Ấn Độ đạt bước tiến lớn với tên lửa hành trình BrahMos

(Kiến Thức) - Sau hơn 3 năm phát triển cuối cùng Ấn Độ đã tích hợp thành công tên lửa hành trình BrahMos lên tiêm kích đa năng Su-30MKI.

Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn nguồn từ Tổng Công ty Hàng không nhà nước Hindustan Aeronautics Limited (HAL) Ấn Độ cho biết, công ty này đã tích hợp thành công biến thể trên không của tên lửa hành trình BrahMos lên các tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Theo nguồn tin, HAL đã phải mất hơn 6 tháng để tiến hành thay đổi một số cấu trúc quan trọng trên tên lửa BrahMos và cả tiêm kích Su-30MKI, nhằm phân bố lại tải trọng trên các giá treo vũ khí của máy bay này khi mang theo BrahMos.
An Do dat buoc tien lon voi ten lua hanh trinh BrahMos
 Sức mạnh của Không quân Ấn Độ sẽ được tăng thêm gấp bội khi Su-30MKI được trang bị các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
S.Subramanyan - Giám đốc phụ trách dự án này tiết lộ với Itar-Tass rằng, phía Nga cũng đã cử các kỹ sư sang hỗ trợ cho Ấn Độ trong việc thay đổi cấu trúc phần thân bên dưới của Su-30MKI để có thể tích hợp được một tên lửa dài hơn 9m như BrahMos.
Ông này cũng cho biết thêm rằng, đợt thử nghiệm trên không đầu tiên của biến thể tên lửa hành trình phóng từ trên không BrahMos sẽ được diễn ra vào tháng 3 năm nay, nhằm đánh giá thành quả đạt được của dự án hợp tác giữa các kỹ sư Nga và Ấn Độ sau hơn 3 năm phát triển. Bên cạnh đó, một chiếc Su-30MKI khác cũng sẽ được chuẩn bị sẵn sàng đợt thử nghiệm thứ hai, ngay sau khi đợt thử nghiệm đầu tiên kết thúc và sẽ mất ít nhất 1 năm để có thể hoàn tất toàn bộ quá trình thử nghiệm này.
An Do dat buoc tien lon voi ten lua hanh trinh BrahMos-Hinh-2
 BrahMos-A sẽ là cánh tay vươn dài của Không quân Ấn Độ và đóng vai trò như một loại vũ khí răn đe hiệu quả với bất cứ mối đe dọa nào.
Trong tương lai, Không quân Ấn Độ sẽ tiến hành sửa đổi ít nhất 42 chiếc tiêm kích Su-30MKI để có thể mang theo các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. Được biết, biến thể trên không được định danh là BrahMos-A có trọng lượng nhỏ hơn 500kg và ngắn hơn 50cm so với phiên bản BrahMos tiêu chuẩn.
Trước đó vào tháng 10/2012, Ủy ban an ninh của chính phủ Ấn Độ đã đồng ý chi thêm 1,1 tỷ USD mua khoảng 200 biến thể tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A để trang bị cho các máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI của nước này.

Lược sử Su-27/30 trên đất Trung Quốc qua ảnh (1)

(Kiến Thức) - Đầu những năm 1990, Trung Quốc chính thức sở hữu những tiêm kích Su-27 giúp thay đổi sức mạnh không quân một cách căn bản.

Ngày 27/6/1992, Nga chuyển cho Trung Quốc một lô 12 máy bay Su-27. Đây là một phần trong đơn đặt hàng 26 chiếc gồm: 20 Su-27SK và 6 Su-27UBK của Bắc Kinh. Trong ảnh, Su-27 và phi công đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Trung Quốc 1/10/1999.
Ngày 27/6/1992, Nga chuyển cho Trung Quốc một lô 12 máy bay Su-27. Đây là một phần trong đơn đặt hàng 26 chiếc gồm: 20 Su-27SK và 6 Su-27UBK của Bắc Kinh. Trong ảnh, Su-27 và phi công đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Trung Quốc 1/10/1999.
Phần thứ 2 của đơn đặt hàng được chuyển tới vào tháng 11 cùng năm. Tất cả đều biên chế về trung đoàn 9, sư đoàn 3, không quân PLA đóng tại Vu Hồ, An Huy. Trong ảnh là chiếc Su-27SK thứ 20 của lô 38 được chuyển về trong đợt này.

Phần thứ 2 của đơn đặt hàng được chuyển tới vào tháng 11 cùng năm. Tất cả đều biên chế về trung đoàn 9, sư đoàn 3, không quân PLA đóng tại Vu Hồ, An Huy. Trong ảnh là chiếc Su-27SK thứ 20 của lô 38 được chuyển về trong đợt này.

Trung Quốc xây trạm radar mảng pha khống chế radar Đài Loan

(Kiến Thức) - Trạm radar mảng pha cực mạnh của Trung Quốc có khả năng vô hiệu hóa radar cảnh báo sớm chống tên lửa của Quân đội Đài Loan.

Theo tạp chí quốc phòng Khán Hòa đưa tin, ngoài việc triển khai lực lượng tàu chiến và máy bay chiến đấu hùng hậu áp sát eo biển Đài Loan, Quân đội Trung Quốc cũng đang âm thầm lên kế hoạch tác chiến điện tử cho một cuộc xung đột trong tương lai với Đài Loan.
Được biết, Quân đội Trung Quốc đã cho xây dựng một trạm radar cực lớn tại khu vực Huian thuộc tỉnh Phúc Kiến nằm gần eo biển Đài Loan, với một hệ thống radar quét mảng pha điện tử thụ động cao hơn 680m. Trạm radar này được thiết kế để có thể theo dõi mọi tần số và tín hiệu phát ra từ trạm radar cảnh báo sớm mảng pha PAVE PAWS Lạc Sơn của Quân đội Đài Loan tại tỉnh Tân Trúc.