Ba cháu nhỏ chết thảm dưới dòng sông Đáy

(Kiến Thức) - Mặc dù được người thân ngăn cản nhưng 5 cháu nhỏ vẫn ra sông Đáy tắm khiến 3 cháu tử vong.

Vụ việc đau lòng xảy ra vào khoảng 15h ngày 19/6, tại sông Đáy thuộc thôn Vân Côn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội, khiến 3 cháu nhỏ tử vong gồm: Đỗ Đăng Trường (10 tuổi), Đỗ Đăng Sơn (10 tuổi) và Đỗ Thị Hồng (8 tuổi). Cả 3 cháu nhỏ này đều là anh chị em con chú, con bác.
Khúc sông nơi 5 cháu ra tắm thì có 3 cháu tử vong.
Khúc sông nơi 5 cháu ra tắm thì có 3 cháu tử vong.
Người thân các cháu nhỏ cho biết, sáng 19/6, cả 5 cháu nhỏ rủ nhau ra sông gần nhà tắm thì đến trưa, ông nội các cháu phát hiện, nên đã khuyên bảo, ngăn cấm. Nhưng đến buổi chiều (khoảng 15h ngày 19/6) các em vẫn trốn ra sông Đáy tắm và đuối nước, 3 cháu đã tử vong.
Khi xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ thoát chết là Đỗ Đăng Hoàng (11 tuổi) và Đỗ Đăng Dương (6 tuổi). Các cháu đều là anh em con chú, con bác ruột với các nạn nhân đã tử vong về báo người thân.
Nhận được tin báo, gia đình của 3 nạn nhân cùng thanh niên trong thôn đã dùng lưới đánh cá (loại lớn) rà tìm xác 3 em nhỏ. Tuy nhiên, đến khoảng hơn 18h cùng ngày mới tìm được thi thể cháu Đỗ Đăng Trường.
Đến khoảng 20h, gia đình nạn nhân tiếp tục thuê thợ về mò vớt thi thể 2 nạn nhân còn lại, nhưng vẫn không có kết quả. Rất may đến khoảng 6h sáng nay (20/6), thi thể 2 cháu Sơn và Hồng đã được tìm thấy.

Sông Đáy nằm cách khu dân cư khoảng 200m. Chiều ngang của sông rộng khoảng 50m. Khu vực 5 cháu nhỏ bị trượt chân đuối nước sâu khoảng 5m.

Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 quy định gì? (2)

(Kiến Thức) - Theo công ước Luật biển 1982, vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển được hiểu thế nào?

Theo công ước Luật biển 1982, vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển được hiểu thế nào?
 Theo công ước Luật biển 1982, vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển được hiểu thế nào?
Kiến Thức trích Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, quy định như sau:

Đàn voi hợp sức cứu voi con đuối nước

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Sandy Gelderman đã chụp được cảnh tượng đàn voi hợp sức cứu voi con đuối nước dưới sông trong khu bảo tồn động vật hoang dã  Ol Pejeta, Kenya.

Đàn voi bắt đầu đi qua dòng nước chảy xiết dưới sông Ewaso Nyiro ở Kenya...
Đàn voi bắt đầu đi qua dòng nước chảy xiết dưới sông Ewaso Nyiro ở Kenya...

Những diễn biến mới nhất quanh giàn khoan Nam Hải 9

(Kiến Thức) - Theo Cảnh sát biển VN, tới chiều qua, giàn khoan Nam hải 9 chưa nằm trong vùng nhạy cảm mà vẫn nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 - 60 hải lý. 

Giàn khoan Nam Hải 9 vẫn chưa nằm trong vùng nhạy cảm

Liên quan đến thông tin trên website của Cục Hải sự Trung Quốc loan báo về việc tiếp tục đưa giàn khoan thứ hai - Nam Hải 9 vào biển Đông, trao đổi với Pháp Luật TP HCM chiều 19/6, Trung tá Đặng Hồng Quân, Phòng Tuyên huấn, Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, mọi phương tiện hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đều được lực lượng cảnh sát biển phát hiện, theo dõi và sẵn sàng ứng phó nếu vi phạm pháp luật Việt Nam.

Theo ông Quân, cho đến thời điểm này (chiều 19/6 - PV), phía Cảnh sát biển Việt Nam chưa ghi nhận phương tiện nào như là giàn khoan mang tên “Nam Hải 9” tại khu vực biển mà website Cục Hải sự Trung Quốc loan báo.

Trong khi đó, cùng ngày, báo Tuổi trẻ dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết, Cảnh sát biển đã, đang và sẽ theo dõi sát sao giàn khoan Nam Hải 9 và chuẩn bị các phương án đối phó với mọi tình huống.

Giàn khoan Nam Hải 9 hiện vẫn chưa nằm trong vùng nhạy cảm.
 Giàn khoan Nam Hải 9 hiện vẫn chưa nằm trong vùng nhạy cảm.

Theo khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, giàn khoan này chưa nằm trong vùng nhạy cảm, hiện nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 - 60 hải lý; cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.

Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 ra Biển Đông cho thấy nước này không chịu dừng lại việc khẳng định chủ quyền phi lý của mình.