Ấn Độ thu giữ tên lửa PL-15, "quốc bảo" Trung Quốc có thể bị sao chép

Ấn Độ đã thu được tên lửa không đối không tầm xa PL-15 của Pakistan, do Trung Quốc sản xuất. Câu hỏi đặt ra là liệu Ấn Độ có thể sao chép quả tên lửa này?

remnants-of-chinese-origin-long.jpg
Các phần tên lửa PL-15E rơi gần làng Kamahi Devi được Quân đội Ấn Độ công bố hôm 13/5. Ảnh: ANI

Hãng tin IANS của Ấn Độ hôm 9/5 cho biết, vào ngày 7/5, tại làng Kamahi Devi ở quận Hoshiarpur, bang Punjab, miền bắc nước này, người dân Ấn Độ đã tìm thấy "chiến lợi phẩm" trên cánh đồng, đó là một tên lửa không đối không tầm xa PL-15E của quân đội Pakistan, do Trung Quốc sản xuất, đã được tìm thấy trong trạng thái gần như nguyên vẹn.

Hình ảnh hiện trường, cho thấy phần lớn thân tên lửa vẫn nguyên vẹn, với đầy đủ cánh lái và cánh nâng. Phần đầu tên lửa đã bị vỡ, bộ phận nghi là hệ thống dẫn đường nằm gần đó.

Quả tên lửa mang số hiệu P15E12203039 và dòng chữ "Tập đoàn công nghệ điện tử Trung Quốc, Viện 55" có thể nhìn thấy rõ trên thân tên lửa. Quả tên lửa PL-15E, theo thiết kế, nếu không trúng mục tiêu, sẽ tự hủy sau khi hết nhiên liệu; nhưng do cơ chế tự hủy bị hỏng đã vô tình làm tên lửa “hạ cánh an toàn” trên cánh đồng của Ấn Độ.

Việc thu được quả tên lửa PL-15E còn tương đối nguyên vẹn, là cơ hội có “1 không 2” để Ấn Độ nghiên cứu tính năng kỹ chiến thuật cũng như những hạn chế của tên lửa, từ đó có giải pháp kỹ - chiến thuật, để đối phó với vũ khí tương tự của đối phương. Thậm chí Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Singh đã đưa ra lời hứa táo bạo: "Cho tôi ba năm để chế tạo phiên bản PL-15 của Ấn Độ"?

Câu hỏi đặt ra là Ấn Độ đủ năng lực để sao chép tên lửa của Trung Quốc? Trước hết radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) của đầu dò tên lửa, chính là phần Ấn Độ khó sao chép nhất, phần dễ sao chép nhất là đầu đạn. Vỏ động cơ được đánh dấu là "sản xuất năm 2015" – có thể quả tên lửa này được Trung Quốc sản xuất từ 10 năm trước.

2-1194.jpg
Mô hình tên lửa PL-15E trong một cuộc triển lãm của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Để bảo vệ bí mật tên lửa, Trung Quốc đã tạo ra hợp kim đặc biệt được pha trộn trong vật liệu composite silicon carbide, từ đó sẽ tạo ra các tín hiệu giả trong quá trình quét tia X. Liệu phòng thí nghiệm của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), có thể phân tích được vật liệu chế tạo radar tự dẫn của tên lửa PL-15 hay không?

Trong khi dây chuyền sản xuất tên lửa PL-15 của Trung Quốc, được CCTV tiết lộ, có thể sản xuất tên lửa loại này với tốc độ 30 tên lửa/ngày. Ấn Độ hiện vẫn phải nhập khẩu 60% linh kiện máy bay chiến đấu Tejas. Vậy Ấn Độ liệu có sản xuất được ba bộ phận chính của tên lửa là radar AESA, động cơ xung kép và liên kết dữ liệu chống nhiễu.

Các thành phần chế tạo radar AESA là gali nitride (GaN T/R), yêu cầu tấm nền wafer có độ tinh khiết 99,9999%; nhưng các nhà máy bán dẫn tiên tiến nhất của Ấn Độ vẫn đang sử dụng quy trình 28 nanomet và chất lượng wafer của họ chỉ bằng chưa đến 1/3 so với Trung Quốc.

Công thức nhiên liệu sử dụng cho động cơ xung kép có thể được gọi là "mã hóa học". Trong khi vấn đề ổn định nhiên liệu của tên lửa Astra của Ấn Độ, cho đến nay vẫn chưa được giải quyết và vẫn chưa có giải pháp sau ba vụ nổ trong phòng thí nghiệm.

Về hệ thống liên kết dữ liệu, các vũ khí của Nga, Pháp, Israel và Mỹ hiện đang có trong biên chế chiến đấu trong Quân đội Ấn Độ, giống như những “ngôn ngữ khó hiểu” trong Tháp Babel, với độ trễ phối hợp lên tới 17 giây. Trong khi độ chính xác đồng bộ dữ liệu của máy bay cảnh báo sớm PL-15E và ZDK-03 là 0,3 giây.

3-3632.jpg
Mảnh vỡ tên lửa PL-15 mà Quân đội Ấn Độ thu được ở bang Uttar Pradesh. Ảnh ANI

Sự thật tàn khốc hơn là quả tên lửa PL-15 mà Ấn Độ thu được, chỉ là phiên bản “hạ cấp” mà Trung Quốc xuất khẩu. Tầm bắn của phiên bản PL-15 được trang bị trong không quân Trung Quốc đã vượt quá 200 km và độ chính xác trong radar AESA tự dẫn là 256 phần tử gali nitride, gấp đôi so với phiên bản xuất khẩu.

Khoảng cách thế hệ này, giống như cố gắng bắt kịp một máy tính lượng tử có bàn tính. Trong khi Ấn Độ vẫn đang cố gắng tìm hiểu công nghệ tên lửa Trung Quốc sản xuất năm 2015, thì ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang phát triển vũ khí hỗ trợ cho máy bay thế hệ thứ sáu.

Trên thị trường vũ khí quốc tế, một kỹ sư của Công ty Raytheon Mỹ sau khi chứng kiến màn không chiến ngoài tầm nhìn giữa không quân Ấn Độ và Pakistan đêm ngày 7/5 đã cho biết, tên lửa PL-15 của Trung Quốc không hề kém cạnh tên lửa AIM-260 của Mỹ.

Còn “ông lớn” Dassault trong ngành công nghiệp quốc phòng của Pháp lo lắng về huyền thoại máy bay chiến đấu Rafale sẽ bị phá vỡ, và Dassault ra tuyên bố chỉ sau một đêm rằng, họ sẽ nâng cấp hệ thống radar trên chiến đấu cơ Rafale. Tất nhiên, chu kỳ nâng cấp hoàn thành sau ba năm nữa và giá máy bay này sẽ tiếp tục tăng.

Trong khi Nga đã tận dụng cơ hội này để quảng bá tên lửa Product-180 dành cho chiến đấu cơ tàng hình Su-57, tuyên bố rằng nó được thiết kế chuyên biệt để đánh bại chiến đấu cơ của Ukraine; nhưng tên lửa không đối không này về tầm bắn chỉ 150 km.

4-9990.jpg
Mảnh vỡ tên lửa PL-15 mà Quân đội Ấn Độ thu được ở bang Uttar Pradesh. Ảnh ANI

Hiện Ấn Độ thành lập một "nhóm nghiên cứu đặc biệt" để nghiên cứu mô hình công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, để áp dụng vào Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ liệu có học được, khi dây chuyền sản xuất của Tập đoàn hàng không Thành Đô, đã có năng lực sản xuất chiến đấu cơ tàng hình J-20, với số lượng 50 chiếc/năm;

Trong khi Viện nghiên cứu gốm sứ chính xác ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây đã có bước đột phá trong công nghệ linh kiện gali nitride trong băng tần truyền thông 6G. Do vậy việc nghiên cứu một tên lửa không đối không được sản xuất cách đây 10 năm của Trung Quốc, trên thực tế cũng không giúp ích gì lớn cho phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.

Tư duy "Madein India" kéo dài 40 năm của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đã bị phơi bày hoàn toàn trước trận không chiến hôm 7/5. Chúng ta có thể thấy xe tăng Arjun ra mắt năm 1983 vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Chu kỳ phát triển máy bay chiến đấu Tejas dài hơn quá trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc, chưa kể đến hệ thống phòng không Akash, được đưa vào biên chế cách đây 30 năm, nhưng không thấy “có mặt” trong trận không chiến vừa qua.

Video Binh sĩ Ấn Độ tại hiện trường tên lửa PL-15E rơi ngày 9/5. Video: X/Kunal Biswas 707

Trong khi Ấn Độ đang ăn mừng việc thu hồi được quả tên lửa PL-15, thì các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong đường hầm gió ở tây nam Trung Quốc, đang ghi lại các thông số thử nghiệm của tên lửa không đối không thế hệ thứ sáu của họ.

Tình trạng khó khăn của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ hiện nay, giống như một lời cảnh tỉnh cho tất cả các nước đang phát triển - nếu không có hệ thống công nghiệp đổi mới sáng tạo độc lập, tất cả những gì họ có thể đạt được chỉ là tàn tích của nền văn minh công nghệ.

Nga cải tiến UAV Geran-2 khiến pháo phòng không Ukraine bất lực

"Cao hơn, xa hơn và mạnh hơn", UAV cảm tử tầm xa Geran của Nga đã tăng độ cao bay, ngay lập tức khiến các nhóm phòng không cơ động của Ukraine bất lực.

1-7039.jpg
Lực lượng phòng không Ukraine đang giảm số lượng các đơn vị phòng không cơ động, chuyển lính phòng không sang bộ binh vì các lý do sau. Trước hết, do các đơn vị chiến đấu ở tiền tuyến thiếu hụt linh bộ binh; tiếp đến là những UAV cảm tử của Nga như Geran hiện giờ bay cao hơn, xa hơn và sức công phá lớn hơn nhiều.
2-2129.jpg
Vài ngày trước, các nguồn tin của Ukraine đã bắt đầu viết về loại UAV Geran mới của Nga (Ukraine gọi là Shahed-136). Đầu tiên, UAV Geran của Nga đã được trang bị đầu đạn mạnh hơn; giờ đây, Geran-2 có thể mang đầu đạn 90 kg thay vì 50 kg như trước đây.

Ukraine thất vọng về khả năng đánh chặn của Patriot

Lực lượng phòng không Ukraine thất vọng về khả năng của hệ thống tên lửa phòng không Patriot trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga.

1.jpg
Trong đêm 24/5 và rạng sán 25/5, quân đội Nga (RFAF) đã thực hiện một trong những cuộc tấn công phối hợp lớn nhất từ đầu năm vào thủ đô Ukraine. Truyền thông Ukraine cho biết, Kiev rung chuyển bởi những tiếng nổ lớn, sau đó là những đám cháy lớn đã bùng phát tại nhà máy hàng không Antonov, nới sản xuất UAV và các loại vũ khí khác, bao gồm cả tên lửa.
2.jpg
Mặc dù Không quân Ukraine một lần nữa tuyên bố đã bắn hạ gần như toàn bộ 245 UAV tự sát và 6 trong số 14 tên lửa đạn đạo, nhưng các vụ nổ trên mặt đất lại khác xa so với những số liệu thống kê này. Theo số liệu mới nhất, có khoảng 20 vụ nổ xảy ra riêng tại nhà máy Antonov. Ngoài ra còn có các cuộc tấn công vào xưởng số 4 lắp ráp UAV của nhà máy Artem.

Quân đội Nga dồn sức đột phá vào mặt trận Nam Donetsk

Quân đội Nga dồn sức đột phá vào mặt trận Nam Donetsk, áp sát tỉnh Dnieper; bom FAB-1500 phá hủy sở chỉ huy của Lữ đoàn dù Ukraine ở Komar.

1-1645.jpg
Cuối tuần qua, các đơn vị thuộc Cụm quân phía Nam (Cụm Vostok) của quân đội Nga (RFAF) tiếp tục đột phá tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine (AFU) trên hướng mặt trận Nam Donetsk, ở các khu vực Shakhtyorsk, Vremevsky và Pologsk. Mọi nỗ lực phản công của AFU đều bị đẩy lùi và chịu tổn thất đáng kể và phải rút lui về vị trí ban đầu.
2-4015.jpg
Ngoài ra, các đơn vị của Cụm Vostok đã kiểm soát ngôi làng Otradnoye có giá trị chiến thuật quan trọng, là đầu cầu để quân Nga tiến công khu vực kiên cố của quân Ukraine ở làng Komar. Như vậy, quân Nga đã hình thành vòng vây ban đầu với cứ điểm Komar theo ba hướng: đông bắc (từ Bogatyr), đông (từ Otradny) và nam (dọc theo sông Mokrye Yaly).