Ai đứng sau đường dây tiền ảo Modern Tech lừa 15.000 tỉ?

Ngày 11/4, Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm đã có công văn khẩn giao Công an TP kiểm tra, xác minh đường dây tiền ảo đa cấp liên quan Công ty CP Modern Tech, nơi đang bị tố đã lừa 15.000 tỉ đồng.

Vụ vỡ đường dây tiền ảo khiến 32.000 nhà đầu tư kêu trời được Tuổi Trẻ cho hay:
Trong buổi họp báo ngày 11/4, ông Diệp Khắc Cường (ngồi đầu bàn) - chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển Mạng lưới hữu nghị (FNC) - lên tiếng phủ nhận việc liên quan đến đường dây lừa đảo tiền ảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH
 Trong buổi họp báo ngày 11/4, ông Diệp Khắc Cường (ngồi đầu bàn) - chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển Mạng lưới hữu nghị (FNC) - lên tiếng phủ nhận việc liên quan đến đường dây lừa đảo tiền ảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trong văn bản, ông Liêm khẳng định các loại tiền ảo không phải tiền tệ, không là phương tiện thanh toán hợp pháp tại VN, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vi phạm và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra với người dân, doanh nghiệp.
Ông Diệp Khắc Cường không đứng sau Ifan?
Động thái này được đưa ra sau khi hàng chục nhà đầu tư căng băngrôn tại trụ sở Công ty Modern Tech tố cáo công ty này chiếm đoạt hơn 15.000 tỉ đồng của 32.000 nhà đầu tư bằng hình thức kêu gọi rót vốn mua đồng tiền ảo Ifan, Pincoin.
Cũng trong ngày 11/4, tại buổi họp báo tổ chức ở trụ sở Công ty CP Đầu tư và phát triển Mạng lưới hữu nghị - FNC (Q.10, TP.HCM), ông Diệp Khắc Cường, chủ tịch HĐQT Công ty FNC và là người bị tố cáo đã cầm đầu nhóm Ifan lừa 15.000 tỉ đồng, lên tiếng phủ nhận việc liên quan đến nhóm sáng lập Ifan và cho rằng mình đã bị lợi dụng tên tuổi nhằm trục lợi.
Giải thích về việc xuất hiện trong các hình ảnh quảng bá cho Ifan cùng với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và nhiều nghệ sĩ khác, ông Cường cho biết Công ty FNC chỉ tiếp xúc với Ifan (được cho là có trụ sở tại Singapore) để bàn chuyện hợp tác.
Trên ứng dụng của ca sĩ, nếu một fan muốn mua một sản phẩm nào đó, hay muốn vào các group chat riêng chẳng hạn, có thể dùng đồng tiền ảo để mua.
Trong năm 2017, do không biết công ty này có dấu hiệu lừa đảo, ông Cường có tham dự hai buổi nói chuyện giới thiệu về các dự án và hoạt động của FNC theo lời mời của Ifan.
Sau khi phát hiện bị sử dụng uy tín để huy động vốn, từ tháng 10-2017 ông Cường đã livestream trên Facebook cá nhân của mình nhiều lần khẳng định việc Modern Tech lợi dụng uy tín cá nhân ông và một số nghệ sĩ để phát hành coin khi không được sự cho phép.
"Tất cả thông tin tôi và các nghệ sĩ kêu gọi mọi người mua tiền ảo là sai sự thật. Không có chuyện tôi là chủ sàn, phát hành đồng coin và đứng sau lưng. Tôi đã họp với nhà đầu tư và nói rõ về điều này" - ông khẳng định.
Trong ngày 11-4, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã lần thứ 2 lên tiếng khẳng định không liên quan đến Ifan và không kêu gọi mọi người tham gia đầu tư tiền ảo.
Vẫn lao vào tiền ảo
Tại buổi họp báo này, ông Ngô Văn Khanh, một người chuyên kinh doanh ngoại hối, cũng cho biết được mời đi dự hội thảo, có mặt các ngôi sao, người nổi tiếng và nghe nói sau này số coin sẽ nhân gấp 2-3 lần nên đã đầu tư 25.000 USD vào tiền ảo.
Nhưng chỉ chưa đầy một tuần sau, ông Diệp Khắc Cường và nhiều ngôi sao đã lên tiếng phủ nhận, nói không dính líu tới.
"Khi đó tôi liên hệ muốn lấy lại tiền nhưng họ nói chờ lên sàn rồi bán. Sau đó nổ ra vụ lùm xùm, giá đồng tiền ảo này giảm kinh khủng, từ 25.000 USD giờ giá trị số tiền ảo tôi nắm giữ chỉ còn khoảng 200-300 USD" - ông Khanh cho hay.
Các nạn nhân của đường dây tiền ảo lừa đảo 15.000 tỉ đồng - Ảnh: TỰ TRUNG
Các nạn nhân của đường dây tiền ảo lừa đảo 15.000 tỉ đồng - Ảnh: TỰ TRUNG 
Trong khi nhiều nhà đầu tư đã rót vào dự án tiền ảo đa cấp đang dở khóc dở mếu, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, không ít người vẫn lén lút đầu tư vào các đường dây tiền ảo khác với hi vọng kiếm lãi cao.
Chị Hiền (Q.2) cho biết vẫn được các nhà đầu tư khác rỉ tai một số mã vẫn còn huy động vốn lãi cao để mong gỡ gạc sau vụ mất tiền khi đầu tư vào Ifan.
"Có gói đầu tư khoảng 1.000 USD hứa trả lãi 30%/tháng và trả gốc sau 189 ngày. Số tiền đầu tư càng lớn, thời gian rút gốc càng ngắn. Nếu đầu tư gói 10.000 USD trở lên có thể rút gốc sau 99 ngày. Thực tình tui cũng muốn gỡ lại nhưng cũng lo" - chị Hiền nói.
Ông Trường (Q.Bình Thạnh) cũng cho biết vừa được một nhà đầu tư khác giới thiệu đồng Martcoin, sẽ được tung ra trong quý 2/2018 và tiếp thị ở các nước trên thế giới. Mã này cũng có chương trình huy động vốn lãi suất 1%/ngày.
"Có một mã khác là VNDC còn 'nổ' là có những ngân hàng đồng hành phía sau giữ tiền, giá trị tương tự VND, được Ngân hàng Nhà nước cho phép. VND chính là Việt Nam đồng, đổi qua VNDC chỉ là 'blockchain hóa', thậm chí những người điều hành còn khẳng định là nhất định ngân hàng sẽ tìm đến họ chứ không phải họ tìm đến ngân hàng" - ông Trường cho hay.
Theo chuyên gia Phạm Minh Tuấn, nhiều mô hình tiền ảo đa cấp hiện đang xuất hiện tại VN với hứa hẹn mức lợi nhuận rất khủng.
"Không có hình thức đầu tư nào có thể thu lợi nhuận khủng trong một thời gian ngắn cả. Các hình thức huy động vốn tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia sớm hơn vào các dự án nhưng nhà đầu tư cũng đối mặt với rủi ro nhiều hơn. Nếu không tìm hiểu kỹ dễ gặp phải trường hợp bị lừa đảo" - ông Tuấn cho hay.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý tiền ảo Bitcoin

(Kiến Thức) - Hoạt động sử dụng tiền ảo Bitcoin và các loại tương tự để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội…

Ngày 11/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị 10/CT-TTg yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới tiền ảo Bitcoin và các loại tương tự khác.
Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều cảnh báo về rủi ro liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo (sau đây gọi tắt là tiền ảo), cũng như nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo…) vì tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

Hy hữu: Thấy TNGT gọi cứu thương...xe cứu hỏa tới ngay

(Kiến Thức) - Sự việc hy hữu xảy ra trên đường Tô Hiệu (quận Hà Đông, TP Hà Nội), một người dân chứng kiến tai nạn giao thông đã dùng điện thoại gọi xe cứu thương nhưng bấm nhầm số cứu hỏa.

Trưa ngày 12/4, xác nhận với PV vụ việc hy hữu xe cứu hỏa tới hiện trường TNGT, Trung tá Đào Ngọc Tuấn – Đội phó Đội Cảnh sát PCCC số 9 cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 22h30 ngày 11/4, ngay khi đến hiện trường các chiến sĩ PCCC đã sơ cứu ban đầu, sau đó gọi xe cấp cứu 115 để đưa nạn nhân đi viện nhưng cũng không có xe.
Lúc đó, các chiến sĩ trưng dụng cáng cứu thương, chăn bông trên xe chữa cháy và dùng xe CSGT công an quận Hà Đông đưa 2 nạn nhân vào viện 103 cấp cứu. Đội cảnh sát PCCC và CNCH số 9 cũng cử một cán bộ ở lại viện để tiếp tục làm việc và theo 2 nạn nhân vụ tai nạn.

Thuốc chữa ung thư từ than tre của Vinaca: Hình phạt nào cho những kẻ nhẫn tâm?

(Kiến Thức) - Trong vụ việc sản xuất thuốc chữa ung thư từ than tre của Vinaca, luật sư Thơm cho rằng hành vi của các đối tượng có dấu hiệu lừa dối người có nhu cầu mua sản phẩm chữa bệnh ung thư. 

Dư luận vẫn đang chấn động trước thông tin sản phẩm Vinaca ung thư CO3.2 được quảng cáo là hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị viêm, nhiễm, suy kiệt cơ thể…của Công ty Vinaca lại được làm từ bột than tre nứa.
Có 3 đối tượng được xác định liên quan đến vụ việc thuốc chữa ung thư từ than tre của Vinaca gồm: bà Đào Thị Chúc (đại diện cơ sở Vinaca), ông Nguyễn Văn Tuấn (Giám đốc Công ty Hồng An Phong), ông Nguyễn Xuân Thu (Giám đốc công ty Vinaca).