Ấn tượng cảnh sao đôi tồn tại sau vụ nổ siêu tân tinh

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã chụp được hình ảnh phần còn lại của một hệ sao nhị phân cho thấy nó tồn tại sau vụ nổ siêu tân tinh đã xảy ra cách đây 17 năm.

Khoảng 17 năm trước, siêu tân tinh được gọi là 2001ig đã phát nổ trong thiên hà NGC 7424, cách trái đất 40 triệu năm ánh sáng.
Các nhà khoa học đã quan sát nó từ năm 2002 và tin rằng phát hiện của họ cung cấp bằng chứng cho thấy một số siêu tân tinh sản sinh ra nhiều sao đôi lạ.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Trong một tuyên bố của NASA, Stuart Ryder từ Đài quan sát thiên văn Úc nói rằng các sao khổng lồ thường được tìm thấy trong các hệ sao đôi.
Ryder nói thêm rằng các cặp sao này sẽ chuyển đổi khí, thành phần hóa học cho nhau khi khoảng cách giữa chúng đạt điểm cận gần nhất.

Mời quý vị xem video: Vũ trụ vận hành như thế nào - siêu tân tinh 

Ngôi sao nào mạnh nhất cũng sẽ hút hầu hết sao đồng hành về phía mình nhiều hơn.
Được biết, các nhà nghiên cứu đặt tên siêu tân tinh này SN 2001ig. Nó được phân loại như là một siêu tân tinh dạng vỏ bọc loại IIb.

Hình ảnh "hiếm" siêu tân tinh sáng gấp 100 triệu lần Mặt trời

(Kiến Thức) - Nhân kỷ niệm tròn 30 năm phát hiện ra siêu tân tinh 1987A, NASA công bố tới cộng đồng thiên văn những bức ảnh quý hiếm cùng những thông tin thú vị.

Hinh anh
Vào ngày 23/7/1987, kính Viễn vọng Hubble của NASA bất ngờ phát hiện ra siêu tân tinh 1987A hoạt động trong không gian và trong Đám mây Magellanic lớn. Nguồn ảnh: Dailymail.

Tiết lộ bí mật về siêu tân tinh xa nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học quốc tế xác nhận khám phá ra siêu tân tinh xa nhất vũ trụ, nó là kết quả của một vụ nổ vũ trụ khổng lồ đã xảy ra cách đây 10,5 tỷ năm.

Ngôi sao nổ tung tạo ra siêu tân tinh tên là DES16C2nm đã được phát hiện bởi Cuộc khảo sát năng lượng tối (DES), một sự hợp tác quốc tế để lập bản đồ hàng trăm triệu thiên hà để tìm hiểu thêm về năng lượng tối - lực huyền bí được cho là gây ra sự giãn nở nhanh chóng của Vũ trụ.

Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys.