Âu Lạc của bà Ngô Thu Thúy đã nắm 3,7% vốn ACB

(Vietnamdaily) - 3 cổ đông liên quan đến doanh nhân Ngô Thu Thúy nắm trên 3,7% vốn điều lệ ACB, ước tính giá trị nắm giữ lên tới hơn 3.900 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố bổ sung danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ cập nhật đến ngày 10/9/2024. Danh sách này gồm 2 cá nhân và 3 tổ chức đang sở hữu 6,77% vốn ACB.
Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Giang Sen (cổ đông liên quan đến Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy và mẹ là bà Đặng Thu Thuỷ) nắm số lượng cổ phần cao nhất, với hơn 80 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ sở hữu là 1,79%. Người liên quan cổ đông này sở hữu 5,1% vốn, tương đương trên 228 triệu cổ phần ACB.
Còn Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bách Thanh nắm gần 56 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,25%. Số cổ phần sở hữu của người có liên quan đến cổ đông này là trên 250 triệu, tỷ lệ sở hữu là 5,6%.
Au Lac cua ba Ngo Thu Thuy da nam 3,7% von ACB
Cơ cấu cổ đông trên 1% của ACB. 
Ngoài ra, còn có thêm tổ chức khác là CTCP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương, sở hữu 60 triệu cổ phần ACB, người có liên quan đến cổ đông tổ chức này nắm hơn 113 triệu cổ phần; tương ứng tỷ lệ sở hữu lần lượt là 1,34% và 2,54%.
Đáng chú ý, đây là doanh nghiệp có liên quan đến nữ doanh nhân Ngô Thu Thúy – Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc. Hiện bà Ngô Thu Thúy đang là người đại diện pháp luật tại doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, hai người con của bà Thuý là Nguyễn Thiên Hương JENNY và Nguyễn Đức Hiếu JONNY sở hữu tổng cộng 2,41% vốn điều lệ ngân hàng. Sở hữu cổ phần của người có liên quan 2 cổ đông cá nhân này cũng lên tới gần 5,4% ACB.
Như vậy 3 cổ đông liên quan đến doanh nhân Ngô Thu Thúy nắm trên 3,7% vốn điều lệ ACB. Tạm tính theo thị giá hiện tại của cổ phiếu ACB ở mức 24.100 đồng (cuối phiên 11/9), lượng cổ phiếu do 3 cổ đông trên nắm giữ có giá trị lên tới hơn 3.900 tỷ đồng.
Au Lac cua ba Ngo Thu Thuy da nam 3,7% von ACB-Hinh-2
 Nữ doanh nhân Ngô Thu Thúy – Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc
Là một doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực vận tải xăng dầu tại TP.HCM, tên tuổi của CTCP Âu Lạc gắn liền với nữ doanh nhân Ngô Thu Thúy. Trên thị trường, Âu Lạc còn được biết đến với các thương vụ mua gom cổ phiếu ngân hàng.
Cá nhân bà Ngô Thu Thúy cũng từng giữ vị trí cố vấn cấp cao HĐQT Eximbank vào năm 2015. Có thời điểm, bà Thúy là cổ đông nắm tới gần 5% vốn tại nhà băng này. Sau khi rút khỏi Eximbank, Âu Lạc chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Tới giữa năm ngoái, doanh nghiệp này nhanh chóng bán tháo cổ phiếu ACB. Cập nhật đến cuối tháng 6/2024, Âu Lạc đã tất toán toàn bộ danh mục đầu tư sau khi bán hết cổ phần của ACB nửa đầu năm. Quyết định chốt lời ACB đem lại lợi nhuận cho công ty khoảng 9 tỷ đồng. Khoản đầu tư vào công ty chứng khoán cũng không còn ghi nhận trên báo cáo tài chính.
Trước đó, trong lần công bố lần đầu danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ có 2 cá nhân và 3 tổ chức (cập nhật đến 30/7) gồm ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB, tỷ lệ sở hữu 3,427%; bà Đặng Thu Thuỷ, Thành viên HĐQT, mẹ của ông Trần Hùng Huy, tỷ lệ sở hữu là 1,194% và ba tổ chức ngoại.
Ba cổ đông ngoại này gồm Smallcap World Fund, Inc., Boardwalk South Limited và VOF PE Holding 5 Limited nắm giữ lần lượt hơn 112 triệu cổ phiếu, 82,3 triệu cổ phiếu và 76,6 triệu cổ phiếu ACB, tổng tỷ lệ sở hữu là hơn 6% vốn điều lệ của ngân hàng.

ACB huy động thành công 10.000 tỷ từ trái phiếu chỉ trong 2 ngày

(Vietnamdaily) - Theo công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa phát hành thành công 2 lô trái phiếu ACBL2426001 và ACBL2426002 với tổng số tiền 10.000 tỷ đồng.

ACB huy dong thanh cong 10.000 ty tu trai phieu chi trong 2 ngayĐây là hai lô trái phiếu đầu tiên được ACB phát hành trong năm 2024

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã huy động thành công 10.000 tỷ đồng từ kênh phát hành trái phiếu chỉ trong 2 ngày 4 và 5/6/2024. Mỗi lô trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm và lãi suất 4,5%/năm.

Lãi trước thuế 6 tháng của ACB 10,5 nghìn tỷ, kỳ vọng gì cho nửa cuối 2024?

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã báo cáo lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 10,5 nghìn tỷ đồng (tăng 5% so cùng kỳ), riêng quý 2/2024 đạt 5,6 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so quý trước).

Chứng khoán Vietcap (VCSC) chia sẻ nnhững ghi nhận chính tại cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư quý 2/2024 của ACB.

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2024 của ACB đạt 12,4%, cao hơn mức toàn hệ thống là 6%. Trong đó, mảng khách hàng cá nhân tăng 12,3%, mảng SME cũng tăng 7,2% và mảng doanh nghiệp tăng 37,6%.

Tài khoản chứng khoán mở mới kỷ lục, sao thanh khoản vẫn yếu?

(Vietnamdaily) - Số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước tháng 8 đã tăng cao nhất trong hơn 2 năm qua, trong đó nhà đầu cá nhân mở thêm 330.819 tài khoản.

Theo thống kê của Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 330.950 tài khoản trong tháng 8/2024, mức cao nhất trong hơn 2 năm qua kể từ tháng 6/2022 và tăng 968 tài khoản so với tháng 7.

Tháng 8, số lượng tài khoản tăng thêm chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân trong khi tổ chức chỉ có thêm 131 tài khoản. Cụ thể, nhà đầu cá nhân mở thêm 330.819 tài khoản, chiếm 99,96% tổng số tài khoản mở mới trong tháng.

Luỹ kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng hơn 1,4 triệu tài khoản. Tính đến cuối tháng 8, nhà đầu tư cá nhân có tổng cộng hơn 8,6 triệu tài khoản, tương đương khoảng 8,6% dân số. Con số này đưa chứng khoán Việt Nam đến gần mục tiêu đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Tai khoan chung khoan mo moi ky luc, sao thanh khoan van yeu?
Tài khoản chứng khoán trong tháng 8 tăng kỷ lục. 

Số lượng tài khoản tiếp tục gia tăng trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ. Báo cáo chiến lược mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy thanh khoản trung bình phiên trong tháng 8 trên sàn HoSE đạt 14.775 tỷ đồng, giảm 2,8% so với tháng trước.

Thị trường tăng mạnh trong nửa cuối tháng 8, nhưng thanh khoản trong cả tháng lại không được cải thiện, và mức tăng cũng chưa được lan tỏa khi số lượng cổ phiếu thuộc nhóm có thanh khoản giảm, điểm số giảm vẫn chiếm đa số trên sàn HoSE đạt 45,6%. Bên cạnh đó, số cổ phiếu có giá trị tăng, nhưng khối lượng giảm chiếm đến 26,5%.

Về tổng thể, trong tháng 8 thị trường vẫn khá suy yếu, lực cầu thận trọng khi VN-Index tiến gần về vùng đỉnh cũ trên 1.300 điểm. Trong khi đó, tín hiệu tích cực về thanh khoản đến từ nhóm VN30 khi các nhà đầu tư đang quan tâm nhiều hơn đến nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, chuẩn bị cho kỳ đánh giá nâng hạng trong thời gian tới.

Luỹ kế từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng gần 66.000 tỷ đồng (2,6 tỷ USD) trên HoSE, mức kỷ lục trong suốt hơn 24 năm hoạt động. Khối ngoại liên tục bán ròng nhưng số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoại tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng qua từng tháng.

Cụ thể, số lượng tài khoản của khối ngoại đã tăng 255 tài khoản trong tháng 8, cao hơn so với con số 217 của tháng trước. Cá nhân tăng 262 tài khoản trong khi tổ chức bất ngờ giảm 7 tài khoản. Tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài hiện đạt 47.004 tài khoản.