Ấn Độ tiễn biệt toàn bộ “quan tài bay” MiG-21FL

(Kiến Thức) - Không quân Ấn Độ đã loại biên chế toàn bộ biến thể tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-21FL sau buổi lễ trang trọng vào ngày hôm nay.

Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn thông báo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, lực lượng này đã chính thức cho nghỉ hưu toàn bộ các máy bay chiến đấu MiG-21FL sau một buổi lễ duyệt binh đặc biệt vào ngày hôm nay.
Buổi lễ được tổ chức tại căn cứ không quân Kalaykunda ở Tây Bengal với sự có mặt của Tư lệnh Không quân Ấn Độ N.A.K Browne.
Trong buổi lễ trang trọng này, phi đội 4 MiG-21FL đã thực hiện lần cất cánh cuối cùng sau hàng chục năm phục vụ. Ngoài ra, “hậu bối” MiG-27 và Su-30MKI đã tham gia bay “tiễn biệt, tỏ lòng tôn kính” chiếc tiêm kích huyền thoại từng được trang bị rộng rãi trong Không quân Ấn Độ.
Tiêm kích đánh chặn MiG-21.
Tiêm kích đánh chặn MiG-21.
Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-21FL xuất khẩu cho Ấn Độ được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-11F-300, radar R1L, không có pháo trong thân và chỉ có 2 giá treo trên cánh mang vũ khí (2 tên lửa không đối không tầm ngắn K-13/R-3S hoặc ống phóng rocket UB-16-57U cỡ 57mm hoặc bom không điều khiển FAB-100/250).
Trong tháng 4, Ấn Độ đã kỷ niệm 50 năm ngày chiếc MiG-21 bắt đầu được đưa vào phục vụ. Thỏa thuận được ký kết trong năm 1962 và bắt đầu chuyển giao ngay năm sau đó. Năm 1967, Hindustan Aeronautics Limited đã sản xuất chiếc MiG-21 đầu tiên theo giấy phép sản xuất trong Không quân Ấn Độ. Nước này có ý định rút toàn bộ biến thể MiG-21 khỏi biên chế (khoảng 250 chiếc) từ năm 2018.
“Chúng tôi bay trên các máy bay khác, nhưng trái tim chúng tôi vẫn còn ở lại với MiG-21”, tư lệnh Không quân Ấn Độ Browne nói.
 “Chúng tôi bay trên các máy bay khác, nhưng trái tim chúng tôi vẫn còn ở lại với MiG-21”, tư lệnh Không quân Ấn Độ Browne nói.
Mặc dù trong suốt thời gian phục vụ, có tới hàng trăm vụ tai nạn liên quan tới MiG-21 khiến phi công Ấn Độ phải gọi nó là “quan tài bay”. Nhưng, MiG-21 vẫn dành được nhiều cảm tình từ phi công, chỉ huy cao cấp không quân.
Nhiều chỉ huy Không quân Ấn Độ đã bắt đầu sự nghiệp của mình trên MiG-21. “Tôi đã bay trên các tiêm kích MiG-21 trong hơn 10 năm”, nguyên soái đã nghỉ hưu S. Krishnaswamy cho biết.
“Chúng tôi bay trên các máy bay khác, nhưng trái tim chúng tôi vẫn còn ở lại với MiG-21”, tư lệnh Không quân Ấn Độ Browne nói.

Trung Quốc bí mật bán MiG-21 “nhái” cho Tanzania

(Kiến Thức) - Tanzania đã tiếp nhận từ Trung Quốc 12 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-7TN – phiên bản xuất khẩu của J-7G được Trung Quốc sao chép mẫu MiG-21 Liên Xô.

Tận mắt “quan tài bay” của Không quân Ấn Độ

Theo thống kê mới nhất được Không quân Ấn Độ cung cấp, chỉ trong vòng 3 năm nước này đã mất tới 29 chiến đấu cơ và 6 phi công. Còn theo một báo cáo khác từ năm ngoái, trong 30 năm nước này mất tất cả 482 máy bay do tai nạn. Ở cả hai báo cáo, có một điểm chung là đều xuất hiện 2 cái tên MiG-21 và MiG-27. Đây được xem là những “tội đồ” của không quân nước này do gặp nhiều tai nạn trong nhiều năm.
Theo thống kê mới nhất được Không quân Ấn Độ cung cấp, chỉ trong vòng 3 năm nước này đã mất tới 29 chiến đấu cơ và 6 phi công. Còn theo một báo cáo khác từ năm ngoái, trong 30 năm nước này mất tất cả 482 máy bay do tai nạn. Ở cả hai báo cáo, có một điểm chung là đều xuất hiện 2 cái tên MiG-21 và MiG-27. Đây được xem là những “tội đồ” của không quân nước này do gặp nhiều tai nạn trong nhiều năm.

Thậm chí, phi công Ấn Độ từ lâu gọi những chiếc tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21 là “quan tài bay” vì độ an toàn thấp của nó.
Thậm chí, phi công Ấn Độ từ lâu gọi những chiếc tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21 là “quan tài bay” vì độ an toàn thấp của nó.

MiG-21 được xem là một trong những tiêm kích thành công nhất thế giới. Dù đã ra đời từ cách đây nửa thế kỷ, nhưng nó vẫn phục vụ phổ biến ở hàng chục quốc gia. Ấn Độ đưa vào sử dụng MiG-21 từ những năm 1960, tới ngày nay họ vẫn còn khoảng 260 chiếc loại này.
MiG-21 được xem là một trong những tiêm kích thành công nhất thế giới. Dù đã ra đời từ cách đây nửa thế kỷ, nhưng nó vẫn phục vụ phổ biến ở hàng chục quốc gia. Ấn Độ đưa vào sử dụng MiG-21 từ những năm 1960, tới ngày nay họ vẫn còn khoảng 260 chiếc loại này.

Những chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã trải qua một chương trình hiện đại hóa sâu rộng lên chuẩn MiG-21 Bison. Chương trình này đã giúp MiG-21 có được sức mạnh mới chiến đấu ngang ngửa với F-15/16 đời đầu của Mỹ. Nhưng điều đó không thể giúp nó thoát khỏi danh hiệu “quan tài bay”.
Những chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã trải qua một chương trình hiện đại hóa sâu rộng lên chuẩn MiG-21 Bison. Chương trình này đã giúp MiG-21 có được sức mạnh mới chiến đấu ngang ngửa với F-15/16 đời đầu của Mỹ. Nhưng điều đó không thể giúp nó thoát khỏi danh hiệu “quan tài bay”.

Hầu hết các vụ tai nạn liên quan tới MiG-21 được được giải thích là do “lỗi kỹ thuật và con người”. Nhưng các quan chức Nga (“cha đẻ” MiG-21) cho rằng, Ấn Độ đã mua phải linh kiện thay thể rởm từ các nhà cung cấp phụ tùng ngoài Nga. Đây có lẽ là sự giải thích khá hợp lý, vì ngoài Ấn Độ các nước khác dùng MiG-21 không xảy ra nhiều vụ tai nạn tới vậy.
Hầu hết các vụ tai nạn liên quan tới MiG-21 được được giải thích là do “lỗi kỹ thuật và con người”. Nhưng các quan chức Nga (“cha đẻ” MiG-21) cho rằng, Ấn Độ đã mua phải linh kiện thay thể rởm từ các nhà cung cấp phụ tùng ngoài Nga. Đây có lẽ là sự giải thích khá hợp lý, vì ngoài Ấn Độ các nước khác dùng MiG-21 không xảy ra nhiều vụ tai nạn tới vậy.

Dù bất kể nguyên nhân tai nạn là do đâu, Ấn Độ kiên quyết sẽ loại bỏ 260 chiếc MiG-21 trong giai đoạn 2014-2017.
Dù bất kể nguyên nhân tai nạn là do đâu, Ấn Độ kiên quyết sẽ loại bỏ 260 chiếc MiG-21 trong giai đoạn 2014-2017.

Loại máy bay thứ hai được xem là “quan tài bay” trong Không quân Ấn Độ là cường kích cơ cánh cụp cánh xòe MiG-27. Ấn Độ đang duy trì khoảng 120 chiếc loại này.
Loại máy bay thứ hai được xem là “quan tài bay” trong Không quân Ấn Độ là cường kích cơ cánh cụp cánh xòe MiG-27. Ấn Độ đang duy trì khoảng 120 chiếc loại này.

Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27 cũng xảy ra nhiều vụ tai nạn, có lẽ chỉ đứng thứ 2 sau MiG-21. Theo số liệu thống kê 3 năm, có tới 8 chiếc MiG-27 gặp nạn (MiG-21 là 12 chiếc).
Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27 cũng xảy ra nhiều vụ tai nạn, có lẽ chỉ đứng thứ 2 sau MiG-21. Theo số liệu thống kê 3 năm, có tới 8 chiếc MiG-27 gặp nạn (MiG-21 là 12 chiếc).

Các vụ tai nạn hầu hết được giải thích với lý do tương tự như với MiG-21.
Các vụ tai nạn hầu hết được giải thích với lý do tương tự như với MiG-21.

Ấn Độ dự kiến cho nghỉ hưu toàn bộ MiG-27 vào năm 2025.
Ấn Độ dự kiến cho nghỉ hưu toàn bộ MiG-27 vào năm 2025.