Hà Nội bỏ quy định ra đường phải có lịch trực, lịch làm việc

Sau khi đưa vào áp dụng triển khai, chưa đầy 24h TP Hà Nội đã bỏ quy định người ra đường phải có "lịch trực, lịch làm việc" có xác nhận của UBND phường do tồn tại nhiều bất cập.

Sáng ngày 10/8, UBND Hà Nội thông báo về việc triển khai các chỉ đạo của UBND TP tại Công văn số 2562 ngày 7/8.
UBND TP Hà Nội thừa nhận sau khi ban hành, một số nội dung tại văn bản chưa được các cơ quan, đơn vị thống nhất cách hiểu dẫn đến còn lúng túng trong triển khai thực hiện, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cũng như yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Ha Noi bo quy dinh ra duong phai co lich truc, lich lam viec
Giấy đi đường kèm lịch làm việc, tồn tại nhiều bất cập. 
Vì vậy, TP Hà Nội cho phép người dân khi đi đường xuất trình giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) kèm theo Giấy đi đường trước đó (mẫu ban hành kèm theo Công văn số 2434 của UBND TP ngày 29/7).
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương trên địa bàn thành phố; cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn; các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thuộc thành phố: cấp Giấy đi đường và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch (Mục 2 và Mục 3 Công văn số 2562/UBND-KT ngày 7/8).
Các tập đoàn, tổng công ty; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố đã nêu tại Mục 5 của Công văn số 2562/UBND-KT ngày 07/8/2021: Người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường cho người lao động và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch.
UBND Hà Nội cũng yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tổng hợp danh sách người lao động của đơn vị cần lưu thông trên đường, kèm theo phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo các yêu cầu và quy định về phòng chống dịch và gửi đến UBND cấp phường, xã để được xác nhận.
UBND cấp phường, xã thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, theo hình thức trực tuyến, thư điện tử hoặc qua đường bưu điện, đảm bảo không tập trung đông người tại trụ sở.
Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép hoạt động, UBND cấp phường, xã cử cán bộ xuống làm việc trực tiếp để thống nhất phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và xác nhận danh sách người lao động cần lưu thông trên đường; làm cơ sở để, người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường.
UBND cấp quận, huyện, cấp phường, xã không được quy định phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ gây khó cho tổ chức, cá nhân. Trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và hậu kiểm, trường hợp có khó khăn vướng mắc cần kịp thời báo cáo UBND Thành phố để xem xét, chỉ đạo giải quyết.
>>> Mời quý độc giả xem video: Ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ Hà Nội

Nguồn: Pháp luật TP HCM


Vợ cũ Hoài Lâm nói gì khi bị nhắc nên tập bỏ bỉm cho 2 con?

Việc Bảo Ngọc - vợ cũ Hoài Lâm chuẩn bị đầy đủ tã cho hai con gái trong mùa giãn cách khi các bé đã khá lớn khiến cư dân mạng ngạc nhiên.

Sau khi ly hôn với Hoài Lâm, Bảo Ngọc làm mẹ đơn thân. Cô cũng tuyên bố không cần chồng cũ chu cấp tiền nuôi hai con.

Trong thời gian TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội, vợ cũ Hoài Lâm đã chuẩn bị đầu đủ tã và sữa cho hai con gái.

Tin giả “Bác sĩ Khoa”: Dấu hiệu “ổ nhóm” lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Vụ việc mạng xã hội xuất hiện tin giả “Bác sĩ Khoa rút ổng thở người nhà để nhường cho sản phụ”, dư luận nghi vấn nhóm “bác sĩ Khoa” dựng chuyện để lấy tiền người cả tin, có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo Tiền Phong, nhóm của "bác sĩ Khoa" với người có tên Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra.