Bàng hoàng phát hiện thanh niên chết trên xe khách

(Kiến Thức) - Khi chiếc xe cập bến xe Miền Đông, mọi người hối hả bước xuống thì phát hiện hành khách nam gục trên ghế bất động...

Chiều nay, đội CSĐT tổng hợp Công an quận Bình Thạnh, TP HCM đang tiến hành khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Nguyễn Tuấn Anh (34 tuổi) trước khi giao cho gia đình đưa về quê ở tỉnh Bình Phước lo hậu sự.
Sáng cùng ngày, anh Tuấn Anh và người chị gái đón xe khách từ huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước để về TP HCM.
Bến xe Miền Đông, nơi phát hiện hành khách trên xe chết bất thường.
Bến xe Miền Đông, nơi phát hiện hành khách trên xe chết bất thường. 
"Suốt tuyến đường gần 100km, em trai tôi vẫn bình thường và còn nói chuyện với tôi khi đến địa phận TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương rồi mới dựa vào ghế ngủ...", chị gái anh Tuấn Anh cho biết.
Tuy nhiên khi xe cập bến xe Miền Đông (phường 26, quận Bình Thạnh) và mọi người hối hả xuống xe thì chị Tuấn Anh phát hiện em mình gục trên ghế, tay chân lạnh ngắt, bất động nên hốt hoảng kêu cứu. Khi kiểm tra thì phát hiện nạn nhân đã tử vong.

“Địa đạo Củ Chi” giữa Thủ đô

(Kiến Thức) - Khi mặt đường được nâng lên, hàng loạt nhà mặt tiền giữa Thủ đô biến thành "địa đạo Củ Chi", mưa lo bị ngập, nắng vẫn khó vào nhà.

Nhiều nhà mặt tiền phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội đang biến thành những cái hang bất đắc dĩ, cứ mưa là ngập...
Nhiều nhà mặt tiền phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội đang biến thành những cái hang bất đắc dĩ, cứ mưa là ngập...
... nắng không thể chiếu vào nhà...
... nắng không thể chiếu vào nhà...

Bi hài chuyện anh em chung vợ giữa đại ngàn Trường Sơn

(Kiến Thức) - Câu chuyện anh em ruột chung vợ, chị em ruột chung chồng đang là một dấu lặng của đồng bào dân tộc ít người ở huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế.

Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào người Ka Tu, Tà Ôi, Pa Kô, Vân Kiều ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) vẫn còn duy trì nhiều nét đẹp văn hoá của cha ông để lại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đại ngàn Trường Sơn xứ Huế vẫn còn nặng nề nhiều hủ tục trong ma chay cưới hỏi…

Chung vợ là chuyện bình thường
Đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) sinh sống giữa núi rừng Trường Sơn hùng vỹ, nơi không lãng mạn nên thơ như cảnh núi rừng ở Tây Bắc, cũng không ồn ào, mạnh mẽ như núi rừng Tây Nguyên nhưng vẫn có nhiều nét văn hoá mang tính chất đặc thù rất riêng.
Nhờ có sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền nên những năm gần đây, cuộc sống của họ đã và đang từng ngày được cải thiện. Tuy nhiên, trong ma chay, cưới hỏi còn nặng nề nhiều hủ tục. Câu chuyện về cảnh anh em ruột cùng lấy chung một người vợ đang là một dấu lặng buồn với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như chính quyền địa phương nơi đây.
Cuộc sống khó khăn của đồng bào Tà Ôi, Pa Kô, Tà Ôi ở huyện A Lưới
 
Cuộc sống khó khăn của đồng bào Tà Ôi, Pa Kô, Tà Ôi ở huyện A Lưới
Đang là mùa mưa nhưng chúng tôi vẫn được những chiến sỹ biên phòng A Đớt, thuộc huyện A Lưới dẫn đi thăm đồng bào dân tộc Tà Ôi và Pa Kô thuộc xã Đông Sơn. Đồng chí Trung uý Nguyễn Bá Truyền cho biết: “Ngày nay chuyện hai anh em lấy chung một vợ, hay hai chị em lấy chung một chồng nơi đây vẫn đang tồn tại khá nhiều. Chúng tôi đã có nhiều biện pháp, phương án để hạn chế tình trạng nói trên nhưng do nó đã ăn sâu vào ý thức của người dân nên cần phải có những khoảng thời gian nhất định.