Bà bầu 8 tháng cắn đứt lưỡi chồng vì hôn nhân bế tắc

Một người đàn ông Ấn Độ mới đây đã bị người vợ mang bầu 8 tháng cắn đứt lưỡi trong lúc tìm cách giúp cô hạ hỏa bằng một nụ hôn.

Vụ việc xảy ra vào hôm 22/9 tại nhà riêng của cặp đôi ở Delhi, Oddity Central đưa tin. Họ đã cưới nhau 2 năm nhưng trong suốt thời gian chung sống, hai vợ chồng thường xuyên cãi cọ về mọi chuyện.
Ba bau 8 thang can dut luoi chong vi hon nhan be tac
Bà bầu 8 tháng cắn đứt lưỡi chồng vì hôn nhân bế tắc.
"Chúng cãi nhau trong suốt thời gian qua", mẹ của nạn nhân nói. "Cô ta thường lăng mạ và hành hung chồng".
Tối 22/9, sau khi người chồng, Karan (22 tuổi), trở về nhà họ lại to tiếng với nhau. Vì đã quá mệt mỏi với các cuộc tranh luận nên Karan đã tìm cách hôn vợ để giúp cô hạ hỏa. Ban đầu, người vợ cũng tỏ ra thân mật nhưng sau đó đột nhiên cắn đứt lưỡi chồng.
Hiện vẫn không rõ ai là người đã gọi điện báo cảnh sát, nhưng Karan đã gửi cho các nhà chức trách một bản tường trình viết tay về vụ việc. Anh vẫn chưa thể nói được và đang được theo dõi tại bệnh viện Safdarjung.
Trong khi đó, người vợ đã bị tạm giam. Cô khai với cảnh sát rằng, vì cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc kèm theo vẻ ngoài không hấp dẫn của chồng khiến cô không thể kiểm soát được cơn giận của mình.

Đụng độ ác liệt tại Kashmir, 17 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng

(Kiến Thức) - Ít nhất 17 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng sau khi các phần tử nổi dậy tấn công một căn cứ quân đội ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Phát ngôn viên quân đội Ấn Độ, Đại tá SD Goswami, cho biết các chiến binh nổi dậy đã tấn công vào một căn cứ quân đội gần “Đường kiểm soát” (LoC) ngày 18/9.
“17 binh sĩ quân đội Ấn Độ đã hy sinh và 4 tay súng nổi dậy bỏ mạng trong cuộc tấn công nhằm vào một trụ sở quân đội tại Uri, cách thành phố Srinagar khoảng 100 km về phía tây”, trích một thông báo của quân đội Ấn Độ.

Kinh ngạc thủ đô Berlin “thay da đổi thịt” hàng trăm năm qua

(Kiến Thức) - Những bức ảnh dưới đây được chụp tại nhiều địa điểm lịch sử nổi tiếng của Berlin nhưng ở thời điểm khác nhau đã cho thấy sự thay đổi đáng kể của thủ đô nước Đức trong suốt hàng trăm năm qua.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua
 Phần đen trắng trong bức ảnh này tái hiện Bức tường Berlin đứng sừng sững ngăn cách Đông Đức và Tây Đức năm 1989. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-2
Tuy nhiên, Bức tường Berlin đã bị phá hủy vào năm 1990. Ảnh chụp đường phố thủ đô Berlin năm 2018. 

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-3
 Cổng Brandenburg, được xây dựng vào những năm 1700, là một trong những biểu tượng chính của thủ đô nước Đức. Phần đen trắng trong bức ảnh chụp khu vực Cổng Brandenburg năm 1926.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-4
 Ngày nay, Cổng Brandenburg là một trong những địa điểm du lịch phổ biến ở Berlin và là trung tâm của các hoạt động chào đón năm mới trong thành phố này.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-5
 Tòa nhà Reichstag được mở cửa vào năm 1894 và là trụ sở của Quốc hội Đế quốc Đức cho đến năm 1933 khi nó bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn. Ảnh chụp tòa nhà Reichstag năm 1929.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-6
Reichstag ngày nay là một tòa nhà lịch sử ở Berlin sau khi được thiết kế lại và tu sửa. 

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-7
Nhà thờ Berlin, được hoàn thành vào năm 1905, là nhà thờ lớn nhất thủ đô nước Đức. Ảnh chụp nhà thờ này vào năm 1929. 

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-8
 Nhà thờ Berlin hiện nay dường như không hề thay đổi trong hàng trăm năm qua. Nó chỉ được tu sửa sau khi bị hư hại trong thời kỳ Thế chiến II.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-9
 Khách sạn Adlon ở quận Mitte, trung tâm thành phố Berlin từng là một trong những khách sạn nổi tiếng nhất Châu Âu. Phần đen trắng trong bức ảnh chụp khách sạn Adlon vào năm 1926. Được biết, tòa nhà này đã bị phá hủy vào cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai năm 1945.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-10
 Khách sạn Adlon mới được xây dựng vào giữa những năm 1990 và chính thức được mở cửa vào năm 1997. Hiện nay, nó là một trong những địa điểm phổ biến với du khách vì nằm gần Cổng Brandenburg.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-11
 Quảng trường Postdamer ở trung tâm thủ đô Berlin trong bức ảnh được chụp vào năm 1945.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-12
 Ngày nay, quảng trường Postdamer là một trong những khu vực nhộn nhịp nhất thủ đô Berlin. Nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp lớn và khách sạn 5 sao Ritz-Carlton.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-13
 Quảng trường Gendarmenmarkt từng được coi là quảng tường đẹp nhất Berlin. Ảnh chụp năm 1903.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-14
 Ngày nay, Quảng trường Gendarmenmarkt vẫn là địa điểm phổ biến với người dân địa phương và du khách.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-15
 Tượng đài Chiến thắng được xây dựng để kỷ niệm chiến thắng của Phổ trong cuộc chiến tranh Đan Mạch-Phổ năm 1873. Ảnh chụp năm 1929.

Kinh ngac thu do Berlin “thay da doi thit” hang tram nam qua-Hinh-16
 Địa điểm lịch sử này sau hàng trăm năm. Ngày nay, du khách có thể leo 270 bậc thang hình xoắn ốc để tới đài quan sát trên đài kỷ niệm này.

Công dân Trung Quốc tại Mỹ bị bắt vì nghi hoạt động gián điệp

Một công dân Trung Quốc đến Mỹ bằng visa sinh viên và học tại Viện Công nghệ Illinois đã bị bắt vì cáo buộc “làm việc theo chỉ thị của một nhân viên tình báo cấp cao” trong Bộ An ninh Trung Quốc, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Nghi phạm tên là Ji Chaoqun, 27 tuổi bị bắt ngày 25/9 tại Chicago, Mỹ. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, người này bị buộc tội bí mật thực hiện chỉ thị của một quan chức Bộ An ninh Trung Quốc.
Cong dan Trung Quoc tai My bi bat vi nghi hoat dong gian diep
Công dân Trung Quốc bị bắt tại Mỹ vì tình nghi hoạt động gián điệp. (Ảnh minh họa: Sputnik) 
Sputnik trích dẫn khiếu nại,cho biết Ji sinh ra tại Trung Quốc và đến Mỹ năm 2013 với visa F1 dành cho mục đích học ngành kỹ sư điện tử ở Viện Công nghệ Illinois ở Chicago. Năm 2016, Ji tham gia quân đội Mỹ với chương trình Đánh giá quân đội vì lợi ích quốc gia (MAVNI). Chương trình cho phép lực lượng vũ trang chiêu mộ một số người có năng lực cần thiết.