(Kiến Thức) - Những con cá vàng ở Tây Úc bị đột biến trở nên to gấp 10 lần kích cỡ bình thường, có chiều dài 1m và nặng tới 8kg.
Xem clip: Bắt được cá vàng đột biến khổng lồ
Tiến sĩ David Morgan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản tại Đại học Murdoch, cho biết: "Thực tế mọi người vẫn nuôi thủy sản trong khu vực này. Họ không nhận thức được sự nguy hiểm của loài cá vàng đột biến. Chúng có thể gây hại cho hệ sinh thái". Hơn nữa, những loài cá đột biến còn có thể mang đến những ký sinh trùng lạ, những mầm bệnh lạ cho các loài cá khác, ví dụ như trùng mỏ neo gây tác hại ghê gớm".
(Kiến Thức) - Những hình ảnh đẹp và chất lượng về bề mặt sao Hỏa do camera có độ phân giải cao HiRISE chụp gửi về Trái đất vừa được NASA công bố.
Vào mùa xuân, nhiệt độ trên sao Hỏa tăng lên, đốt nóng carbon dioxide rắn, hay còn gọi là băng khô khiến chúng thăng hoa trực tiếp thành hơi, từ đó tạo thành hình ảnh giống như trong hình.
Hình ảnh nhìn giống như một con rắn bơi qua lưu vực tác động Hellas của sao Hỏa này thực chất là một cồn cát, hình thành khi gió thổi về một hướng trong một thời gian dài.
Nguyên nhân khiến cho bề mặt trong khu vực Gordii của sao Hỏa bị nứt như răng cưa trong hình vẫn chưa được tìm ra.
Bí ẩn về các rãnh ở bên trái của bức hình là đề tài tranh cãi của nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà khoa học nghi ngờ các vết rãnh hình thành từ dòng nước chảy của carbon dioxide lỏng.
Các kênh rãnh trong hình rộng từ 1-10m, nằm ở một trong những hố va chạm lớn nhất trong Hệ Mặt trời, được gọi là lưu vực tác động Hellas.
Kết cấu bề mặt khu vực miệng núi lửa Palos ở gần xích đạo của sao Hỏa. Các nhà khoa học cho rằng miệng núi lửa Palos từng có một hồ nước, sau đó, nước tháo cạn dần về phía bắc.
Hình ảnh các lớp đá được xếp chồng lên nhau như cầu thang này là ở khu vực Samara Valles, một trong những hệ thống thung lũng cổ dài nhất trên sao Hỏa.
Đây là góc chụp một khu vực nổi tiếng trên sao Hỏa, gọi là Aureum Chaos. Địa hình răng cưa cho thấy bằng chứng của các kênh rạch và sự xói mòn hình thành từ các trận lũ lụt khổng lồ trong quá khứ.
Khu vực góc dưới bên trái của hình ảnh này là nơi mà robot tự hành Spirit của NASA từng hạ cánh thám hiểm bề mặt sao Hỏa vào năm 2004.
Hình ảnh các cồn cát trong khu vực Noachis Terra, phía nam sao Hỏa. Các cồn cát có kích thước và hình dạng khác nhau là do sự thay đổi của hướng gió và lực gió theo từng thời điểm.
Sườn dốc của một miệng núi lửa, nằm trên vực Valles Marineris - hẻm núi dài 4000 km trên sao Hỏa. Hẻm núi có thể nhìn thấy rõ từ không gian, trải dài trên đường xích đạo của sao Hỏa.
Arabia Terra, vùng cao nguyên phía bắc trên sao Hỏa được cho là một trong những khu vực địa hình lâu đời nhất trên sao Hỏa. Đây là hình ảnh cho thấy một phần của vùng cao nguyên Arabia Terra.
Các nhà địa chất cho rằng kết cấu địa hình này hình thành khi nham thạch trong khu vực nhanh chóng bị làm lạnh bất thường do lũ lụt.
Hình ảnh đẹp khó tin về một miệng núi lửa trên sao Hỏa.
(Kiến Thức) - Những động vật này không hề sợ người, ngược lại còn ngang nhiên nhảy bổ lên lưỡi câu của cần thủ cướp mồi trắng trợn.
Mèo ranh mãnh cướp mồi trắng trợn từ cần thủ. Con vật lợi dụng lúc người câu cá sơ hở, không đề phòng thì chạy ra, nhảy bổ lên không trung tóm gọn cá cho vào miệng.
Người đi câu ở Australia đang vui mừng vì câu được một con cá lớn thì bất ngờ một con cá mập lao vọt lên trên mặt nước, ăn cắp con cá của cần thủ một cách thần tốc.
Cần thủ Huntley đang nhấc bổng con cá hồi vừa câu được lên thì đại bàng hói láu cá lao vội xuống từ trên không trung, lấy trộm con mồi trắng trợn.
Một nhóm cần thủ ở Townsville, Queensland, Australia vô cùng kinh ngạc khi một con cá sấu nổi lên và trộm lấy con mồi trên dây câu của họ.
Một trường hợp khác cá mập cướp mồi trắng trợn từ lưỡi câu của một cần thủ ở Florida, Mỹ.
Cá mập là kẻ thù đáng gờm với cần thủ. Nó cướp mồi nhanh như chớp khiến người đi câu không kịp trở tay.
Con cá mú nghệ khổng lồ bất ngờ chộp lấy con con cá mập vừa trúng lưỡi câu của cần thủ.
Cần thủ sốc khi cá mập trâu mắt trắng nhảy lên khỏi mặt nước cướp cá trắng trợn.
Trong lúc đang đi câu ở Kaiteriteri, New Zealand, một cần thủ bất ngờ chứng kiến cảnh tượng khó tin, một con cá mập to nhảy bổ lên cướp con cá mập vừa cắn câu của anh ta.
Cần thủ chắc mẩm câu được con cá to nhưng khi nhấc cần câu lên thì không ngờ một con trăn lớn đang cố gắng xơi tái con mồi.