Bạo loạn ở Ba Lan giống với Maidan ở Ukraine?

(Kiến Thức) - Ba Lan ủng hộ Maidan ở Ukraine nhưng lại không chịu thả tự do cho những người biểu tình với khẩu hiệu giống Maidan ở Warsaw.

Cuộc bạo loạn gần đây tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, nơi 200 người đã bị bắt giữ và hàng chực người bị thương, đã không được so sánh trên báo giới chính thống phương Tây với vụ đụng độ đẫm máu mang tên khởi nghĩa Maidan tại Ukraine. Những kẻ tham gia bạo loạn chỉ được coi gần như là những tay hooligan. Tuy nhiên, chiến lược và khẩu hiệu của cái gọi là “người biểu tình trong hòa bình” tại Kiev và những kẻ hooligan ở Warsaw đều rất giống nhau. 
Từ tháng 11/2013 đến tháng 12/2014, Warsaw đã ủng hộ 100% những hành động bạo lực của những tay “phiến quân đường phố” tại Maidan và chỉ trích cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich vì bắt giữ bọn chúng. Nhưng kì lạ là chính quyền Ba Lan lại không chịu thả những kẻ tham gia vào một cuộc bạo động ít bạo lực hơn nhiều tại thủ đô nước này.
Ngay cả những trò đùa thô tục của người tham gia tại 2 cuộc biểu tình cũng tương tự như nhau. Mùa đông năm 2013 ở Kiev, những người biểu tình khởi động bằng cách vừa nhảy vừa hô: “Nếu bạn không nhảy, bạn là người Nga”. Ở Warsaw, những người ủng hộ độc lập cũng nói to: “Nếu bạn không nhảy, bạn là kẻ quái đản”. 
Sự phân biệt chủng tộc và căm ghét đối với các nhóm người thiểu số đều dễ nhận thấy ở Kiev và Warsaw, nhưng các tờ báo chính thống của cả Ba Lan và phương Tây nhìn chung đều bỏ qua điều này trong khi cuộc bạo loạn Maidan diễn ra.
Người biểu tình ở đảng cánh hữu mang tư tưởng dân tộc cực đoan
 Người biểu tình ở đảng cánh hữu mang tư tưởng dân tộc cực đoan
Thực tế, cuộc bạo động trong ngày Quốc khánh của Ba Lan cho thấy điều mà nhiều người Ba Lan coi là mối đe dọa thật sự tới nền độc lập của họ. Đó không phải là Nga, phía mà báo giới Ba Lan muốn chỉ trích, mà là EU. 
Điều này đã được làm rõ trong bài phát biểu của ông Juliusz Dzerzawski trước 40.000 người, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình, và là ứng cử viên thay thế cho vị trí Thị trưởng Warsaw của Đảng Phong trào Nhân dân. 
Trong đó ông Juliusz Dzerzawski nói về cựu Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, người mà nhờ vào quan điểm chống Nga của mình, đã được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Hội đồng châu Âu năm 2014, như sau: “Người đã góp công nhiều hơn bất kì ai vào sự phụ thuộc của Ba Lan vào Brussels, người này có cái chức ngồi không ăn lương ở Brussels. Với hắn ta, đó là một thỏa thuận tốt, nhưng với đất nước Ba Lan thì không”.
Tình hình ở Warsaw là sự hỗn tạp của nhiều hiện tượng xã hội tại Ba Lan, điều mà báo chí phương Tây không muốn nhắc tới. Có yếu tố được lấy cảm hứng từ Maidan, có chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ba Lan, và cả sự chán chường với sự phụ thuộc đầy tiêu cực của nên kinh tế Ba Lan với chính quyền EU.
Người biểu tình ở Warsaw.
 Người biểu tình ở Warsaw.
Không hề trùng hợp khi đảng Phong trào Nhân dân chống EU, một trong những bên tổ chức cuộc biểu tình , là một trong những đảng phát triển nhanh nhất ở Ba Lan, thu hút cả người già và người trẻ. Ông Janusz Korwin-Mikke, người lãnh đạo 72 tuổi của Liên minh Chính trị Đích thực (một trong những chi nhánh của đảng Phong trào Nhân dân) đã được bầu vào Nghị viện Châu Âu và đại diện cho Ba Lan. Thành công của ông là hiện tượng lớn nhất trong cuộc bầu cử này và quan điểm chống EU của ông thậm chí còn dẫn đến một vài bài viết cảnh báo trên các tờ báo của EU.
Chắc chắn có điều gì đó không đúng trong chính sách của EU với Ba Lan và đặc biệt là với Ukraine. Một mặt, Ba Lan lặp lại những sai lầm đầy giả dối của Liên hiệp Anh năm 2011, khi mà chính phủ Anh ủng hộ cuộc “Cách mạng Twitter” tại Ai Cập – chỉ cho đến khi chứng kiến cuộc bạo động được tổ chức qua Twitter tại London hồi tháng 8/2011. Khi những người biểu tình bị bắt ở London, nhiều người trong số họ không hiểu vì sao chính phủ Anh lại bắt giữ họ vì điều mà trước đó chính phủ đã ủng hộ tại Ai Cập.
Khá dễ hiểu khi truyền thông Ba Lan tìm thấy “dấu vết của Moscow” sau vụ bạo loạn tại nước này. Ngoại trưởng Nga tuyên bố chỉ trích sự kiện tại Warsaw là dấu hiệu của “sự mềm yếu trước chủ nghĩa dân tộc hung hăng” – những tuyên bố như vậy không bao giờ được báo chí chính thống Ba Lan tiếp nhận đầy đủ. 
Xu hướng cáo buộc nước Nga sẽ còn tiếp diễn. Như mọi khi, hậu quả của nó sẽ là sự miễn trừng phạt đối với những tuyên bố chống Nga và thuyết âm mưu đầy vô lý. Hậu quả tự nhiên thứ 2 sau sự miễn trừng phạt sẽ là không có những cải cách và thiếu bàn luận về vấn đề chính – sự phụ thuộc tiêu cực của Ba Lan vào EU và Mỹ. Sau cùng, không phải Nga mà chính EU đã làm suy yếu những nước thành viên của mình.

Báo Mỹ: Washington có cơ hội tiếp cận quân cảng Cam Ranh?

(Kiến Thức) - Tờ báo trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định: Nếu Việt Nam cho phép Hải quân Mỹ tiếp cận quân cảng Cam Ranh - đó sẽ là bước tiến lớn hơn trong mối quan hệ quân sự giữa hai nước.

Tờ Stars and Stripes trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đăng tải bài viết của tác giả Erik Slavin nhận định: mặc dù chưa rõ liệu các lực lượng Mỹ có thể sử dụng Cam Ranh, một cảng biển có giá trị bên Biển Đông hay không nhưng việc Việt Nam hoan nghênh các chuyến thăm của tàu chiến và máy bay Mỹ đang khiến khả năng đó tiến gần hơn tới hiện thực. 

Dưới đây là nội dung bài viết được Kiến Thức lược dịch:

Quan hệ Mỹ - Việt nồng ấm vì Trung Quốc hung hăng

Thủ đô Ba Lan chìm trong bạo loạn

(Kiến Thức) - Ít nhất 276 người bị bắt giữ, khoảng 50 người bị thương trong cuộc đụng độ giữa các nhóm chủ nghĩa dân tộc với cảnh sát ở thủ đô Ba Lan.

Hàng chục ngàn người đã tuần hành qua các con phố của Thủ đô Warsaw vào ngày 11/11 với sự tham gia của các thành viên nhóm chủ nghĩa dân tộc cực đoan như Radical Camp và All-Polish Youth. Trong lúc đi diễu hành, họ giương cao các lá cờ và ném pháo sáng ra ngoài đường. Kể từ năm 2008, các cuộc tuần hành ở thủ đô Warsaw thường vẫn diễn ra mỗi năm và kết thúc bằng những vụ đụng độ giữa các tổ chức đảng phái đối đầu.
Thu do Ba Lan chim trong bao loan
 Quang cảnh cuộc đụng độ bên ngoài sân vận động bóng đá quốc gia ở Warsaw ngày 11/11.

Trong năm nay, cuộc diễu hành cũng nhanh chóng biến thành cuộc xô xát bạo lực khi các thành viên của một nhóm tuần hành bất ngờ tách ra đi riêng khi họ băng qua cây cầu bắc ngang sông Vistula, tới bờ phía đông con sông gần sân vận động bóng đá quốc gia.

Bà Clinton “đá xoáy” Australia quá lệ thuộc TQ

Cựu Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Australia có thể mất sự toàn vẹn lãnh thổ về kinh tế và chính trị do chú trọng làm ăn với Trung Quốc.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ nhận định gì về quan hệ Australia - Trung Quốc?
Australia “chơi nước đôi, quá lệ thuộc vào “đối tác thương mại” Trung Quốc, trong khi lại kỳ vọng Mỹ bảo vệ trước Bắc Kinh càng ngày càng “hung hăng con bọ xít” ngược ngạo ở châu Á, cả về quân sự lẫn lãnh thổ.