Agribank Cam Đường: Mở 11 sổ tiết kiệm, 1 triệu đồng/sổ có đáng nghi?

(Kiến Thức) - Trong vụ khách hàng bị "bốc hơi" tài sản khi gửi sổ tiết kiệm tại ngân hàng Agribank Cam Đường (Lào Cai) gây xôn xao dư luận, có một chi tiết khiến không ít người nghi vấn.

Như Kiến Thức đã thông tin, ngày 24/4, ông Ngô Văn Toán (cư trú tại thành phố Lào Cai) rút tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Cam Đường (Lào Cai). Tuy nhiên, sau khi kiểm tra đối chiếu thông tin, chi nhánh phát hiện thấy có sự chênh lệch giữa số tiền ghi trên sổ tiết kiệm với hồ sơ gốc và số liệu được hạch toán trên hệ thống kế toán của ngân hàng Agribank. Với 11 sổ tiết kiệm của ông Ngô Văn Toán, tổng số tiền thể hiện trên các sổ tiết kiệm là 77,8 tỷ đồng, nhưng số thực tế được gửi tại Agribank Cam Đường chỉ có 11 triệu đồng (mỗi sổ 1 triệu đồng).
Theo kết quả kiểm tra ban đầu của Agribank, ngoài ông Toán còn có 8 người khác cũng đang ở trong hoàn cảnh tương tự. Tất cả đều liên quan đến bà Lê Thị Huệ (cư trú tại thành phố Lào Cai). Các nạn nhân được bà Huệ cho biết có thể gửi tiền tại ngân hàng với lãi suất cao hơn nhiều lần mức niêm yết. Sau khi nhận tiền, bà Huệ chỉ gửi mỗi sổ tiết kiệm 1 triệu đồng. Số tiền ghi trên sổ có dấu hiệu bị tẩy xóa, sửa chữa thành số tiền lớn hơn rất nhiều lần, khớp với số tiền mà những nạn nhân đã tin tưởng giao cho bà Huệ.
Cũng theo xác minh ban đầu của Agribank, tổng số tiền Huệ đã nhận được bằng hành vi kể trên lên tới hơn 200 tỷ đồng.
Su that ve tinh tiet “dang nghi” trong vu Agribank Cam Duong
Khách hàng kéo đến Ngân hàng Agribank chi nhánh Cam Đường - Lào Cai để hỏi về việc mất hàng trăm tỉ đồng. Ảnh: Gia đình & Xã hội. 
Sự việc trên đang gây xôn xao dư luận và Agribank cũng đã lên tiếng cảnh báo khách hàng cần cảnh giác khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, nhất là khi gửi tiền qua người khác.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, có một chi tiết đã khiến nhiều người đặt câu hỏi nghi vấn. Đó là việc bà Lê Thị Huệ đã "thay mặt" ông Toán để mở 11 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 1 triệu đồng nhằm lừa gạt, chiến đoạt tài sản của ông Toán. Một độc giả tên Đức Long của Kiến Thức bình luận: "Với số tiền gửi khá nhỏ (11 triệu đồng), thông thường khách hàng sẽ chỉ làm 1 sổ tiết kiệm chứ chẳng mấy ai chia ra làm 11 cuốn sổ khác nhau. Nhưng tại sao nhân viên Agribank Cam Đường không chút nghi ngờ để truy vấn sự việc"?.
Cũng như độc giả Long, nhiều ý kiến khác bày tỏ quan điểm nghi vấn như trên và cho rằng, nếu nhân viên của ngân hàng Agribank "tinh ý" hay "nhanh nhạy" hơn thì rất có thể sự việc đã được phát giác, ngăn chặn. Trên cơ sở suy luận như vậy, không ít ý kiến bày tỏ sự nghi ngờ về nghiệp vụ của nhân viên Agribank chi nhánh Cam Đường trong vụ việc trên.
Chia sẻ với Kiến Thức về những thắc mắc trên, nhân viên trực đường dây nóng của Agribank cho biết: "Trên thực tế, ngân hàng tôn trọng và có nghĩa vụ đáp ứng mọi yêu cầu của các khách hàng khi đến giao dich, kể cả khi khách hàng muốn gửi 100.000 đồng, (hạn mức tiền gửi tối thiểu đối với cá nhân) thì ngân hàng vẫn thực hiện. Đó là lý do tại sao bà Huệ mở tới 11 sổ tiết kiệm vẫn được nhân viên ngân hàng chấp nhận".
Su that ve tinh tiet “dang nghi” trong vu Agribank Cam Duong-Hinh-2
 Ông Cao Sỹ Kiêm bày tỏ quan điểm về vụ việc Agribank Cam Đường đang gây xôn xao dư luận.
Trong khi đó, dưới góc độ chuyên môn, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cũng khẳng định: "Việc khách hàng gửi 11 triệu đồng chia làm 11 sổ tiết kiệm khác nhau tuy không thường xuyên diễn ra trong hoạt động ngân hàng nhưng không phải là không có. Trên thực tế ,với những lý do như để thuận lợi trong việc rút tiền hoặc muốn bí mật về khả năng tài chính, trường hợp khách hàng chia tiền gửi làm nhiều sổ tiết kiệm vẫn có thể xảy ra. Chính vì thế, nếu chỉ dựa vào hành động kể trên, rất khó để nhân viên ngân hàng nắm bắt được sự việc và nảy sinh nghi vấn".

Sai lầm khiến tiền sổ tiết kiệm “bốc hơi” như vụ Agribank Cam Đường

Nếu không nắm rõ những sai lầm cơ bản trong giao dịch, tiền trong sổ tiết kiệm có thể "bốc hơi" như vụ việc Agribank Cam Đường (Lào Cai): Khách gửi hàng chục tỷ, sổ còn 1 triệu.

Theo các nhân viên giao dịch của ngân hàng, nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhiều năm nhưng không phải ai cũng cẩn trọng trước những sai lầm có thể ảnh hưởng tới chính quyền lợi của khách.

Trồng 10 loại cây này, nhà bạn chắc chắn sẽ "dễ thở"

(Kiến Thức) - Ngoài tác dụng trang trí nhà đẹp, 10 loại cây cảnh sau đây còn giúp thanh lọc, làm sạch không khí nhà bạn. 

Trong 10 loai cay nay, nha ban chac chan se "de tho"
 Cây thường xuân là một trong những cây cảnh có tác dụng làm sạch không khí trong nhà cực tốt. Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt chất gây ô nhiễm formaldehyde thường có trong nhà. Loài cây này có thể phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt nên bạn hoàn toàn trong được trong nhà, phòng làm việc mà không lo cây chết. 

Sacombank, Eximbank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất

(Kiến Thức) - Với 10.083 tỷ đồng nợ xấu (tính hết quý I/2017), Sacombank dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu trong nhóm 10 ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay. 

Cụ thể, theo báo cáo thị trường hàng ngày vừa được công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố, tỷ lệ nợ xấu trong quý I/2017 phân hóa giữa các ngân hàng.

Sacombank, Eximbank, VPbank co ty le no xau cao nhat
 Nợ xấu vẫn là mối lo thường trực của nhiều ngân hàng. Ảnh minh họa: Internet.

Thống kê từ 10 ngân hàng bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB Bank, VIB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Kienlongbank, BacABank tính đến hết quý I/2017 cho thấy tổng nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của nhóm ngân hàng này đạt 50.695 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với thời điểm cuối năm ngoái.

Trong đó, nợ xấu ngân hàng tăng chủ yếu ở nhóm 3 và nhóm 4, lần lượt là 13% và 18%, lên mức 15.749 tỷ đồng và 7.941 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn tuy giảm nhẹ 0,1% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu (53%) với 27.005 tỷ đồng.

Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết hiện nay với 4,89%. Đứng thứ hai là Eximbank với khoảng 3%. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm trong quý I là Vietcombank, VIB và Kienlongbank.

Theo BVSC, Vietcombank vẫn đang là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống khi tỷ lệ nợ xấu tính đến hết quý I/2017 chỉ ở mức 1,48%, giảm so với con số 1,51% vào cuối năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, Techcombank có tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,58% lên 1,89%. Tổng nợ xấu của ngân hàng này tăng gần 16%, lên hơn 2.600 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 1.506 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm cuối năm 2016.