Ăn măng cụt giảm cholesterol

(Kiến Thức) - Măng cụt còn gọi sơn trúc tử, là một loại quả ngon, đặc sản của miền Nam, chứa chất đường glucoza, maltoza và nhiều chất dinh dưỡng khác có tác dụng bổ dưỡng, phòng chữa bệnh rất tốt.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trong phần ăn được của quả măng cụt giàu dưỡng chất như chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho... và vitamin như B1, C. Theo y học cổ truyền, măng cụt có vị ngọt, tính bình, công năng kiện tỳ, dưỡng can, ích thận, sáp tinh, lợi ngũ tạng. Ăn rất tốt cho người suy nhược mệt mỏi mới ốm dậy, tiêu hóa kém. 
Theo tài liệu gần đây cho rằng, ăn măng cụt tươi có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người. Đó là kết luận của các nhà khoa học Mỹ sau khi đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về loại trái cây quý này như sau: Chống được mệt mỏi, giảm cân nặng cơ thể, giảm bệnh tim mạch, chống các phân tử lão hóa, giảm huyết áp, củng cố đường tiết niệu, giữ cân bằng dịch vị trong dạ dày, làm dịu chứng hen suyễn, chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp hưng phấn tinh thần, giảm cholesterol. Dưới dây là một số món ăn, bài thuốc từ măng cụt.
* Người suy nhược cơ thể, chữa chứng mệt mỏi ăn kém, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể: Măng cụt chín mỗi lần ăn 3 - 5 quả hằng ngày.
* Đau bụng đi cầu nôn mửa: Kinh nghiệm người dân vỏ măng cụt phơi tẩm rượu sao vàng tán nhỏ cho vào lọ mỗi lần dùng 1 thìa canh uống với nước ấm chữa đau bụng đi cầu nôn mửa.
* Tốt cho phụ nữ mang thai: Thành phần dinh dưỡng trong măng cụt chứa nhiều phốt pho và sắt. Đây là các chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bạn có thể ăn hằng ngày 3 - 4 quả. Để tăng thêm độ ngọt, mát nên cho vào tủ lạnh ăn sẽ ngon hơn.
* Giúp giảm cân: Măng cụt chứa nhiều chất xơ, nước, các kháng thể Xanthones giúp cho quá trình giảm cân của mọi người trở nên tốt hơn. 
Lưu ý: Măng cụt nên dùng trái vừa chín tới ăn rất thơm ngon, để lâu múi ngả mầu vàng, dễ bị ủng thối không lợi cho sức khoẻ. Kinh nghiệm các bà nội trợ mua măng cụt ngon hạt nhỏ, hạt lép nhiều, cơm ngon chọn quả vỏ màu tươi đều,  núm vẹo.

Khám phá bí ẩn khía cạnh sinh học của màng trinh

(Kiến Thức) - Rất nhiều người vẫn có nhiều quan niệm sai lầm về màng trinh tiết ở nữ giới dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường.

Màng trinh là gì ? Đó là niêm mạc mỏng chắn ngang âm đạo, lui vào trong độ một đốt ngón tay. Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu màng trinh có chức năng sinh học gì ngoài vai trò “chứng nhân” cho trinh tiết.
Không ai có thể thực sự biết được tại sao những bé gái sinh ra đã có màng trinh, chỉ biết rằng khi 1 bé gái mới sinh ra, màng trinh có hình bánh rán nhỏ hơi nhô lên và khá mỏng, nhưng sau khi bé gái lớn lên, nó sẽ thay đổi khá nhanh chóng, nhất là từ lứa tuổi dậy thì.
Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu màng trinh có chức năng sinh học gì ngoài vai trò “chứng nhân” cho trinh tiết.
 Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu màng trinh có chức năng sinh học gì ngoài vai trò “chứng nhân” cho trinh tiết.
Đa số màng trinh có một lỗ nhỏ để thoát dịch kinh nguyệt lúc chủ nhân còn con gái, (đôi khi còn nhiều hơn). Hình dáng, độ rộng của nó thay đổi, tùy theo cơ thể mỗi người.
Tuy hiếm, nhưng lại màng trinh bị “bít bùng”, khiến dịch kinh nguỵêt không thể thoát ra. Để giải quyết, người ta cần chọc thủng màng trinh để “mở lối”.
Một số màng trinh có độ đàn hồi rất cao hoặc lỗ thoát dịch kinh nguyệt khá rộng. Trong một hay vài lần giao hợp đầu tiên, màng chắn này vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí, có trường hợp sau khi sinh nở, nó vẫn… được bảo toàn.
Hầu hết màng trinh khi rách đều có vài giọt máu rịn ra ngoài. Tuy nhiên, không phải mọi phụ nữ đều chảy máu khi quan hệ lần đầu, cũng có khi màng trinh phụ nữ quá dầy nên không thể rách. 
Màng trinh là một 'tấm màn' mỏng,  có thể bị rách do cử động mạnh. Thường ở tuổi nhỏ, các bé gái không để ý khi vận động mạnh như hoạt động thể thao, nghịch ngợm, bị ngã, đi xe đạp, thậm chí là chạy bộ khiến màng trinh bị rách. Vì vậy, không phải phụ nữ nào lớn lên chưa quan hệ tình dục là màng trinh cũng còn nguyên vẹn. 
Việc xác định còn hay mất chỉ có giá trị khi trực tiếp nhìn thấy. Việc này phải do bác sĩ chuyên môn thực hiện chứ không thể tìm “dữ liệu” bên ngoài mà đoán già đoán non.
Màng trinh có thể vá lại dễ dàng. Ngày nay, những phụ nữ đã mất đi màng trinh hoàn toàn có thể tự tin khi có rất nhiều dịch vụ vá màng trinh ở các bệnh viện và phòng khám. Bạn hoàn toàn có thể giấu kín thông tin cá nhân khi thực hiện việc vá ở đây. Màng trinh được vá không khác gì màng trinh thật nên sẽ khó phát hiện. Tuy nhiên, đó không phải là việc chúng tôi khuyến khích hay khuyên bạn bởi đó là sự lừa dối và sẽ rất không tốt cho bạn nếu như bị phát hiện.

Lá mơ nhiều tác dụng

Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất ma, co tốt ma, mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng...

Do loại cây này có mùi khó ngửi còn gọi là lá “thối địt”, rau “dấm chó”.
 
Mơ là loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi. Thân non hơi dẹt, sau tròn, màu lục hoặc tím đỏ. Mùa ra hoa quả từ tháng 8 đến tháng 10. Có một loài cùng họ, cũng có công dụng tương tự, chỉ khác ở chỗ có quả hình cầu, lá có màu tím đỏ ở mặt sau, gọi là mơ tam thể.
 
Còn người dân miền núi lại hay dùng cây mơ rừng, cùng họ, cũng có công dụng như mơ lông. Mơ rừng có đặc trưng khác với những loài trên ở chỗ toàn thân hầu như nhẵn, lá có gốc hình tim rõ, hoa màu hồng.

Ở Việt Nam có 5 loài, nhưng mơ lông là loài phổ biến nhất, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Mơ lông có thể gặp hầu hết các tỉnh (trừ vùng núi cao, trên 1.600 m). Lá mơ thường được trồng ở những hàng rào, bờ vườn hoặc bờ nương rẫy. Có nơi được trồng để làm thuốc. Mơ lông có 2 loại: loại lá màu xanh và loại mơ tam thể. Lá mơ lông vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm săn, sát trùng.

Bài thuốc từ lá mơ lông

- Chữa kiết lỵ lâu ngày: rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề, đem sao qua sắc uống. Hoặc lá mơ lông tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi vị 100 gr sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

- Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn: lá mơ lông 80 gr, cỏ nhọ nồi tươi 150 gr, lá đại khanh 30 gr, hạt cau 16 gr, bách bộ 12 gr, vỏ đại 8 gr, sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày.

- Chữa lỵ: lá mơ lông, lá trâu cổ, mỗi vị 20 gr, lá lốt, nụ sim mỗi vị 10 gr sắc uống hoặc làm viên uống ngày một thang. Hoặc lá mơ lông 30 gr, cỏ sữa 25 gr, rau sam 20 gr, hạt cau khô, vỏ măng cụt mỗi vị 10 gr, thổ phục linh, bạch thược mỗi vị 5 gr sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán nhỏ mỗi lần uống 8 gr, ngày uống 3 lần.

- Chữa tiêu chảy ra máu: lá mơ tam thể, rau sam, cây cứt lợn (mỗi vị 6 gr), đọt cà ăn quả 15 gr, xuyên tâm liên 4 gr. Sắc uống mỗi ngày một thang.

- Chữa ho gà : lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.

- Một số người còn dùng loại lá xanh không lông để chữa men gan tăng trong các bệnh viêm gan. Mỗi lần dùng 20-25 gr lá tươi, đem rửa sạch, xay nghiền nát gạn lấy nước khoảng độ 250-300 ml, ngày uống 2 lần sáng và tối, thời gian uống từ 5-7 ngày liên tục.

Theo BS Trang Xuân Chi
Thanh niên