Bắt 4 đối tượng, thu hồi hơn 483.000 mặt hàng giả ở Nghệ An

Công an tỉnh Nghệ An vừa bắt 4 đối tượng, thu giữ hơn 483.000 sản phẩm dầu gội, kem đánh răng, nước xả vải không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Ngày 27/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu – Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về hành vi buôn bán hàng giả.

Theo đó, các đối tượng bị bắt, gồm: Phạm Thị Sáng (SN 1962, trú tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội); Nguyễn Thị Dung (SN 1977), Phạm Thị Phương (SN 1975), Hoàng Văn Thái (SN 1991) – cùng trú tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

l3.jpg
Các đối tượng bị bắt giữ.

Qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu phát hiện một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn Nghệ An có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động buôn bán hàng giả, hàng nhái, nên đã xác lập chuyên án để đấu tranh.

Sau một thời gian điều tra, lực lượng chức năng đã tiến hành khám xét xe ô tô tải do Nhữ Văn H. (SN 1994, trú tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) điều khiển. Qua đó, phát hiện gần 480.000 sản phẩm dầu gội, kem đánh răng, nước xả vải không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Tổng giá trị lô hàng được xác định là hơn 523 triệu đồng.

l2.jpg
Lực lượng Công an kiểm đếm tang vật.

Khám xét nơi ở của Nguyễn Thị Dung, lực lượng chức năng thu giữ thêm 3.356 gói dầu gội đầu giả mạo các nhãn hiệu lớn. Tại nhà Phạm Thị Phương, phát hiện và thu giữ 300 gói nước xả vải giả.

Làm việc với cơ quan Công an, Nhữ Văn H. khai nhận toàn bộ số hàng hóa trên do các đối tượng Dung, Phương, Thái thuê vận chuyển từ Hà Nội về xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu để tiêu thụ.

Kết quả điều tra bước đầu xác định, Phạm Thị Sáng là đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây. Số hàng giả được Sáng mua lại từ các đầu nậu tại một số tỉnh phía Bắc, sau đó bán lại cho các đối tượng Dung, Phương, Thái để kiếm lời.

Hiện, vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục điều tra, làm rõ.

Khởi tố nữ chủ xưởng sản xuất hàng loạt đồ ăn vặt giả

Lương Thị Hằng đã mua máy móc, thiết bị, sản xuất, đóng gói nhiều sản phẩm là đồ ăn vặt để bán ra thị trường nhằm mục đích kiếm lời.

Ngày 25/5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi trú và Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Lương Thị Hằng (SN 1977, trú tại phường Tân Mỹ, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm", quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự.

hang-gia-7634-4240.jpg
Cơ quan Công an đọc các quyết định tố tụng đối với Lương Thị Hằng.

Công an Hải Dương giữ trăm mặt hàng nghi buôn lậu, hàng giả

Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra, phát hiện 5 vụ, thu giữ 130 mặt hàng có dấu hiệu buôn lậu, sản xuất, mua bán hàng giả, có thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm…

Ngày 22/5, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, từ ngày 15/5 đến ngày 15/6/2025, Công an tỉnh Hải Dương mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

22.jpg
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường kiểm đếm các sản phẩm có dấu hiệu hàng giả bị đơn vị thu giữ trong cao điểm​.

Lãnh đạo Cục ATTP "tiếp tay" sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả

5 lãnh đạo, cán bộ Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế thông đồng với "sếp lớn" Công ty MegaPhaco, MeDiusa sản xuất thực phẩm chức năng giả với số lượng lớn, thu lời bất chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân.

Chiều 13/5, Bộ Công an thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn, khám xét đối với 5 đối tượng thuộc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế liên quan vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

99999.jpg
Các bị can vừa bị khởi tố