Lời thật người trong tâm lũ về bánh chưng cứu trợ

Người dân thật sự cần quần áo, sách vở, đồ ăn khô còn bánh chưng dễ hỏng, đường vận chuyển trắc trở khi tới tay người dân thì khó dùng được.

Người dân vùng lũ cần gì nhất?

Ngày 23/10/2020, trao đổi với Đất Việt, bà Hồ Thị Thu Nhường - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa - Quảng Trị cho biết, trong những ngày qua có nhiều đoàn từ thiện đến địa phương phát đồ cứu trợ cho người dân vùng lũ.

"Đây là lòng hảo tâm của đồng bào nên mọi tấm lòng đều rất đáng quý. Các đoàn từ thiện mang theo nhiều đồ cứu trợ phát cho người dân, trong những ngày vừa qua có cả bánh chưng. Hội cũng nhận được một số quà từ thiện bánh chưng nhưng vẫn còn đang tập kết tại trụ sở của hội từ ngày hôm trước" - bà Nhường cho hay.

Theo bà Nhường, đặc điểm địa hình huyện Hướng Hóa là đồi núi, khi có lũ xảy ra nhiều tuyến đường bị sạt nở, việc tiếp cận địa bàn hết sức khó khăn. Có những nơi, phải mất nhiều ngày liền mới có thể vào đường.

Lời thật người trong tâm lũ về bánh chưng cứu trợ ảnh 1
Những chiếc bánh thiu bị vứt bỏ ở vệ đường (Ảnh TN).

"Khi đi phát lương thực, thực phẩm trong những vùng này thì đồ ăn chín nhưng bánh chưng không hợp bởi có thể khi tới tay người dân thì bánh đã bị hỏng. Lô bánh chưng mà Hội nhận được chưa kiểm tra nên chưa rõ có hỏng hay không, đến mai trước khi đi phát kiểm tra kỹ lại thì mới biết được. Còn nhiều đơn vị phát có nói chuyện lại với tôi bánh chưng từ thiện bị hỏng rất nhiều" - bà Hường chia sẻ.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa thành thật tâm sự: "Người dân vùng lũ rất khó khăn, khi thiên tai xảy ra luôn cần sự vào cuộc hỗ trợ từ đồng bào trên cả nước. Sau khi lũ rút, người dân cần nhất là quần áo, sách vở cho học sinh, các loại thuốc chữa các bệnh thiết yếu như cảm sốt, tiêu chảy, gạo và đồ ăn khô".

Thông qua báo Đất Việt, bà Nhường bày tỏ sự cảm ơn tới những người có lòng tốt cứu trợ người dân vùng lũ.

Tuy nhiên, bà Nhường cũng mong muốn mọi người lưu ý, nghiên cứu xem người dân vùng lũ thiết thực cần gì trong lúc này để món quà cứu trợ càng tăng thêm phần ý nghĩa, tránh trường hợp "không nhận cũng phản cảm mà nhận thì chẳng biết dùng vào việc gì hay không còn dùng được nữa".

Của cho không bằng cách cho!

Một điều khác mà Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa cũng mong muốn người đến địa bàn làm từ thiện là cần nghiên cứu kỹ cách từ thiện, phát quà cho người dân.

"Từ trước đến nay, mỗi khi có lũ lụt xảy ra, các đoàn từ thiện đến địa phương cứu trợ không ít. Nhưng đều xảy ra một tình trạng chung là có người dân nhận được rất nhiều đồ hỗ trợ nhưng cũng có người lại chẳng nhận được phần hỗ trợ nào hoặc đồ cứu trợ được đoàn từ thiện phát đến tay không đúng đối tượng, người không thực sự cần thì lại nhận được" - bà Nhường nói.

Lời thật người trong tâm lũ về bánh chưng cứu trợ ảnh 2
Nhóm trao quà ném thùng mì tôm cho người dân.

Bà Nhường cho hay, nguyên nhân này bắt nguồn từ việc cứu trợ tự phát của các đoàn. Khi thấy người dân vùng lũ gặp khó khăn thì tới địa phương làm từ thiện mà không thông qua các tổ chức đoàn, hội hay quản lý cơ sở. Có thể, những cấp này không trực tiếp cùng đoàn cứu trợ đó đi phát cho người dân được nhưng sẽ cập nhật danh sách, thông tin để đoàn cứu trợ phát quà tới tay đối tượng thực sự cần.

Bên cạnh đó, việc phát quà cứu trợ bà con vùng lũ là một hình ảnh đẹp, thể hiện tính nhân văn, truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc nhưng một số trường hợp lại đang gây phản cảm, làm méo đi hình ảnh tốt đẹp đó khi cách cho không hợp lý.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa ví dụ có những đoàn cứu trợ tự thuê phương tiện di chuyển trên nước lũ, đúng trên thuyền ném quà từ thiện cho người dân. Có phần quà thì được "ném" tới tay người dân, có phần quà thì "ném" giữa dòng nước buộc người dân phải bơi ra nhận.

"Điều này rất nguy hiểm, người dân bơi ra dòng nước lũ nhận quà như thế có thể bị cuốn đi bất cứ lúc nào. Khi ấy, mình cứu họ nhưng thực chất là đang đưa họ vào tình huống nguy hiểm. Vì vậy, tôi hy vọng các đoàn cứu trợ hãy lưu ý nhiều hơn. Biết rằng, việc cứu trợ là điều tốt, trân quý nhưng sẽ càng trân quý hơn nếu cứu trợ đúng cách và thực hiện tận tình nhất" - bà Nhường bày tỏ.

Tướng Lê Chiêm lên tiếng về phát ngôn “cán bộ chia lương khô cứu trợ“

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết tình trạng “cán bộ chia nhau lương khô cứu trợ làm quà" từng được phát hiện trước đây chứ không phải thực tế đang xảy ra ở Quảng Trị.

Trong cuộc làm việc của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình với tỉnh Quảng Trị ngày 22/10, thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đề cập đến việc “cán bộ cấp cơ sở chia nhau lương khô cứu trợ làm quà”, đồng thời nhắc nhở, lưu ý địa phương không được để xảy ra hiện tượng này.

Bão số 8 mạnh lên cấp 13

Bão số 8 mạnh lên cấp 13 sau nhiều giờ ít dịch chuyển. Ngày 25/10, tâm bão nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

 Trưa 23/10, tâm bão số 8 cách quần đảo Hoàng Sa 300 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15. So với 6 giờ trước đó, bão mạnh lên một cấp sau 3 giờ ít dịch chuyển.

Vùng bán kính 260 km từ tâm bão có thể chịu sức gió mạnh từ cấp 6, giật cấp 8 trở lên. Trong khi các khu vực nằm trong bán kính 160 km hứng chịu gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 trở lên.

Trong 24 giờ tới, bão đi theo hướng tây, vận tốc 10-15 km/h. Sáng 24/10, tâm bão nằm ngay trên vùng biển phía tây bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, bão giảm cường độ xuống cấp 11-12, giật cấp 14. 

Sau đó, bão giữ nguyên hướng đi, tăng tốc lên 15-20 km/h. Trưa 25/10, tâm bão nằm ngày trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị với sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.

Bão sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng tây trong những giờ tiếp theo và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới rồi thành vùng áp thấp.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm trên Biển Đông nằm từ vĩ tuyến 15 đến 20 độ vĩ bắc và từ kinh tuyến 109 đến 117,5 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Hiện, khu vực bắc Biển Đông có mưa bão. Gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 13, giật cấp 15. Sóng biển cao 6-8 m, biển động dữ dội.

Video: Chiến sĩ ở Quảng Trị hát khi cứu trợ người dân

Dù đang phải lội trong dòng nước lũ chảy mạnh để đưa người dân thoát khỏi vùng nguy hiểm, các chiến sĩ thuộc lực lượng cứu hộ, cứu nạn ở Quảng Trị vẫn vui vẻ ca hát.

>>> Mời quý độc giả theo dõi video Chiến sĩ ở Quảng Trị hát khi cứu trợ người dân