Bắt giam hot Facebooker Đặng Như Quỳnh

Có hành vi đăng tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến cá nhân khác, Đặng Như Quỳnh bị Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an bắt giam.

Ngày 13-4, theo nguồn tin, Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa ra bắt tạm giam đối với Đặng Như Quỳnh (là "KOL" nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook) về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bat giam hot Facebooker Dang Nhu Quynh

Bị can Đặng Như Quỳnh thời điểm chưa bị khởi tố - Ảnh: Facebook

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam một số bị can là "đại gia" về chứng khoán, bất động sản như: Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC; ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh… Sau đó, trên trang Facebook bị can Đặng Như Quỳnh xuất hiện một số bài đăng với nội dung liên quan đến một số doanh nhân gây xôn xao thị trường tài chính, chứng khoán.

Sau đó, những bài đăng này đã được xoá khỏi trang Facebook của bị can này.

Đáng chú ý đây không phải lần đầu tiên bị can Đặng Như Quỳnh bị xử lý. Trước đó, ngày 25-3 vừa qua, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) đã mời bị can này lên làm việc để làm rõ về hành vi đăng thông tin vi phạm pháp luật.

Cơ quan chức năng xác định từ tháng 2-2020 đến nay, Facebook Đặng Như Quỳnh đã đăng tải gần 300 bài viết liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước. Do tin thường được đưa ra sớm hơn thông tin công bố chính thức của Bộ Y tế và trung bình mỗi bài viết có từ vài trăm đến hàng ngàn lượt thích, chia sẻ, bình luận, KOL này đã trở thành "điểm nóng", nguồn phát tán thông tin thất thiệt thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trên mạng xã hội thời gian qua.

Tại cơ quan điều tra, Đặng Như Quỳnh khai nhận đã thu thập thông tin "nóng" về tình hình dịch bệnh Covid-19 từ nhiều nguồn chưa được kiểm chứng, sau đó, chỉnh sửa, lồng ghép quan điểm cá nhân tạo thành tin thất thiệt. Ngoài ra, một số bài viết kèm theo hình ảnh văn bản của cơ quan chức năng khi chưa được công bố chính thức về thông tin người nhiễm hoặc cần đưa vào diện cách ly làm ảnh hưởng đến công tác chủ động phòng chống dịch bệnh tại một số địa phương, khiến người dân hoang mang phải sơ tán, chuyển chỗ ở, tích trữ lương thực, gây mất an ninh trật tự.

A05 sau đó đã buộc Đặng Như Quỳnh phải gỡ bỏ 216 bài viết với nội dung thông tin chưa được kiểm chứng và bài viết có chứa bình luận với nội dung xuyên tạc, đưa tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

Cựu chủ tịch Tổng Công ty VEC bị bắt giam

Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tuấn Anh, cựu chủ tịch HĐTV và nhiều bị can khác nguyên là lãnh đạo Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.

Ngày 15-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đang thụ lý điều tra vụ việc sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (Tổng Công ty VEC), Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan.

Vụ án này đang được điều tra ở giai đoạn 2, sau khi giai đoạn 1 kết thúc với việc hàng loạt bị can đã bị đưa ra xét xử trước đó.

Vì sao đại gia Nguyễn Phương Hằng bị bắt theo Điều 331?

Chiều 24/3, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. VKSND cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này.

Nhục mạ, vu khống nhiều người

Bất ngờ với nguồn gốc thật sự của kỳ lân

Kỳ lân được cho là một con vật hư cấu, bước ra từ thần thoại. Loài vật này vốn được cho là lấy cảm hứng từ một số loài động vật ngoài đời thực.

Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan

Kỳ lân là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng nhất, thường được miêu tả là một con ngựa trắng với chiếc sừng xoắn ốc mọc trên đầu. Thật không khó để tưởng tượng nó là một con ngựa có sừng. Vậy, huyền thoại về kỳ lân bắt nguồn từ đâu? Nguồn: Anna Orsulakova/Getty Images. 

Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan-Hinh-2

Hình ảnh giống kỳ lân có từ nền Văn minh Thung lũng Indus (khoảng 3300 TCN đến 1300 TCN) ở Nam Á, bao gồm các phần của Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ ngày nay. Tuy nhiên, theo Bảo tàng St.Neots (Anh), những hình ảnh này có khả năng là mô tả của loài aurochs (Bos primigenius), một loài bò hoang dã hiện đã tuyệt chủng. Nguồn: Kênh 14. 

Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan-Hinh-3

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, có một số ghi chép của người Trung Quốc miêu tả về kỳ lân châu Á có niên đại khoảng 2.700 năm trước Công nguyên. Nguồn: Kênh 14. 

Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan-Hinh-4

"Kỳ lân" dường như là sự kết hợp của các loài động vật khác nhau, trong đó có cơ thể của một con hươu, đuôi của một con bò, một bộ lông nhiều màu hoặc có vảy giống như rồng và một chiếc sừng. Kỳ lân được miêu tả là loài sinh vật sống đơn độc. Nguồn: Kênh 14. 

Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan-Hinh-5
Polo, nhà thám hiểm người Ý nhận thấy những câu chuyện về kỳ lân không hoàn toàn khớp với thực tế khi ông đi du lịch qua châu Á. Ông mô tả sinh vật này có một chiếc sừng lớn, màu đen; có bộ lông trâu; và bàn chân như một con voi. Nguồn: Kienthuckhoahoc.
Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan-Hinh-6
Vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên Ctesias, một bác sĩ và nhà sử học, đã viết lại những câu chuyện của những du khách Ấn Độ và mô tả những con ngựa có kích thước như "con lừa hoang dã" với thân hình trắng, mắt xanh, đầu đỏ và một chiếc sừng nhiều màu, dài khoảng 1,5 feet (0,5 mét). Nguồn: Kênh 14. 
Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan-Hinh-7
Một số dịch giả đã dịch sai các tài liệu biến những con kỳ lân từ loài động vật đơn thuần thành sinh vật bước ra từ thần thoại. Kỳ lân do đó đã trở thành một con vật trong Kinh thánh gắn liền với chúa Giê-su và là biểu tượng của sự thuần khiết. Nguồn: Kênh 14. 
Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan-Hinh-8

Theo AMNH, vào thời Trung cổ, các thương nhân đã mang ngà của kỳ lân biển (Monodon monoceros ) đến các thị trường châu Âu và bán chúng như sừng "kỳ lân". Kỳ lân biển là loài cá voi có răng đến từ Bắc Cực. Theo Trung tâm khoa học Địa cực của Đại học Washington, kỳ lân biển đực sở hữu một chiếc răng dài từ 6,6 đến 9,8 feet (2 đến 3 m) giống như một chiếc sừng. Nguồn: Ohay.TV. 

Bat ngo voi nguon goc that su cua ky lan-Hinh-9
 
Cũng theo AMNH, người châu Âu không có mô tả nhất quán về sừng kỳ lân trông như thế nào trước khi ngà kỳ lân biển được mua bán. Tuy nhiên, nó được mô tả là dài, trắng và có hình xoắn ốc, giống như ngà kỳ lân biển. Những chiếc ngà đã giúp củng cố niềm tin của mọi người về kỳ lân thần thoại. Nguồn: Soha.