Ăn nhân sâm kiểu này, dùng bao nhiêu cũng vô tác dụng

(Kiến Thức) - Nhân sâm là một vị thuốc quý nhưng nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Những bệnh không nên dùng sâm
Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Những đối tượng không nên dùng nhân sâm là người huyết áp cao, người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy, phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh.
Bệnh nhân xơ gan kèm chảy máu đường ruột dùng sâm không những không khỏi mà còn có thể khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp cũng được khuyến cáo thận trọng khi dùng sâm bởi vị thuốc này khiến huyết áp sẽ tăng lên nhanh chóng trước khi hạ xuống. Nếu huyết áp qua ngưỡng an toàn có thể gây ra các tai biến nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo thêm bà bầu trước khi lâm bồn không được dùng sâm.
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.
An nhan sam kieu nay, dung bao nhieu cung vo tac dung
Việc lạm dụng nhân sâm có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm.  
Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Người già là đối tượng được khuyến khích dùng vị thuốc này nhiều nhất song chỉ nên sử dụng với một liều lượng vừa phải theo hướng dẫn của các bác sĩ để tránh ngộ độc, nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng.
Nguy kịch vì dùng nhân sâm sai cách
Nhiều người luôn nghĩ nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên thường hãm nhân sâm dùng thay nước uống quanh năm. Việc lạm dụng nhân sâm có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Đó là lời cảnh báo của bác sĩ đông y Nguyễn Xuân Hướng (Hội Đông y Việt Nam).
Theo lời kể của một số bác sĩ tại các BV ở Hà Nội, từng có một số trường hợp vào BV cấp cứu trong tình trạng khá nguy kịch do dùng nhân sâm không đúng cách. Điển hình là trường hợp anh V.M (36 tuổi, ở Hòa Bình) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột vào BV Bạch Mai điều trị. Sau khi ra viện 2 tuần, người vẫn yếu, nghĩ sâm có thể giúp người phục hồi sức khỏe nhanh, anh đã uống liền một lúc 30 gram sâm. Sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, bệnh nhân tiếp tục chảy máu đường ruột, đưa vào BV tỉnh cấp cứu nhưng do mất máu khá nhiều nên lại chuyển về BV Bạch Mai. Mặc dù được truyền máu, nhưng BN vẫn không qua khỏi do tình trạng chảy máu không cầm.
Chị L.H (45 tuổi, ở Hà Nội) thấy người mệt mỏi, gầy rộc do công việc bận rộn vào dịp trước Tết. Sau tết hơn một tháng, thấy người vẫn uể oải, chị liền mua thuốc bổ có nhân sâm về uống. Mỗi ngày uống đều đặn 2 viên. Tới chu kỳ “đèn đỏ”, chị ngạc nhiên thấy huyết màu đỏ tươi, kéo dài tới 7 ngày không hết. Kỳ kinh kéo dài đến 12 ngày cùng với triệu chứng đau bụng ngâm ngẩm, chị đi khám. Bác sĩ chuyên khoa sản đã chẩn đoán, chị bị băng huyết nhưng không rõ nguyên nhân, vì các xét nghiệm, siêu âm đều ổn. Khi bác sĩ hỏi thời gian gần đây chị có uống thuốc gì không, chị cho biết đang uống thuốc bổ có nhân sâm, bác sĩ liền kết luận, chính nhân sâm là nguyên nhân gây chảy máu tử cung, rong kinh và băng huyết.
An nhan sam kieu nay, dung bao nhieu cung vo tac dung-Hinh-2
Việc lạm dụng nhân sâm có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm.  
Một đôi vợ chồng trẻ mệt mỏi sau tuần trăng mật, để lấy lại sức, đã mua một củ hồng sâm (khoảng một lạng) đem đun sắc lấy 800 ml nước rồi chia nhau uống hết. Nghĩ là bổ nên ăn luôn cả bã sâm. Khoảng 10 phút sau, cả hai vợ chồng thấy nhức đầu, chân tay rã rời, tim đập mạnh, người nóng bức, nhìn vật không rõ, đôi lúc không tự chủ được hành động… Sau 2 giờ, đầu óc họ không còn minh mẫn, miệng khô nẻ, yết hầu tụ máu, đồng tử giãn... Nhờ gọi điện cho bố mẹ đến đưa đi cấp cứu kịp thời nên đôi vợ chồng trẻ đã thoát khỏi bàn tay tử thần.
Một số trường hợp sau khi uống nhân sâm tùy tiện còn có biểu hiện tâm thần bất thường như mất khả năng “yêu”, bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng..., một số người khác bị tăng huyết áp, mẩn ngứa, phù thũng, tiêu chảy...
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng sâm
Các sản phẩm thuốc bổ có sâm đều khuyến cáo trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Tuy nhiên, người dân sử dụng sâm rất tùy tiện. Cứ thấy người mệt mỏi, sau ốm dậy… là mua sâm về uống mà không biết rằng, những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc với nhân sâm:
- Độc sâm thang (đơn thuốc có một vị nhân sâm) chữa cơ thể quá suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược: nhân sâm 40 g, nước 400 ml, sắc còn 200 ml, cho uống từng ít một, không kể thời gian. Uống xong cần nằm yên.
- Sâm phụ thang: chữa những trường hợp mạch suy, kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh, chân sâm 40 g (có thể 20 g), chế phụ tử 20 g (có thể dùng 10 g), sinh khương 3 nhát, táo đen 3 quả, nước 3 bát (600 ml) sắc còn 200 ml (1 bát) chia làm nhiều lần uống trong ngày.
- Sâm thái mỏng, cho vào miệng ngậm và nhấm từng ít một, nuốt nước và cả bã.
- Thái mỏng, cho vào ấm hay chén sứ, thêm một ít nước đậy nắp, đun cách thủy, uống nước. Sau đó lại thêm nước và đun cách thủy tiếp tục uống, làm cho đến khi hết mùi vị mới thôi. Ngày dùng 2-6 g.

Bài tập mắt cho người thường xuyên ngồi máy tính làm việc

(Kiến Thức) - Thường xuyên làm việc và tiếp xúc với các thiết bị điện tử khiến mắt mỏi mệt. Việc luyện tập cho mắt mỗi ngày rất cần thiết để cải thiện thị lực, chống mỏi mắt.

Bai tap mat cho nguoi thuong xuyen ngoi may tinh lam viec

Thay đổi khoảng cách tầm nhìn để tránh mắt mỏi: Trước tiên, hãy tập trung nhìn cây bút chì ở cách mắt khoảng 20cm. Tiếp đó, hãy đưa mắt về phía trước và nhìn tập trung vào một vật ở xa. Sau đó lại quay lại nhìn vào vào cây bút chì. Thay đổi khoảng cách nhìn của mắt 5 lần, lặp lại chu kỳ trên 3 lần.

Bai tap mat cho nguoi thuong xuyen ngoi may tinh lam viec-Hinh-2
Đánh mắt sang hai bên: Đầu tiên, hãy ngồi thẳng và nhìn về phía trước. Di chuyển mắt nhìn sang hai bên, mỗi bên 5 lần và lặp lại chu kỳ trên 3 lần.
Bai tap mat cho nguoi thuong xuyen ngoi may tinh lam viec-Hinh-3
Di chuyển mắt lên xuống: Ngồi thẳng và nhìn về phía trước, đưa mắt lên trên và nhìn tập trung. Tiếp theo, hãy nhìn xuống dưới và thực hiện 5 lần mỗi bên, lặp lại chu kỳ trên 3 lần.
Bai tap mat cho nguoi thuong xuyen ngoi may tinh lam viec-Hinh-4
Di chuyển mắt theo đường chéo: Nhìn thẳng về phía trước rồi nhìn xuống về bên trái. Tiếp đó, di chuyển mắt nhìn lên phía bên phải. Lặp lại bài tập 5 lần và đổi bên, thực hiện chu kỳ trên 3 lần. 
Bai tap mat cho nguoi thuong xuyen ngoi may tinh lam viec-Hinh-5
Di chuyển mắt theo vòng tròn: Đầu tiên, hãy ngồi thẳng và thư giãn, sau đó nhìn sang bên trái rồi xoay tròn mắt theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện với chiều ngược lại tương tự, mỗi chiều 5 lần và lặp lại chu kỳ trên 3 lần.
Bai tap mat cho nguoi thuong xuyen ngoi may tinh lam viec-Hinh-6
Nhấp nháy mắt: Để thực hiện bài tập này, bạn đứng hoặc ngồi thẳng đứng. Nháy mắt từ từ 10-15 lần mỗi phút. Thực hiện trong 2 phút.
Bai tap mat cho nguoi thuong xuyen ngoi may tinh lam viec-Hinh-7
Để mắt tiếp xúc với bóng tối: Bạn hãy chống hai khuỷu tay lên bàn, đưa hai bàn tay lên che kín mắt. Thư giãn và nhìn vào trong bóng tối khoảng 2-5 phút.
Bai tap mat cho nguoi thuong xuyen ngoi may tinh lam viec-Hinh-8
Bài tập 20/20/20: Nếu bạn phải làm việc cả ngày trước màn hình máy tính, hãy tạm dừng sau mỗi 20 phút và nhìn chằm chằm vào thứ gì đó cách 20 feet (6m) trong 20 giây. Bài tập này sẽ giúp mắt bạn thư giãn thường xuyên trong ngày làm việc. Ảnh: BS. 

Video "Thực hư quảng cáo luyện mắt chữa cận thị". Nguồn: VTV.

Đông trùng hạ thảo cực bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

(Kiến Thức) - Thảo dược đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Theo các chuyên gia, dù có dược lý rất phong phú nhưng người tiêu dùng không nên lạm dụng kẻo rước bệnh thêm vào thân.

Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) từ lâu được sử dụng như thảo dược trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng. Mùa đông nó là một loại côn trùng nhưng mùa hè nó là một loại cỏ. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam…Trung Quốc.
Dong trung ha thao cuc bo nhung khong phai ai cung dung duoc
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý hiếm được Đông y so sánh bổ ngang với nhân sâm. Ảnh: Internet.

Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý hiếm được Đông y so sánh bổ ngang với nhân sâm, chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng ở Trung Quốc từ xa xưa và rộng khắp thế giới hiện nay.

Đông y Trung Quốc ghi rằng, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và thận, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh, thường được dùng để chữa các bệnh nam giới như liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm.

Mặc dù có những lợi ích sức khỏe đáng kể nhưng trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào về đông trùng hạ thảo nào cần xin sự chỉ dẫn của bác sỹ để bảo đảm được sức khỏe mỗi khi dùng cũng như thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất.

Do đó tùy theo bài thuốc và mục đích sử dụng, ĐTHT sẽ được chế biến theo các cách khác nhau, phổ biến nhất là hầm, hãm nước sôi uống hoặc ngâm rượu.

Theo chuyên gia, sau ốm dậy có thể hầm cách thuỷ vài con Đông trùng hạ thảo với tim, gà, chim cùng ít hạt sen, long nhãn sẽ rất tốt cho sức khoẻ. Lưu ý liều dùng hợp lý với ĐTHT chỉ từ 2-3 con/lần. Mỗi đợt bồi bổ nên dùng từ 10-20g, nhiều có thể dùng 40-60g.

Các trường hợp không nên dùng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 5 tuổi trở xuống, theo quan niệm của đông y là cơ thể ở dạng “thuần dương vô âm” tức là cơ thể trẻ thường “nóng”, nên trong điều trị không nên sử dụng những thuốc bổ có tính ấm nóng vì thuốc không những không khỏi bệnh mà còn làm cho trẻ trở nên nóng hơn, bệnh nặng hơn…(nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng tức là cơ thể nóng mà dùng thuốc nóng tất sẽ điên cuồng). Bởi vậy, không nên dùng đông trùng hạ thảo cho người bị sốt, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Dong trung ha thao cuc bo nhung khong phai ai cung dung duoc-Hinh-2
Không nên dùng đông trùng hạ thảo cho người bị sốt, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ảnh: Internet.