Ám ảnh nỗi đau trẻ nhiễm độc chì

(Kiến Thức) - Thế hệ tương lai khi sinh ra đã nhiễm độc chì trong máu do công việc tái chế pin của bố mẹ... Nỗi đau này, ai sẽ gánh?

Hơn 30 năm qua, nghề tái chế pin, ắc quy với cách làm hết sức thô sơ đã trở thành “cần câu cơm” và thậm chí là bước tiến làm giàu cho không ít hộ dân ở làng Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Việc nấu chì tại các lò thường đem lại thu nhập từ 700-800 nghìn đồng/người/đêm, việc làm các công đoạn đơn giản hơn cũng đem lại thu nhập tới 300 nghìn đồng/ngày nên đã thu hút biết bao lao động trong làng Đông Mai tham gia. Họ thực hiện công việc tại xưởng, hay cả tại nhà riêng rồi đổ hoá chất ngay ra sân, ra kênh mương, ra cánh đồng.
Không biết từ bao giờ, đất, nước, không khí… hay cây lúa, bó rau của làng Đông Mai đều nhiễm độc chì, và bây giờ tới cả những đứa trẻ…
Phỏng vấn chính người dân thuộc Đông Mai, không khỏi xót xa khi tỷ lệ trẻ em nhiễm độc chì hiện nay của làng đã rất nghiêm trọng. Đặc biệt có tới 24 bé có hàm lượng chì trong máu ở mức nguy hiểm, 17 ở mức báo động, 4 ở mức cao và một ở mức ranh giới. Cho tới thời điểm này, hàm lượng chì trong máu của hàng chục trẻ em ở đây đều cao hơn mức cho phép từ 30 – 75 Mg/dl.

Tiến sĩ Phạm Duệ (Nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai) cho biết trẻ nhiễm độc chì đa số sẽ chậm phát triển cả thể lực và trí tuệ, thấp bé nhẹ cân, suy giảm chỉ số thông minh (IQ), nặng thì tâm thần, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng… Không những thế, việc chữa trị cho trẻ em bị nhiễm độc chì cũng cần một lượng chi phí không hề nhỏ, cộng với khó khăn nhiều hơn khi có người dân không hề hay biết con mình bị nhiễm độc cho tới khi quá muộn.
Chị Dương Thị Hà ở Đông Mai có con bị nhiễm độc chì tới 76%, lâm vào tình cảnh khó khăn, chạy vạy khắp nơi, thậm chí rao bán cả đàn chó để chữa bệnh cho con, nhưng ai đến cũng lắc đầu quay đi, không buồn trả giá bởi khi nhìn thấy những con chó dị tật, họ đều có quyền nghi ngờ chúng nhiễm độc chì, dẫn đến dị dạng cơ thể...
Hình ảnh đôi mắt trong sáng của trẻ thơ đối lập với hiện thực nhiễm độc chì nhức nhối tại Đông Mai thực sự ám ảnh không ít cho người xem của Nóng & Lạ. Tương lai của thế hệ trẻ, những đứa bé vô tội này rồi sẽ ra sao khi chúng không thể tự cứu lấy bản thân mình? Chính quyền địa phương đã làm gì để đến một ngày ánh mắt ám ảnh kia được thay thế bằng khuôn mặt tươi mới, đầy sức sống của trẻ em Đông Mai? Mời các bạn đón xem trong chương trình “Nóng & Lạ”, phát sóng 20h15 thứ Hai (22/12), phát lại lúc 10h15 thứ Ba và 16h45 thứ Tư trong tuần, trên kênh An Viên (Truyền hình An Viên).

12 nạn nhân sập hầm thủy điện được cứu thoát thế nào?

(Kiến Thức) - Vụ cứu thoát thành công 12 nạn nhân vụ sập hầm thủy điệnLâm Đồng có lẽ là kỳ tích không thể nào quên trong lịch sử cứu hộ của VN.

Đến chiều 19/12, tức là sau 4 ngày hầm thủy điện Đạ Dâng bị sập, vùi lấp 12 công nhân đang thi công trong hầm, nhiều người đã nghĩ đến kết cục xấu dành cho các nạn nhân đang bị cô lập với thế giới bên ngoài. Công tác cứu hộ diễn ra khẩn trương với các phương án được đưa ra và tiến hành đồng thời: khoan lỗ từ cửa hầm, khoan lỗ từ hạ lưu (cửa hầm phía bên kia) và khoan từ trên đỉnh đồi xuống.
Với phương án “hầm trong cát” được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chấp thuận, các chiến sĩ công binh đã chọn cách tiếp cận với nạn nhân một cách nhanh nhất là đi từ ngách hầm.
Với phương án “hầm trong cát” được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chấp thuận, các chiến sĩ công binh đã chọn cách tiếp cận với nạn nhân một cách nhanh nhất là đi từ ngách hầm.  

Truyền hình An Viên tặng 50.000 đầu thu cho hộ nghèo Hà Nội

(Kiến Thức) -Sáng nay (2/10), Truyền hình An Viên phối hợp với Sở TT&TT Hà Nội đã trao tặng hàng nghìn đầu thu kỹ thuật số cho các hộ nghèo Thủ đô.

Nhằm tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, Kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội cũng như thiết thực tri ân người dân Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ Đô, sáng nay (2/10), Truyền hình An Viên (Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) phối hợp với Sở TT&TT Hà Nội đã tổ chức buổi lễ trao tặng hàng nghìn đầu thu kỹ thuật số cho các hộ nghèo trên địa bàn Thủ đô.
Ông Trần Đăng Tuấn – Phó Chủ tịch HĐQT An Viên Group trao tặng đầu thu kỹ thuật số cho các hộ nghèo.
Ông Trần Đăng Tuấn – 
Phó Chủ tịch HĐQT An Viên Group

trao tặng đầu thu kỹ thuật số cho các hộ nghèo.

Phóng sự: Bạn biêt gì về công nghệ số TH An Viên?

(Kiến Thức) - Chưa đầy 2 tuần sau khi được cấp phép tần số thứ tư, Truyền hình An Viên đã đưa vào phát sóng thử nghiệm. 

Đây được coi là kỉ lục về thời gian lên sóng sau khi được cấp phép so với bất kỳ đơn vị truyền dẫn phát sóng nào trên toàn thế giới.

Bí ẩn những ngôi nhà ma ở Đà Lạt

(Kiến Thức) - Những biệt thự cổ kính và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt. Cũng từ đó mà những câu chuyện bí hiểm về “biệt thự ma” xuất hiện.

Người nắm giữ nhiều bí ẩn của những ngôi biệt thự cổ kính là kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Ông là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng của Đà Lạt. Những câu chuyện kỳ bí có vẻ hoang đường, ảo ảnh… Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó.
Những biệt thự cổ kính trong sương và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt.
 Những biệt thự cổ kính trong sương và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt.
Khách du lịch hiếu kỳ đến Đà Lạt, có thể nghe đâu đó truyền miệng những giai thoại u âm và kỳ lạ. Dù cổ kính hay hiện đại, những ngôi nhà ma trở thành điểm đến, trong hành trình khám phá của du khách.
Có những biệt thự hoang vu vắng lặng, cửa đóng then cài, nhưng cũng có những ngôi nhà vẫn còn người cư trú như một thử thách của hai thế giới âm - dương cách biệt. Và sự thật thì du khách nhìn thấy ma hay không?
Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó.
Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó. 
Trong không gian u tịch lạnh lẽo dưới những cánh rừng thông Đà Lạt, nhóm phóng viên Truyền hình An Viên theo chân kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Họ cùng tham gia hành trình khám phá những biệt thự hoang ở đèo Prenn.
Câu chuyện lý lịch xoay quanh biệt thự hoang có nhiều màu sắc ghê rợn, khác nhau. Đó là nơi oan khốc với những cái chết hãi hùng. Một số du khách đến trú ngụ đã bị những oan hồn trở về quấy phá. Đâu là sự thật? Phải chăng nỗi ảm ảnh, mơ hồ của những người yếu bóng vía? Và những giai thoại rùng rợn được nghe kể với nhiều tình tiết khác nhau.
Có nhiều giai thoại rùng rợn về những ngôi biệt thự ma ở Đà Lạt.
 Có nhiều giai thoại rùng rợn về những ngôi biệt thự ma ở Đà Lạt.

Cây lục bình cứu sống bà lão sau 5 ngày trôi sông.

(Kiến Thức) - Cây lục bình cứu sống bà lão trôi sông ở Vĩnh Long khoảng giữa tháng 11 vừa qua là câu chuyện kỳ diệu và may mắn.

Sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm, người dân phát hiện bà lão cách nhà khoảng 8 cây số, đang nằm bất tỉnh trên một đám lục bình. Đến nay, bà Phạm Thị Mai (63 tuổi) đã hồi phục sức khoẻ và xuất viện.
Lục bình là một loại thực vật thân quen đối với người dân sông nước miền tây Nam Bộ. Lục bình còn được gọi là bèo tây được bồi bổ bởi phù sa màu mỡ của dòng sông MeKong. Chúng phát triển mạnh mẽ đến mức cản trở giao thông đường thuỷ.