Ăn sáng đúng cách bảo vệ trái tim khỏe mạnh

Ăn sáng đúng giờ, đủ dinh dưỡng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Bữa sáng không chỉ cung cấp năng lượng khởi đầu ngày mới mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát mỡ máu – những yếu tố then chốt trong phòng ngừa bệnh lý chuyển hóa.

969f2615e9b05cee05a1.jpg
Ảnh minh họa.

Ăn sáng sớm – chìa khóa cho trái tim khỏe mạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn sáng trong vòng 2 giờ sau khi thức dậy là thời điểm lý tưởng nhất. Việc này giúp ổn định đường huyết, điều hòa hormone chuyển hóa, hạn chế tăng cholesterol xấu (LDL) – nguyên nhân dẫn đến xơ vữa mạch máu và đột quỵ.

Chuyên gia dinh dưỡng Veronica Rouse nhận định: “Một bữa sáng đầy đủ và hợp lý là nền tảng giúp trái tim khỏe mạnh cả ngày”. Cùng quan điểm này, chuyên gia Lisa Andrews cho biết, người bỏ bữa sáng có nguy cơ rối loạn lipid máu và các biến chứng tim mạch cao hơn rõ rệt.

Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch

Một nghiên cứu đăng trên Journal of the American College of Cardiology theo dõi hơn 6.500 người trong 17 năm cho thấy, những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn đến 87% so với người duy trì thói quen ăn sáng đều đặn.

Tương tự, các dữ liệu trên Tạp chí Nutrients cũng cảnh báo, bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ béo phì, đề kháng insulin và rối loạn mỡ máu – ba yếu tố nguy cơ hàng đầu của hội chứng chuyển hóa.

6410e0e9334c8612df5d.jpg
Ảnh minh họa.

Người có cholesterol cao hoặc có nguy cơ bệnh tim nên chọn bữa sáng giàu chất xơ hòa tan, ít chất béo bão hòa và tăng cường thực phẩm từ thực vật. Một số gợi ý bao gồm:

Yến mạch: Giàu beta-glucan – chất xơ hòa tan giúp giảm hấp thụ cholesterol tại ruột.

Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám: Cung cấp vitamin nhóm B, hỗ trợ giảm homocysteine – yếu tố liên quan đến bệnh tim.

Trái cây tươi: Táo, chuối, việt quất… bổ sung chất xơ và chất chống oxy hóa tự nhiên.

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó: Cung cấp chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch.

Sữa chua ít đường, ít béo: Bổ sung men vi sinh và protein có lợi.

Ngược lại, nên hạn chế nhóm thực phẩm nhiều đường và chất béo bão hòa như bánh ngọt, thịt chế biến sẵn, đồ chiên rán… vì có thể làm tăng LDL và triệt tiêu lợi ích của chế độ ăn lành mạnh.

Theo Mayo Clinic, rối loạn lipid máu là tình trạng cholesterol hoặc triglyceride trong máu tăng cao mà phần lớn không có triệu chứng rõ ràng. Biến chứng của tình trạng này có thể diễn ra âm thầm, chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu hoặc khi xảy ra biến cố như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Vì thế, duy trì thói quen ăn sáng đều đặn, đúng giờ – đặc biệt là ăn trong vòng 2 giờ sau khi thức dậy – chính là “liều thuốc dự phòng” hiệu quả giúp trái tim khỏe mạnh, mạch máu thông suốt và hạn chế các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai.

Ăn sáng thế nào cho đúng?

Cuộc sống bận rộn, nhiều người bỏ qua bữa ăn sáng vì vội vã. Đây là một sai lầm vì chúng ta cần tiếp năng lượng để cơ thể hoạt động trước giờ ăn trưa.

Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, bởi nó khởi động quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo, cung cấp năng lượng cần để hoàn thành công việc.

Bữa sáng không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ nên ăn nhẹ một thứ gì đó nhỏ trong vòng một giờ sau khi thức dậy. Bạn nên tránh các loại bánh ngọt hoặc bánh rán để giảm lượng đường cho cơ thể. Tốt nhất có thể chuẩn bị một bữa sáng với hỗn hợp các loại thực phẩm có carbohydrate, protein, chất béo lành mạnh và chất xơ. Carbs sẽ cung cấp cho bạn năng lượng ngay lập tức, protein cung cấp cho bạn sau khi ăn và chất xơ giữ cho bạn cảm giác no.

An sang the nao cho dung?
Ảnh minh hoạ/Vinmec 

Hãy thử một loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa và trái cây ít béo, hoặc một ly sinh tố ăn sáng làm từ sữa chua ít béo, trái cây và một muỗng cà phê cám. Các loại hạt hoặc granola ngũ cốc nguyên hạt cũng là những lựa chọn dễ dàng, rất hữu ích để bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng.

Theo ThS. BS. Lê Thị Hải, một số điều cần tránh khi ăn sáng như: Ăn sáng ngay sau khi thức dậy. Nhiều người có thói quen ăn sáng ngay khi vừa thức dậy, nhưng ăn sáng quá sớm không những không có lợi cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến dạ dày. Sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa vẫn cần thời gian để “xử lý” và hấp thụ nốt phần thức ăn đó. Nếu bạn ăn bữa sáng quá sớm, thức ăn sẽ chất chồng với nhau, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. 

Nếu thức dậy sớm thì tốt nhất nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể. Sau đó khoảng 20 đến 30 phút mới nên ăn sáng.

Ngược lại, ăn sáng quá muộn không chỉ khiến bạn mất cảm giác ngon miệng vì cơn đói đã đi qua mà còn khiến cho cơ thể không hấp thu được những dưỡng chất có trong thực phẩm, gây rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể. Tốt nhất nên ăn sáng trước 9 giờ.

Không nên dùng đồ ăn vặt như bánh quy, chocolate... thay cho đồ ăn sáng. Đồ ăn vặt sẽ khiến việc tiêu hóa của cơ thể bị ảnh hưởng, bởi buổi sáng cơ thể luôn trong trạng thái thiếu nước còn đồ ăn vặt lại rất khô. Đồ ăn vặt chỉ cung cấp năng lượng tạm thời, trong một thời gian ngắn. Ăn sáng với các loại thực phẩm khô dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cũng như sự suy giảm về thể chất, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh.

Nhiều người cho rằng, nếu bữa ăn sáng không ăn thịt sẽ dễ bị đói vì không cung cấp đủ calo. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều thịt hay nhiều dầu vào bữa sáng, bởi những loại thức ăn này chứa nhiều protein và chất béo không tốt cho dạ dày.

Không ít người dùng ăn đồ ăn còn lại tối hôm trước cho bữa sáng để tiết kiệm, an toàn. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Thức ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng toàn vẹn sau thời gian dài lưu trữ, thậm chí thức ăn qua đêm có thể sản sinh ra chất độc và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen ăn bữa sáng bằng trái cây, đặc biệt là chị em phụ nữ muốn giảm cân. Điều này không nên vì trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng và duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Ngoài ra, các loại trái cây như quả hồng vàng, cà chua, chuối... không thích hợp để ăn khi đói, gây hại cho dạ dày và tiêu hóa.

Bên cạnh đó, cũng không nên ăn đồ ăn lạnh. Buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại, nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông. Tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu ở đường tiêu hóa, thậm chí gây táo bón, da trở nên xấu hơn hoặc thậm chí có đờm ở cổ họng. Thay vào đó nên thưởng thức một tô cháo nóng, bánh mì, ngũ cốc nóng, sữa nóng.

Nhiều người (đặc biệt là dân văn phòng) do buổi sáng không có thời gian nên tranh thủ vừa ăn vừa đi bộ hoặc ăn khi chờ xe buýt... Đây là một thói quen không có lợi cho cơ quan tiêu hóa, nhất là tăng nguy cơ đau dạ dày.

Thói quen buổi sáng cực hại cho bệnh nhân tiểu đường

Bỏ bữa sáng có vẻ vô hại nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, nó có thể gây tác động xấu như lượng đường huyết thất thường, ăn nhiều, đói nhanh và ăn uống kém lành mạnh.

Bữa sáng không chỉ là bữa ăn đầu tiên trong ngày mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng đường huyết ổn định và hỗ trợ sức khỏe trao đổi chất, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường.

Thói quen ăn uống giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch và duy trì cuộc sống chất lượng, việc hình thành và duy trì những thói quen tốt mỗi ngày là điều không thể bỏ qua.

Bệnh tim mạch đang có chiều hướng tăng ở người trẻ tuổi, xuất hiện nhiều ở những người 30 đến 40 tuổi. Các bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong toàn cầu, chiếm khoảng 31% tổng số ca tử vong mỗi năm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa