Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Xã hội

Ảnh: Những người “mình đồng da sắt” mưu sinh trên núi Bà Đen

15/02/2017 12:30

Đến núi Bà Đen (Tây Ninh) thấy những phu khuân vác kiện hàng nặng vượt dốc đá. Đây là nghề mưu sinh nơi cửa thiền mỗi ngày của họ. 

Theo Lê Quân/Zing
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh cao gần 1.000 m. Nơi đây có điện núi Bà linh thiêng thu hút hàng nghìn khách thập phương đổ về vào vào những ngày tuần rằm, đặc biệt là tháng Giêng hàng năm để cúng lễ.
Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh cao gần 1.000 m. Nơi đây có điện núi Bà linh thiêng thu hút hàng nghìn khách thập phương đổ về vào vào những ngày tuần rằm, đặc biệt là tháng Giêng hàng năm để cúng lễ.
Mặc dù có hệ thống cáp treo, máng trượt nhưng nhiều khách hành hương lựa chọn leo bộ quảng đường dốc với hàng nghìn bậc thang dài hơn 2 km.
Mặc dù có hệ thống cáp treo, máng trượt nhưng nhiều khách hành hương lựa chọn leo bộ quảng đường dốc với hàng nghìn bậc thang dài hơn 2 km.
Không ít người chỉ leo được vài chục mét đã đầm đìa mồ hôi, bở hơi tai vì độ dốc của con đường lên chùa này.
Không ít người chỉ leo được vài chục mét đã đầm đìa mồ hôi, bở hơi tai vì độ dốc của con đường lên chùa này.
Trong dòng người hành hương đang cuốc bộ, ngồi nghỉ chân vì mệt thấp thoáng những phu khuân vác các kiện hàng nặng vượt dốc đá. Đây là công việc mưu sinh nơi cửa thiền mỗi ngày của họ.
Trong dòng người hành hương đang cuốc bộ, ngồi nghỉ chân vì mệt thấp thoáng những phu khuân vác các kiện hàng nặng vượt dốc đá. Đây là công việc mưu sinh nơi cửa thiền mỗi ngày của họ.
"Leo được vài trăm mét chúng tôi lại phải nghỉ lấy sức vì thở không ra hơi nhưng thấy phu khuân vác trên vai mang những món hàng nặng mà cứ đi đều đều. Thật nể phục quá", anh Hưng, một du khách đến từ TP HCM thốt lên.
"Leo được vài trăm mét chúng tôi lại phải nghỉ lấy sức vì thở không ra hơi nhưng thấy phu khuân vác trên vai mang những món hàng nặng mà cứ đi đều đều. Thật nể phục quá", anh Hưng, một du khách đến từ TP HCM thốt lên.
Nhiều đoạn đường dốc đứng đến khoảng trên dưới 45 độ, khá nguy hiểm nhưng họ vẫn cần mẫn bước từng bước một lên đến đỉnh.
Nhiều đoạn đường dốc đứng đến khoảng trên dưới 45 độ, khá nguy hiểm nhưng họ vẫn cần mẫn bước từng bước một lên đến đỉnh.
"Chỉ cần sẩy chân sẽ bị thương nặng, nhiều du khách lên xuống đều phải rất cẩn thận nhưng với chúng tôi dường như đã quen từng bậc đá qua nhiều năm lên xuống hàng ngày", một người trong nhóm phu vác cho hay.
"Chỉ cần sẩy chân sẽ bị thương nặng, nhiều du khách lên xuống đều phải rất cẩn thận nhưng với chúng tôi dường như đã quen từng bậc đá qua nhiều năm lên xuống hàng ngày", một người trong nhóm phu vác cho hay.
Những loại hàng các phu khuân vác đưa lên cho nhà chùa, các hàng quán thường thường là nhu yếu phẩm, nước uống, đồ lưu niệm, vật liệu xây dựng để xây chùa, đường... trọng lượng từ vài kg đến khoảng trên dưới 70 kg. Thỉnh thoảng có những loại hàng nặng, cồng kềnh như bồn nước, chân đá họ cần vài người cùng phối hợp đưa lên.
Những loại hàng các phu khuân vác đưa lên cho nhà chùa, các hàng quán thường thường là nhu yếu phẩm, nước uống, đồ lưu niệm, vật liệu xây dựng để xây chùa, đường... trọng lượng từ vài kg đến khoảng trên dưới 70 kg. Thỉnh thoảng có những loại hàng nặng, cồng kềnh như bồn nước, chân đá họ cần vài người cùng phối hợp đưa lên.
Ông Nguyễn Thanh Vân (54 tuổi, TP Tây Ninh), một trong những người lớn tuổi nhất đội bốc vác của nhà chùa gắng gượng chuyển 4 thùng nước suối lên điểm cao nhất cho một quán nước. "Tuy vất vả nhưng công việc này rất thoải mái, miễn sao các quán có đủ hàng bán. Nhưng giờ nhiều tuổi rồi, bao nhiêu năm lên xuống từ thời chưa có bậc đá xây nay mỗi ngày chỉ làm được 4 chuyến là hết sức", phu khuôn vác đã có thâm niên hơn 20 năm theo nghề này, chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Vân (54 tuổi, TP Tây Ninh), một trong những người lớn tuổi nhất đội bốc vác của nhà chùa gắng gượng chuyển 4 thùng nước suối lên điểm cao nhất cho một quán nước. "Tuy vất vả nhưng công việc này rất thoải mái, miễn sao các quán có đủ hàng bán. Nhưng giờ nhiều tuổi rồi, bao nhiêu năm lên xuống từ thời chưa có bậc đá xây nay mỗi ngày chỉ làm được 4 chuyến là hết sức", phu khuôn vác đã có thâm niên hơn 20 năm theo nghề này, chia sẻ.
Còn vài bậc nữa là đến nơi, anh Phạm Công Bình phải bấu víu vào thanh chắn lấy lực để đưa 4 thùng nước ngọt lên cho quán nằm cao nhất. "Chuyện anh em bị té ngã là bình thường nhưng cũng chưa nghiêm trọng lắm nhưng chúng tôi sợ một thời gian sau khi nghỉ làm có thể phát bệnh về xương khớp", người đàn ông 46 tuổi, ngụ huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh lo lắng.
Còn vài bậc nữa là đến nơi, anh Phạm Công Bình phải bấu víu vào thanh chắn lấy lực để đưa 4 thùng nước ngọt lên cho quán nằm cao nhất. "Chuyện anh em bị té ngã là bình thường nhưng cũng chưa nghiêm trọng lắm nhưng chúng tôi sợ một thời gian sau khi nghỉ làm có thể phát bệnh về xương khớp", người đàn ông 46 tuổi, ngụ huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh lo lắng.
Giữa cái nắng đất Tây Ninh, mới leo được chưa đến nửa đường nhưng ông Trần Văn Thạch (45 tuổi, Ninh Sơn, TP Tây Ninh) đã ướt đẫm mồ hôi để vác chuyến thứ 3 trong buổi trưa cho quán quen.
Giữa cái nắng đất Tây Ninh, mới leo được chưa đến nửa đường nhưng ông Trần Văn Thạch (45 tuổi, Ninh Sơn, TP Tây Ninh) đã ướt đẫm mồ hôi để vác chuyến thứ 3 trong buổi trưa cho quán quen.
Tùy theo mặt hàng chuyển từ dưới chân lên đỉnh mặt bằng chùa Bà có giá khác nhau. Một cây đá có giá vận chuyển khoảng 90.000 đồng, còn 4 thùng nước suối 24 chai mỗi thùng là 110.000 đồng.
Tùy theo mặt hàng chuyển từ dưới chân lên đỉnh mặt bằng chùa Bà có giá khác nhau. Một cây đá có giá vận chuyển khoảng 90.000 đồng, còn 4 thùng nước suối 24 chai mỗi thùng là 110.000 đồng.
Vào sáng sớm, trung bình chuyến đầu tiên khi đang còn khỏe các phu khuân vác có thể mất khoảng 1 giờ, nếu vắng khách.
Vào sáng sớm, trung bình chuyến đầu tiên khi đang còn khỏe các phu khuân vác có thể mất khoảng 1 giờ, nếu vắng khách.
Khi đông khách lên xuống họ phải mất gần giờ đồng hồ do phải né tránh, nhìn ngó. Càng về sau, thời gian vận chuyển càng lâu hơn, các anh phải nghỉ lâu vì dần mất sức. Trung bình vào tháng Giêng, đông khách, mỗi phu có thể kiếm được từ 300-400.000 đồng/ngày, còn những ngày thường chỉ khoảng 150-200.000 đồng.
Khi đông khách lên xuống họ phải mất gần giờ đồng hồ do phải né tránh, nhìn ngó. Càng về sau, thời gian vận chuyển càng lâu hơn, các anh phải nghỉ lâu vì dần mất sức. Trung bình vào tháng Giêng, đông khách, mỗi phu có thể kiếm được từ 300-400.000 đồng/ngày, còn những ngày thường chỉ khoảng 150-200.000 đồng.
Anh Hồ Chí Tâm cho biết dụng cụ hành nghề của mỗi phu khuôn vác thường chỉ có cuộn dây buộc hàng lại với nhau và chiếc bao tải đựng, tấm lót để đặt cây đá.
Anh Hồ Chí Tâm cho biết dụng cụ hành nghề của mỗi phu khuôn vác thường chỉ có cuộn dây buộc hàng lại với nhau và chiếc bao tải đựng, tấm lót để đặt cây đá.
Theo các anh, việc khó khăn nhất là vác cây đá. Tuy không nặng nhưng lạnh vai, không thể đặt lâu được. Do đó ai cũng phải sắp tấm lót cao su và chiếc đệm cho đỡ đau.
Theo các anh, việc khó khăn nhất là vác cây đá. Tuy không nặng nhưng lạnh vai, không thể đặt lâu được. Do đó ai cũng phải sắp tấm lót cao su và chiếc đệm cho đỡ đau.
Công việc tự do, bước chân phải leo các dạng bậc thang nên cần mặc đồ thoải mái, mát mẻ và để dễ dàng di chuyển.
Công việc tự do, bước chân phải leo các dạng bậc thang nên cần mặc đồ thoải mái, mát mẻ và để dễ dàng di chuyển.
Bàn tay với nhiều vết chai sần của anh Bình do nhiều năm giữ chắc những kiện hàng trên vai, bám víu, va chạm vào những vách đá hai bên đường lên chùa.
Bàn tay với nhiều vết chai sần của anh Bình do nhiều năm giữ chắc những kiện hàng trên vai, bám víu, va chạm vào những vách đá hai bên đường lên chùa.
Người vác lên, kẻ đưa xuống. Công việc của họ lặng lẽ, khiêm nhường cứ diễn ra hàng ngày. Dù công việc có vất vả, cực nhọc, cuộc sống còn khó khăn nhưng theo các phu khuôn vác, họ rất bình yên tự tại như không gian nơi cửa thiền vậy.
Người vác lên, kẻ đưa xuống. Công việc của họ lặng lẽ, khiêm nhường cứ diễn ra hàng ngày. Dù công việc có vất vả, cực nhọc, cuộc sống còn khó khăn nhưng theo các phu khuôn vác, họ rất bình yên tự tại như không gian nơi cửa thiền vậy.
Mỗi chuyến đưa hàng lên các phu vác phải nghỉ từ 3-5 chặng để lấy sức tùy theo số chuyến đã thực hiện.
Mỗi chuyến đưa hàng lên các phu vác phải nghỉ từ 3-5 chặng để lấy sức tùy theo số chuyến đã thực hiện.
Một cách chuyển đồ khác, những người này thường áp dụng bằng cách tập kết vài kiện hàng nhiều chặng bên đường rồi chuyển lên từng đoạn một.
Một cách chuyển đồ khác, những người này thường áp dụng bằng cách tập kết vài kiện hàng nhiều chặng bên đường rồi chuyển lên từng đoạn một.
Vào cuối chiều, chuyến thứ 4 và đã kiệt sức nhưng anh Trần Văn Trí (Ninh Sơn, Tây Ninh) vẫn cố gắng chuyển nốt hàng cho khách. "Mỗi người có một số mối quen riêng nên không thể bỏ được, phải chuyển lên cho họ không hết hàng bán là có nguy cơ mất mối", anh này nói.
Vào cuối chiều, chuyến thứ 4 và đã kiệt sức nhưng anh Trần Văn Trí (Ninh Sơn, Tây Ninh) vẫn cố gắng chuyển nốt hàng cho khách. "Mỗi người có một số mối quen riêng nên không thể bỏ được, phải chuyển lên cho họ không hết hàng bán là có nguy cơ mất mối", anh này nói.
Vào giờ nghỉ trưa, sau khi ăn uống nhóm phu khuân vác cùng nghỉ ngơi chốc lát trước khi thực hiện chuyến hàng tiếp theo. Hiện tại nhóm bốc vác thường xuyên của chùa và công ty có hơn 30 người. Ngoài ra trong tháng Giêng, khách đổ về đông nên có hàng chục người khác tới mưu sinh tạm thời.
Vào giờ nghỉ trưa, sau khi ăn uống nhóm phu khuân vác cùng nghỉ ngơi chốc lát trước khi thực hiện chuyến hàng tiếp theo. Hiện tại nhóm bốc vác thường xuyên của chùa và công ty có hơn 30 người. Ngoài ra trong tháng Giêng, khách đổ về đông nên có hàng chục người khác tới mưu sinh tạm thời.

Bạn có thể quan tâm

Tài xế gây tai nạn, 3 người thương vong có thể bị xử lý sao?

Tài xế gây tai nạn, 3 người thương vong có thể bị xử lý sao?

Hoang tin mất 200 triệu đồng để “gán tội” cho đối thủ

Hoang tin mất 200 triệu đồng để “gán tội” cho đối thủ

TP HCM kiến nghị sớm có thêm 2 tuyến đường sắt đô thị trên cao

TP HCM kiến nghị sớm có thêm 2 tuyến đường sắt đô thị trên cao

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật

Quảng Ninh có 2 tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Quảng Ninh có 2 tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy bị kỷ luật cảnh cáo

Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy bị kỷ luật cảnh cáo

Bắt 2 đối tượng cướp tài sản người đi đường ở Lâm Đồng

Bắt 2 đối tượng cướp tài sản người đi đường ở Lâm Đồng

Đồng Nai: Người đàn ông tử vong bất thường khi ngồi nhậu

Đồng Nai: Người đàn ông tử vong bất thường khi ngồi nhậu

Mâu thuẫn lúc uống rượu, dùng dao chém 2 người trọng thương

Mâu thuẫn lúc uống rượu, dùng dao chém 2 người trọng thương

Tài xế gây tai nạn liên hoàn, 3 người thương vong khai gì?

Tài xế gây tai nạn liên hoàn, 3 người thương vong khai gì?

Nhờ công an tìm người chuyển nhầm 170 triệu đồng

Nhờ công an tìm người chuyển nhầm 170 triệu đồng

Tạm giữ tài xế ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Tạm giữ tài xế ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Top tin bài hot nhất

"Đột nhập" Trung tâm chỉ huy CSGT xem camera AI tự bắt lỗi

"Đột nhập" Trung tâm chỉ huy CSGT xem camera AI tự bắt lỗi

17/07/2025 07:21
Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy bị kỷ luật cảnh cáo

Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy bị kỷ luật cảnh cáo

17/07/2025 15:48
Hà Nội cấm xe máy xăng vào Vành đai 1: Chủ trương đúng… nên từng bước thực hiện

Hà Nội cấm xe máy xăng vào Vành đai 1: Chủ trương đúng… nên từng bước thực hiện

17/07/2025 08:05
Triệu tập 33 đối tượng cầm vỏ chai bia ném nhau ở Ninh Bình

Triệu tập 33 đối tượng cầm vỏ chai bia ném nhau ở Ninh Bình

16/07/2025 19:02
Diễn biến mới vụ lập khống bệnh án ở bệnh viện Thanh Hoá

Diễn biến mới vụ lập khống bệnh án ở bệnh viện Thanh Hoá

17/07/2025 09:53

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status