Báo động tình trạng hổ dữ ngang nhiên bắt trộm bò ở Ấn Độ

Con hổ ngang nhiên lao ra bắt trộm bò của nông dân Ấn Độ trước sự chứng kiến của rất đông du khách. Địa điểm diễn ra vụ việc này chỉ nằm cách cổng làng khoảng vài chục mét.

Từ trước đến nay, rất nhiều nơi ở Ấn Độ luôn thờ phụng Thần Hổ. Chính vì vậy, cư dân địa phương không chỉ tôn thờ, mà còn nỗ lực bảo vệ loài mèo lớn này. Bên cạnh đó, việc các nhà chức trách mở dịch vụ “du lịch hoang dã” để tăng nguồn thu nhập đã khiến “chúa sơn lâm” ngày càng dạn dĩ với con người hơn.
Thế nhưng, chính điều này lại khiến những người nông dân sinh sống gần các khu bảo tồn động vật hoang dã liên tục mất gia súc. Thậm chí, có không ít trường hợp hổ mò vào làng để bắt trộm vật nuôi và cả con người.
Bao dong tinh trang ho du ngang nhien bat trom bo o An Do
Hổ săn trộm bò của nông dân ngay trước cổng làng. 
Trong đoạn video dưới đây, con hổ đã khiến nhiều người phải bất ngờ khi liều lĩnh săn trộm bò của nông dân trước sự chứng kiến của nhiều du khách. Đáng chú ý, vụ việc này diễn ra ở cách cổng một ngôi làng nằm gần vườn quốc gia Ranthambore thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ chỉ vài chục mét.
Điều này rất đáng báo động khi nó không chỉ gây ảnh hưởng đến kinh tế của người dân, mà còn có thể thay đổi tập quán của loài hổ. Bởi vì, chúng rất dễ bỏ qua việc săn các loài động vật hoang dã khác và chuyển sang bắt trộm gia súc của nông dân.
Video: Hổ dữ ngang nhiên bắt trộm bò trước mặt nhiều người. Nguồn: Feroz Shaikh.

Mô tả video


Clip: Hổ trắng bị ngỗng đuổi đánh và cái kết đầy hài hước

Bị con ngỗng xua đuổi, con hổ trắng cuống cuồng bỏ chạy khiến người xem vô cùng thích thú.

Cảnh tượng hài hước này được ghi lại tại công viên sinh thái Nông nghiệp Bảo Định ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Vì sao người Việt xưa tôn hổ làm bậc cha chú của mình?

Sự kính trọng mà người Việt xưa dành cho hổ đã ấy đã dẫn đến việc thờ thần Hổ. Sự thờ phụng này gắn với các truyền thuyết dân gian kỳ bí...

Vi sao nguoi Viet xua ton ho lam bac cha chu cua minh?
Mặc dù nhắc đến con hổ, nhiều người Việt thời nay sẽ nghĩ đến những vật phẩm xa xỉ như da hổ hay cao cổ cốt, nhưng người Việt xưa từng dành cho hổ sự kính trọng đặc biệt, đến mức coi hổ như bậc cha chú của mình.
Vi sao nguoi Viet xua ton ho lam bac cha chu cua minh?-Hinh-2
Vào thuở xa xưa đó, hầu hết lãnh thổ Việt Nam là rừng rậm, và chính là chúa tể thực sự của sinh cảnh này. Với sức mạnh vô biên kết hợp hài hòa với vẻ đẹp hình thể uyển chuyển và sự mềm mại, khéo léo, hổ đã được con người e sợ và ngưỡng mộ.