Bão số 8 áp sát đất liền Hà Tĩnh - Quảng Trị

Bão số 8 chỉ còn cách đất liền 100 km và duy trì vận tốc 15-20 km/h. Hình thái này đi vào các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị trong trưa hoặc chiều nay, 25/10.

Rạng sáng 24/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 8 đang cách đất liền Hà Tĩnh - Quảng Trị 100 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11. So với 6 giờ trước đó, bão giảm một cấp.
Vùng bán kính 150 km từ tâm bão có thể chịu sức gió mạnh từ cấp 6, giật cấp 8 trở lên.
Ngày và đêm nay, bão đi theo hướng tây với vận tốc 15-20 km/h và di chuyển vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Với vận tốc này, bão có khả năng đổ bộ trong trưa hoặc chiều nay (25/10).
Sau đó, hình thái này suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi thành vùng áp thấp. Sáng 26/10, trung tâm vùng áp thấp ở khu vực trung Lào. Sức gió dưới cấp 6.
Bao so 8 ap sat dat lien Ha Tinh - Quang Tri
Bão số 8 chuẩn bị đổ bộ đất liền, trong khi áp thấp nhiệt đới ở miền trung Philippines đã mạnh thành bão và sắp di chuyển vào Biển Đông. Ảnh: NCHMF. 
Từ nay đến ngày 26/10, hoàn lưu của bão gây ra đợt mưa ở Trung Bộ. Các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế ghi nhận lượng mưa phổ biến 50-150 mm/đợt, có nơi trên 200 mm.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông từ vĩ tuyến 15,5 đến 20 độ vĩ bắc và phía tây kinh tuyến 112,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu, thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Ảnh hưởng của bão, vùng biển vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh.
Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết áp thấp nhiệt đới ở phía đông miền Trung Philippines đã mạnh thành bão. Tên quốc tế là Molave.
Lúc 1h ngày 25/10, tâm bão cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 350 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.
Trong 24 giờ tới, bão đi theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20 km/h và tiếp tục mạnh thêm. Rạng sáng 26/10, tâm bão ở trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11.
Sau đó, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, vận tốc 20-25 km/h và đi vào Biển Đông. Lúc này, bão có khả năng mạnh thêm. Rạng sáng 27/10, tâm bão cách đảo Song Tử Tây khoảng 390 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 12.
Bão sẽ giữ nguyên hướng đi, vận tốc và có khả năng mạnh thêm trong những giờ sau.

Lời thật người trong tâm lũ về bánh chưng cứu trợ

Người dân thật sự cần quần áo, sách vở, đồ ăn khô còn bánh chưng dễ hỏng, đường vận chuyển trắc trở khi tới tay người dân thì khó dùng được.

Người dân vùng lũ cần gì nhất?

Ngày 23/10/2020, trao đổi với Đất Việt, bà Hồ Thị Thu Nhường - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa - Quảng Trị cho biết, trong những ngày qua có nhiều đoàn từ thiện đến địa phương phát đồ cứu trợ cho người dân vùng lũ.

"Đây là lòng hảo tâm của đồng bào nên mọi tấm lòng đều rất đáng quý. Các đoàn từ thiện mang theo nhiều đồ cứu trợ phát cho người dân, trong những ngày vừa qua có cả bánh chưng. Hội cũng nhận được một số quà từ thiện bánh chưng nhưng vẫn còn đang tập kết tại trụ sở của hội từ ngày hôm trước" - bà Nhường cho hay.

Theo bà Nhường, đặc điểm địa hình huyện Hướng Hóa là đồi núi, khi có lũ xảy ra nhiều tuyến đường bị sạt nở, việc tiếp cận địa bàn hết sức khó khăn. Có những nơi, phải mất nhiều ngày liền mới có thể vào đường.

Những chiếc bánh thiu bị vứt bỏ ở vệ đường (Ảnh TN).

"Khi đi phát lương thực, thực phẩm trong những vùng này thì đồ ăn chín nhưng bánh chưng không hợp bởi có thể khi tới tay người dân thì bánh đã bị hỏng. Lô bánh chưng mà Hội nhận được chưa kiểm tra nên chưa rõ có hỏng hay không, đến mai trước khi đi phát kiểm tra kỹ lại thì mới biết được. Còn nhiều đơn vị phát có nói chuyện lại với tôi bánh chưng từ thiện bị hỏng rất nhiều" - bà Hường chia sẻ.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa thành thật tâm sự: "Người dân vùng lũ rất khó khăn, khi thiên tai xảy ra luôn cần sự vào cuộc hỗ trợ từ đồng bào trên cả nước. Sau khi lũ rút, người dân cần nhất là quần áo, sách vở cho học sinh, các loại thuốc chữa các bệnh thiết yếu như cảm sốt, tiêu chảy, gạo và đồ ăn khô".

Thông qua báo Đất Việt, bà Nhường bày tỏ sự cảm ơn tới những người có lòng tốt cứu trợ người dân vùng lũ.

Tuy nhiên, bà Nhường cũng mong muốn mọi người lưu ý, nghiên cứu xem người dân vùng lũ thiết thực cần gì trong lúc này để món quà cứu trợ càng tăng thêm phần ý nghĩa, tránh trường hợp "không nhận cũng phản cảm mà nhận thì chẳng biết dùng vào việc gì hay không còn dùng được nữa".

Của cho không bằng cách cho!

Một điều khác mà Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa cũng mong muốn người đến địa bàn làm từ thiện là cần nghiên cứu kỹ cách từ thiện, phát quà cho người dân.

"Từ trước đến nay, mỗi khi có lũ lụt xảy ra, các đoàn từ thiện đến địa phương cứu trợ không ít. Nhưng đều xảy ra một tình trạng chung là có người dân nhận được rất nhiều đồ hỗ trợ nhưng cũng có người lại chẳng nhận được phần hỗ trợ nào hoặc đồ cứu trợ được đoàn từ thiện phát đến tay không đúng đối tượng, người không thực sự cần thì lại nhận được" - bà Nhường nói.

Nhóm trao quà ném thùng mì tôm cho người dân.

Bà Nhường cho hay, nguyên nhân này bắt nguồn từ việc cứu trợ tự phát của các đoàn. Khi thấy người dân vùng lũ gặp khó khăn thì tới địa phương làm từ thiện mà không thông qua các tổ chức đoàn, hội hay quản lý cơ sở. Có thể, những cấp này không trực tiếp cùng đoàn cứu trợ đó đi phát cho người dân được nhưng sẽ cập nhật danh sách, thông tin để đoàn cứu trợ phát quà tới tay đối tượng thực sự cần.

Bên cạnh đó, việc phát quà cứu trợ bà con vùng lũ là một hình ảnh đẹp, thể hiện tính nhân văn, truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc nhưng một số trường hợp lại đang gây phản cảm, làm méo đi hình ảnh tốt đẹp đó khi cách cho không hợp lý.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa ví dụ có những đoàn cứu trợ tự thuê phương tiện di chuyển trên nước lũ, đúng trên thuyền ném quà từ thiện cho người dân. Có phần quà thì được "ném" tới tay người dân, có phần quà thì "ném" giữa dòng nước buộc người dân phải bơi ra nhận.

"Điều này rất nguy hiểm, người dân bơi ra dòng nước lũ nhận quà như thế có thể bị cuốn đi bất cứ lúc nào. Khi ấy, mình cứu họ nhưng thực chất là đang đưa họ vào tình huống nguy hiểm. Vì vậy, tôi hy vọng các đoàn cứu trợ hãy lưu ý nhiều hơn. Biết rằng, việc cứu trợ là điều tốt, trân quý nhưng sẽ càng trân quý hơn nếu cứu trợ đúng cách và thực hiện tận tình nhất" - bà Nhường bày tỏ.

Bão số 8 hướng vào miền Trung: Nguy cơ mất an toàn rất cao

(Kiến Thức) - Sáng 21/10, cơn bão số 8 đi vào Biển Đông. Lúc 8h bão cách quần đảo Hoàng Sa 680km, cường độ hiện ở cấp 8-9, giật cấp 11. Dù hiện nay bão vẫn ở cách xa đất liền nhưng nếu không chủ động các phương án có nguy cơ mất an toàn rất cao.

Sáng ngày 21/10, Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức Hội nghị chỉ đạo ứng phó với bão và mưa lũ các tỉnh miền Trung.

Bão số 8 mạnh thêm cách quần đảo Hoàng Sa 360km, hướng vào Nghệ An - Quảng Trị

Bão số 8 tăng cấp với sức gió mạnh nhất giật cấp 14, cách quần đảo Hoàng Sa 360km về phía Đông, đang di chuyển hướng vào vùng biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị.
 
 

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hồi 13h ngày 22/10, bão số 8 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 200km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 13h ngày 23/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 14.

Bao so 8 manh them cach quan dao Hoang Sa 360km, huong vao Nghe An - Quang Tri
Trong 24 giờ tới, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. (Ảnh: NCHMF)