến cam go này, Trung Quốc cần có nhiều chiến binh mạng được đào tạo bài bản.
Theo “Báo cáo An ninh Internet: Nửa đầu năm 2017” của Tencent, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chuyên gia về an ninh mạng. Trong vài năm qua, các trường đại học của Trung Quốc chỉ đào tạo được khoảng 30.000 chuyên gia ngành không gian mạng, trong khi nhu cầu hiện tại đã tăng lên trên 700.000 người và dự báo sẽ lên con số 1.4 triệu vào năm 2020.
Để thu hẹp khoảng cách rất lớn này, chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch. Ngày 15/8/2017, Tập đoàn Không gian mạng Trung ương và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã đưa ra một nghị định chung chính thức hóa một bộ quy tắc về việc xây dựng các trường an ninh mạng thượng hạng.
Trong 10 năm tới, kế hoạch này nhằm thiết lập 4-6 trường an ninh mạng hàng đầu thế giới ở các trường đại học Trung Quốc, làm cơ sở đào tạo cho các chiến binh trên mạng. Các trường đại học chủ quản phải đáp ứng các tiêu chí nhất định, trước khi họ có thể nộp đơn xin hỗ trợ của nhà nước.
Trong khi việc tuyển dụng thường diễn ra tại các giảng đường đại học hoặc các cuộc thi về tin tặc, một số cơ sở đào tạo như Đại học Xidian đã mở rộng mạng lưới săn lùng tài năng tới các trường trung học để tìm kiếm ứng cử viên có triển vọng.
Sau khi hoàn thành ba năm học, các chiến binh không gian mạng sẽ được làm việc trong môi trường công ty một năm để tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đây được gọi là "Kế hoạch 3 + 1". Những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc sẽ được nhận vào làm việc cho Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược, một chi nhánh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phụ trách chiến tranh không gian mạng, điện tử và không gian vũ trụ.
Mặc dù chương trình đào tạo của Bắc Kinh chưa phải là hoàn hảo, chính phủ Trung Quốc - hợp tác với các trường đại học, các tập đoàn và quân đội - đang chủ động cải tiến và chuẩn bị cơ sở đào tạo một đội quân đông đảo các chiến binh không gian mạng.
Trong thời gian sắp tới, năng lực chiến tranh mạng của Trung Quốc sẽ tăng trưởng đáng kể và sẽ đem ra được “thử nghiệm” với các cơ sở hạ tầng của nước ngoài, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mạng thực sự trong tương lai.

Hé lộ cách Triều Tiên trở thành siêu cường chiến tranh mạng

(Kiến Thức) - Tuy là một trong những quốc gia bị cô lập nhất trên thế giới, nhưng Triều Tiên được cho là có tiềm lực thực sự về tấn công mạng.

Triều Tiên là siêu cường tác chiến mạng?
Năm 2013, hơn 30.000 máy tính của các ngân hàng và đài truyền hình Hàn Quốc cũng bị tấn công xóa dữ liệu. Hàng loạt máy rút tiền và hệ thống ngân hàng điện tử ngừng hoạt động. Các nhà nghiên cứu an ninh mạng tin rằng, Triều Tiên đã gây ra vụ việc.
Mới đây, hệ thống mạng nội bộ của Sony Pictures đã bị tấn công và gần như sập hoàn toàn. Mặc dù Triều Tiên đã phủ nhận việc đứng đằng sau cuộc tấn công kể trên. Tuy nhiên, Washington vẫn cho rằng Bình Nhưỡng chính là nghi phạm.

Tổng thống đắc cử Donald Trump làm đảo lộn quan hệ Mỹ-Trung?

(Kiến Thức) - Quan hệ Mỹ-Trung có nguy cơ bị đảo lộn sau một cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump với người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan Thái Anh Văn.

Nhà phân tích Philipp Bilsky - tác giả bài bình luận sau đây đăng trên Deutsche Welle ngày 4/12 – cho rằng qua động thái này, ông Donald Trump đã tái khẳng định danh tiếng của mình là “một đối thủ không thể đoán trước”.