Bão số 14 giật cấp 11 sẽ đổ bộ Phú Yên - Khánh Hòa sáng 19/11

(Kiến Thức) - Cơn bão số 14 giật cấp 11 được dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Bà Rịa -Vũng Tàu vào sáng 19/11.

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vào lúc 20h tối 18/11, vị trí tâm bão cơn bão số 14 (tên quốc tế là KIROGI) ở vị trí 11,60N-111,90E; cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận – Bình Thuận khoảng 300km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h.
Bao so 14 giat cap 11 se do bo Phu Yen - Khanh Hoa sang ngay 19/11
 Hướng di chuyển của cơn bão số 14.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc, với tốc độ di chuyển hiện tại, nhiều khả năng 6-6h30 sáng mai (19/11), bão số 14 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12, kèm theo mưa lớn.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đề nghị tỉnh Khánh Hòa đặc biệt lưu ý các giải pháp hướng dẫn người dân đảm bảo an toàn tính mạng. Đồng thời theo dõi chặt chẽ, có các giải pháp sẵn sàng khắc phục sự cố nếu có tại hồ thuỷ lợi Đá Bạc.
Trước đó, vào lúc 5 giờ chiều 18/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão số 14 tại cảng cá Đá Bạc (Cam Ranh, Khánh Hoà).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo công tác ứng phó bão số 14 tại tỉnh Khánh Hoà, chỉ đạo địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm từ cơn bão số 12, thực hiện nghiêm lệnh cấm biển. Sơ tán triệt để người dân ra khỏi các khu vực lồng bè nuôi trồng thuỷ sản nguy hiểm. Bố trí lực lượng canh giữ, bảo đảm an toàn tài sản cho bà con.
Ngay sau khi kết thúc cuộc họp tại tỉnh Khánh Hoà, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng di chuyển đến tỉnh Ninh Thuận, một trong 3 địa phương dự kiến bão số 14 sẽ đổ bộ.
Trên toàn tỉnh Ninh Thuận có 679 tàu thuyền với 5.275 lao động đang hoạt động trên biển đã liên lạc được, 1.972 chiếc đang neo đậu tại các bến, cảng.
Ban quản lý các cảng cá đã tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền; kịp thời hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại các khu neo đậu tránh, trú bão ven biển, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh cũng cho biết, rút kinh nghiệm từ công tác ứng phó với cơn bão số 12, Ninh Thuận huy động cả hệ thống chính trị tập trung ứng phó với cơn bão số 14.

Dự kiến số hộ dân tại các vùng thấp, trũng, cửa sông, cửa biển, vùng có nguy cơ ngập lụt cao phải sơ tán là 6.089 hộ/28.872 nhân khẩu. Ninh Thuận đã sơ tán 3.141 hộ/13.289 người. Đã có 3.039 căn nhà được chằng chống.
Hiện, các tỉnh ven biển có nguy cơ ảnh hưởng của bão (từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng) và các bộ ngành đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển.

Siêu bão Haiyan "tan" thành áp thấp nhiệt đới

(Kiến Thức) - Đến 10h, bão Haiyan chính thức thành áp thấp nhiệt đới có tâm ở vùng núi Đông Bắc bộ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 7 – 9, trên các trạm đảo đã có gió giật mạnh cấp 11 - 13. Ở các tỉnh Bắc Bộ mưa đang tăng dần, một số nơi đã có mưa to như Bạch Long Vĩ 127mm... Các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh đang có mưa rất to, có nơi gió giật cấp 9 – 10.

Hồi 22h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Nam Định khoảng 150km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km/h), giật cấp 13, cấp 14.

Thầy Văn Như Cương trong ký ức học trò trường Lương Thế Vinh

(Kiến Thức) - Những bức ảnh về cuộc đời của thầy Văn Như Cương đã được trưng bày tại buổi triển lãm "Dấu ấn" của trường THPT Lương Thế Vinh.

Thay Van Nhu Cuong trong ky uc hoc tro truong Luong The Vinh
Hướng tới kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 18/11, Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã tổ chức buổi Lễ tri ân mang tên “Dấu ấn”. Đặc biệt, đây là ngày 20/11 đầu tiên trong 27 năm qua, trường không còn sự xuất hiện của thầy giáo Văn Như Cương.  Để tưởng nhớ thầy và thể hiện tấm lòng yêu thương của mình, các em học sinh đã tự tổ chức buổi triển lãm về cuộc đời và những dấu ấn về thầy Cương. 

TP.HCM: Mưa giông sấm sét kinh hoàng, cây ngã đè nhà dân trước bão số 14

(Kiến Thức) - Khi tâm bão số 14 còn cách đất liền hơn 300 km, khắp miền Đông Nam Bộ đã có mưa rất lớn, kèm theo dông lốc, sấm sét dữ dội.

TP.HCM: Mua giong sam set kinh hoang, cay nga de nha dan truoc bao so 14
  Nhiều nơi ở TP.HCM đã bị thiệt hại trong cơn mưa bão này. Đến hơn 20h tối nay (18/11), hiện trường hàng loạt cây xanh ngã đổ ở nhiều phường trên địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang được phong tỏa. Tại căn hộ trên đường Linh Trung, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, nhà chức trách đã di dời người dân đến nơi an toàn sau sự cố 2 cây xanh bật gốc, ngã đổ vào nhà.