Bà lang với bài thuốc “cải tử hoàn sinh“

(Kiến Thức) - Bằng bài thuốc gia truyền của dòng họ, bà Bùi Thị Tiến ở xóm Lồ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình có thể “cải tử hoàn sinh” cho những người bị hạch, ung thư phổi và cả xơ gan cổ trướng...

3 ngày học bốc thuốc

Lượn một vòng quanh xóm Lồ, chúng tôi dễ dàng nhận ra nhà bà Tiến vì xung quanh nhà đều thấy chất đống cây thuốc và la liệt những chiếc nong, nia phơi thuốc Nam.

Bà Tiến bộc bạch: "Cái nghề bốc thuốc của gia đình tôi lưu truyền đến nay tròn 8 đời. Ngày xưa, trong làng ngoài xóm có ai đau ốm đến kêu cứu thì các cụ lại ra tay lấy thuốc cứu người, khi chữa khỏi bệnh người ta tạ ơn bằng cách đem đến một cái vai lợn (đùi trước của con lợn), đùm xôi, con gà. Nhà nào nghèo thì chai rượu, gói thuốc lào. Thậm chí có nhà chỉ có rổ khoai lang luộc cùng với một nồi nước sôi để nguội mời thầy thuốc... Ấy vậy mà thấy rất vui, người nào cũng cười ra rả. Vui không chỉ vì thầy thuốc chữa được cho nhiều người mà vì cảm thấy được người dân tôn trọng, đi đến đâu cũng được bà con, hàng xóm tiếp đãi nồng hậu, ra đường từ người già đến trẻ nhỏ đều cúi đầu chào".
Bà Tiến trộn các loại thuốc với nhau.
 Bà Tiến trộn các loại thuốc với nhau.

Cũng chính vì phải giữ danh dự nghề thầy lang mà từ 8 đời nay trong dòng họ bà Tiến có một nguyên tắc chọn người kế nghiệp rất công phu, khắc nghiệt. Người kế nghiệp không kể con dâu, con trai, người trẻ hay già... Thầy lang sẽ chọn ra mười người trong dòng họ mà thầy ưng ý nhất, đó là những người sáng dạ, thông minh, nhanh nhẹn và là người điềm tĩnh, biết thương người. 

Mười người này sẽ được thầy gọi tập trung để dự một khóa học trong vòng ba ngày. Mỗi ngày, thầy sẽ dạy 2 - 3 bài thuốc, sau đó mười người này phải tự lên rừng tìm đủ mọi loại cây thuốc mà thầy đã dạy. Nếu ai tìm đúng, đủ và thông thạo cách trộn thuốc thì sẽ là người kế nghiệp thầy lang.  Theo đó, người này sẽ được thầy tiếp tục truyền dạy cho những kinh nghiệm bốc thuốc, kinh nghiệm đi rừng, vị trí phân bố của từng loại cây thuốc. Thậm chí, thầy lang còn dạy cả đạo đức người bốc thuốc là phải nhiệt tình với bà con, không được thấy người ta nghèo mà chê, chữa bệnh không nhiệt tình, thấy giầu mà tham...

Theo bà Tiến thì sau cuộc thi chớp nhoáng ba ngày, bà được chọn làm người kế nghiệp thầy lang của dòng họ, bà phải mất thêm mười năm nữa để tiếp tục học hỏi và nhớ được hàng trăm cây thuốc cũng như cách trộn, pha chế các loại cây thuốc với nhau để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

Câu chuyện của tôi và bà Tiến liên tục bị gián đoạn bởi những người đến xin thuốc. Bà lôi từ trong nhà ra những bao tải thuốc đã trộn sẵn để lấy cho khách. Tôi hỏi: “Bà có nhớ hết tên của từng cây thuốc không? Bà bảo: "Không!”?. Tôi cùng mấy người khách tròn mắt hỏi: "Không nhớ tên cây thuốc thì làm sao mà bốc thuốc được?". Bà nhoẻn miệng cười hiền: "Tên cây thuốc thì không nhớ hết được đâu, nhưng mà kiểu dáng cái cây đó và mùi vị của nó thì tôi có thể phân biệt được hết. Nếu không thì làm sao mà bốc thuốc được. Ví dụ bệnh phổi phải lấy những loại cây nào, hạch, gan phải lấy những loại cây nào thì tôi biết hết".

Thuốc gia truyền chữa được 3 loại bệnh

Vừa tiếp chuyện chúng tôi, chiếc điện thoại trên bàn của bà Tiến liên tục đổ chuông. Bà bảo: "Mỗi ngày có hàng chục tin nhắn của người dân bị bệnh gửi đến cảm ơn tôi, họ đều nói là bệnh đã khỏi hoặc đỡ hẳn, không còn đau đớn như trước đây nữa. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để bốc thuốc cứu người".

Bà Tiến cho biết: "Tôi không dám khẳng định bài thuốc của tôi chữa khỏi cho 100% các bệnh viêm phổi, ung thư phổi, hạch và xơ gan vì tôi không theo dõi hết được tất cả các bệnh nhân. Nhưng những người tìm đến với tôi đều là những người mắc bệnh hiểm nghèo, có người đang nằm chờ chết. Tôi trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho họ và thấy khỏi bệnh, có người sống thêm cả chục năm không thấy bệnh tái phát".

Bệnh nhân điển hình nhất mà bà Tiến đã từng chữa khỏi là ông Bùi Văn Phiền, ở cạnh nhà bà Tiến. Cách đây vài tháng, ông bị đau gan, bụng trướng lên như người chửa sắp đẻ, thấy vậy gia đình đưa ông đi bệnh viện khám. Các bác sĩ kết luận ông bị xơ gan giai đoạn cuối. Cách cầm cự duy nhất là đi bệnh viện hút dịch trong bụng ra rồi chờ ngày... chết. Ngoài ra, ông còn bị hạch. Không rõ đó là dịch hạch hay là u ác tính, nhưng khắp người bỗng dưng nổi những cục hạch to như cái chén uống ước, hạch mọc ở khuỷu tay, nách, cổ, háng. Những cái u này ngày càng phát triển to ra.

Vết sẹo chi chít trên người ông Phiền sau khi những u, hạch được chữa khỏi.
 Vết sẹo chi chít trên người ông Phiền sau khi những u, hạch được chữa khỏi.

Ông Phiền kể lại: "Sau khi đi bệnh viện về được gần một tháng thì bụng tôi trướng lên như bà chửa, người mệt rã rời, không ăn uống được gì. Tôi nghĩ nếu có cầm cự thì chỉ sống được gần một tháng nữa là kết thúc cuộc đời. 

Lúc đó vợ tôi đến nhờ bà Tiến bốc thuốc nam về chữa. Vợ tôi bắt tôi ngày ba lần uống thuốc chữa gan và hạch, ở ngoài lại phải bó một đống lá thuốc để chữa hạch. Chiều lòng vợ con, tôi uống chứ chẳng hy vọng sống được nữa. 

Tôi uống thuốc liên tục khoảng 1 tuần thì thấy đỡ đau gan và bụng không căng thêm nữa. Tôi dùng thuốc đến hết tháng thứ hai thì bụng xẹp dần và ăn được cơm, nhưng người vẫn mệt mỏi. Đến tháng thứ ba thì bụng tôi xẹp hẳn, các cơn đau giảm dần. Đến nay qua 5 tháng dùng thuốc tôi không còn đau bụng nữa. 

Còn bệnh hạch thì sau khi đắp thuốc khoảng 2 tháng các hạch bị thối ra và chuyển thành dạng mủ. Mỗi một nhọt sau khi vỡ chảy mủ đến cả tháng rồi mới khỏi hẳn. Đến nay trên người tôi chỉ còn một cái hạch vừa mới vỡ ra, chắc khoảng một tháng nữa thì sẽ lành hẳn".

Ông Phiền không giấu nổi niềm vui khi từ cõi chết trở về, ông cởi phăng chiếc áo khoác phanh người cho chúng tôi xem. Những vết sẹo lỗ chỗ khắp người có mới có cũ, da hồng hào, mắt trắng chứ không vàng như mấy tháng trước đây.

Nói về bí quyết chữa các loại bệnh hiểm nghèo, bà Tiến tiết lộ: "Trong số hàng trăm cây thuốc nam, mỗi cây có một tác dụng khác nhau. Có một số loại cây thuốc không thể thiếu trong trị bệnh hiểm nghèo, từ ung thư phổi cho đến xơ gan là cây xạ đen, cây tóp tép, lá quýt đốm núi đá, lá ngón (đây là loại lá ngón lành chứ không phải lá ngón độc), củ chuối...".
 
Cũng theo bà Tiến thì những loại thảo dược chữa bệnh hiểm nghèo giờ đang bị tận diệt, đặc biệt là cây xạ đen. Nếu cứ đà này thì vài năm tới bà sẽ không biết tìm đâu ra cây thuốc để mà chữa bệnh cho dân làng nữa.

- "Hiện tại, cây thuốc ở khu vực Hòa Bình đã bị cạn kiệt, khi có người đến nhờ chữa bệnh tôi phải đi nhờ người dân ở các tỉnh xa như Thanh Hóa, Sơn La đi lấy thuốc rồi mua lại của họ với giá 500.000đ/10kg xạ đen, những loại khác thì 100.000 - 200.000đ/10kg, mỗi một người khi đến lấy thuốc tôi chỉ lấy 50.000đ/thang. Như trường hợp của ông Phiền tôi định không lấy tiền, nhưng khi ông ấy khỏi bệnh gia đình ông cứ nhất quyết đưa tiền tạ ơn, thế là tôi chỉ nhận 50.000đ đặt lên bàn thờ", bà Tiến cho biết.

- "Bà Tiến đã bốc thuốc chữa bệnh gần 30 năm nay. Hàng ngày vẫn có người từ khắp nơi trong và ngoài huyện đến nhà bà xin thuốc. Việc bà Tiến có chữa khỏi bệnh ung thư hay không thì xã không biết vì không để ý".
Ông Bùi Văn Bình (Chủ tịch UBND xã Phong Phú) 
*) Bài PR - QC

Gặp bà lang có “thuốc tiên” chữa được bệnh ung thư

(Kiến Thức) - Hơn 40 năm qua, bà Lương Thị Quynh (61 tuổi ở khu 2, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) chữa bệnh cứu người. Nhiều bệnh nhân bệnh viện trả về chờ chết, nhưng nhờ bà mà họ được giữ lại ở trần gian...


Lên 10 tuổi đã được truyền nghề thuốc
Trong một buổi chiều mưa gió dầm dề, vượt qua quãng đường gần 200km chúng tôi đã tìm tới gặp bà Quynh. Tuy trời mưa, nhưng bà vẫn miệt mài băm thuốc kê đơn kịp thời cho bệnh nhân. Nghỉ tay một lát, rót nước mời khách bà Quynh cho hay, bà quê gốc ở xã Yên Nhân, một xã xa xôi nhất của huyện Thường Xuân. Nơi đây là mảnh đất có nhiều bài thuốc dân tộc chữa bệnh. Từ nhỏ bà Quynh đã được bố mẹ đưa lên núi, tìm kiếm các loại cây thuốc mang về chữa bệnh. Gia đình bà có nhiều đời làm nghề thuốc gia truyền chữa bệnh cho dân  bản. 

Bộ CA biệt phái 1 Đại tá làm Phó Tổng GĐ đường sắt VN

(Kiến Thức) - Đại tá Nguyễn Văn Minh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) được biệt phái làm Phó Tổng GĐ Tổng Đường sắt Việt Nam

Bộ Công an vừa cử biệt phái Đại tá Nguyễn Văn Minh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông sang Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng GĐ đường sắt VN. Quyết định biệt phái cán bộ này được Bộ Công an tiến hành theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Sau khi tiếp nhận nhân sự từ Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Giao thông đã giới thiệu, chỉ định ông Nguyễn Văn Minh làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt, chuyên trách công tác an ninh. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 11/11/2015.

Hãi hùng chàng trai làm đẹp bằng cách khoét da đục thịt

(Kiến Thức) - Chàng trai 23 tuổi này có sở thích làm đẹp kỳ quặc là khoét da đục thịt thành nhiều lỗ to trên khuôn mặt mình.

Hai hung chang trai lam dep bang cach khoet da duc thit
 Joel Miggler, 23 tuổi, một chàng trai làm nghề người mẫu tại Đức có cách làm đẹp kỳ quặc khiến nhiều người phải sợ hãi. Anh nói rằng anh là một người đam mê body art (nghệ thuật trên cơ thể người), và những lỗ hổng đó cũng là một tác phẩm nghệ thuật của anh.