Sai lầm khiến tiền sổ tiết kiệm “bốc hơi” như vụ Agribank Cam Đường

Nếu không nắm rõ những sai lầm cơ bản trong giao dịch, tiền trong sổ tiết kiệm có thể "bốc hơi" như vụ việc Agribank Cam Đường (Lào Cai): Khách gửi hàng chục tỷ, sổ còn 1 triệu.

Theo các nhân viên giao dịch của ngân hàng, nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhiều năm nhưng không phải ai cũng cẩn trọng trước những sai lầm có thể ảnh hưởng tới chính quyền lợi của khách.
Ký sẵn chứng từ
Mới đây, 9 khách hàng tại Lào Cai cho biết họ đã nhờ một người tên Lê Thị Huệ gửi tiết kiệm hàng chục tỷ đồng tại Ngân hàng Agribank Cam Đường (Lào Cai). Đối tượng Huệ nói rằng có quan hệ với ngân hàng và có thể gửi tiền hưởng lãi suất cao hơn nhiều lần mức niêm yết.
Sau khi chiếm được lòng tin của những người này, Huệ đã yêu cầu họ ký trước vào giấy nộp tiền. Số tiền Huệ huy động của mỗi người lên tới hàng chục tỷ đồng, nhưng số tiền Huệ mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng chỉ 1 triệu đồng/sổ.
Số tiền ghi trên sổ tiết kiệm mà Huệ giao lại cho người gửi tiền có dấu hiệu bị tẩy xóa, sửa chữa và màu mực khác với màu mực in tại chi nhánh ngân hàng Agribank Cam Đường.
Nhung sai lam co the khien tien trong so tiet kiem “boc hoi”
 Hành vi lừa đảo của đối tượng Huệ chỉ vỡ lở khi các khách hàng tới ngân hàng để rút tiền tiết kiệm. Ảnh minh họa: PLVN.
Sự việc chỉ vỡ lở khi ngày 24/4, một khách hàng tới chi nhánh Cam Đường để rút tiền và phát hiện tất cả các sổ tiết kiệm nhờ Huệ gửi tiền đều chỉ có 1 triệu đồng trong tài khoản của ngân hàng.
Theo các giao dịch viên ngân hàng, số lượng khách hàng đồng ý ký trước giấy nộp tiền không hề ít. Đôi khi vì công việc họ ủy quyền cho người thân, bạn bè. Tuy nhiên, bằng việc lợi dụng lòng tin, nhiều vụ lừa đảo tương tự đã xảy ra.
Không trực tiếp mở sổ tiết kiệm mà nhờ người khác gửi hộ
Cũng trong sự việc 9 người được cho là bị lừa đảo hàng trăm tỷ đồng tại Lào Cai. Theo lời kể của ông Ngô Văn Toán (một nạn nhân trong sự việc) thì ông gửi 77,8 tỷ đồng tại chi nhánh Agribank Cam Đường thông qua 11 quyền sổ tiết kiệm.
Tuy nhiên, số tiền thực có trong tài khoản của ngân hàng chỉ là 11 triệu đồng chứ không phải con số 77,8 tỷ đồng như trên sổ tiết kiệm của ông ghi.
Nhung sai lam co the khien tien trong so tiet kiem “boc hoi”-Hinh-2
 Những sổ tiết kiệm ông Toán gửi thông qua đối tượng Huệ đều không khớp với số tiền thực có trong tài khoản ngân hàng. Ảnh minh họa: PLVN.
Khi được hỏi ông Toán có mang tiền đi gửi trực tiếp tại ngân hàng hay không, ông Toán cho biết số tiền này có lần ông đi gửi trực tiếp và có lần ông nhờ người tên Huệ đi gửi hộ và người này đưa sổ tiết kiệm về cho ông. Đáng chú ý, những sổ tiết kiệm ông trực tiếp đến gửi thì đều rút được tiền.
Khách hàng VIP, không gửi tiền tại quầy
Chị Huyền Nga, giao dịch viên một chi nhánh ngân hàng tại quận Tây Hồ cho biết không ít khách hàng VIP của chi nhánh gửi tiền nhưng không đến trực tiếp tại quầy.
Những khách hàng VIP thường đã có quãng thời gian làm việc với ngân hàng từ lâu nên thường tin tưởng và yêu cầu nhân viên đến tận nhà, nơi làm việc, thậm chí quán café để làm sổ tiết kiệm. Vì không muốn mất lòng khách VIP, các nhân viên ngân hàng cũng đành nghe theo sắp xếp của các thượng đế.
Tuy nhiên, trường hợp này rất dễ phát sinh rủi ro cho số tiền trong tài khoản của khách hàng. Nếu gặp phải nhân viên không trung thực, giao sổ tiết kiệm giả mạo hoặc sau đó không đưa tiền về kho quỹ, không nhập lên hệ thống thì số tiền của khách hàng rất dễ bị chiếm đoạt.
Thực tế, các nhân viên ngân hàng đều nói rằng họ làm việc này vì khách hàng thân thiết và mọi giao dịch đều an toàn để lấy chữ tín. Tuy nhiên, cũng không phải là chưa từng có trường hợp như vậy xảy ra.
Năm 2016, khách hàng của Eximbank chi nhánh Nghệ An đã bị chính nhân viên ngân hàng này "rút ruột" hết tiền trong sổ tiết kiệm tổng cộng hơn 48 tỷ đồng. Nguyên nhân đều do khách hàng đã tin tưởng nhân viên và không đến gửi tiền trực tiếp tại quầy giao dịch.
Gửi tiền trước, nhận sổ sau
Các khách hàng đã làm việc lâu năm với một số nhân viên ngân hàng thân thiết nên không ít khách gửi tiền chủ quan cho "nợ" sổ tiết kiệm hoặc các giấy tờ chứng nhận tiền gửi. Đã có nhiều vụ chiếm đoạt tài sản xảy ra do nhân viên thân quen bị đuổi hoặc bỏ trốn và cuỗm theo toàn bộ số tiền tiết kiệm của khách hàng. Như trong vụ, một cựu thủ quỹ ngân hàng ở Quảng Ninh sau khi nghỉ việc nhưng đã lợi dụng lòng tin huy động hàng chục tỷ đồng của người dân rồi bỏ trốn.
Ngay cả khi nhận sổ tiết kiệm, khách hàng cũng nên kiểm tra thật kỹ các chứng từ, đủ dấu của ngân hàng và chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan. Đây chính là chìa khóa bảo vệ khách hàng khi có rủi ro hay tranh chấp xảy ra.
Thay đổi chữ ký
Không quá nghiêm trọng nhưng theo các nhân viên giao dịch thì đây là lỗi phổ biến và rất thường xuyên xảy ra với không ít khách hàng của họ.
Trong khi chữ ký mở sổ tiết kiệm một đằng, khách hàng khi đến tất toán lại ký một chữ ký khác, khiến quá trình đối chiếu gặp nhiều khó khăn, và tốn thêm thời gian.
Theo các nhân viên ngân hàng, việc duy trì chữ ký xuyên suốt quá trình giao dịch rất quan trọng, đây chính là mã bảo mật xác minh việc gửi và rút tiền của khách hàng.
“Trong giao dịch ngân hàng, từng nét chữ của khách hàng đều có giá trị rất lớn, vì vậy, việc nhất quán trong chữ ký là điều khách hàng cần lưu ý”, anh Duy Ngọc, nhân viên giao dịch một ngân hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy cho biết.

Tiết lộ nóng về Giám đốc Sở Du lịch TPHCM có "tín nhiệm thấp"

(Kiến Thức) - Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ là một trong 2 lãnh đạo chủ chốt của TP.HCM có nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” nhất. Sở này vừa bị Chủ tịch UBND TP kiểm điểm vì dính hàng loạt sai phạm.

Chiều qua 5/12, kỳ họp thứ 12 HĐND TP.HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 đã công bố kết quả phiếu tín nhiệm 30 lãnh đạo chủ chốt. Với 18 phiếu tín nhiệm thấp, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ và PCT UBND TP Nguyễn Thị Thu bị xếp hạng tín nhiệm thấp nhất trong số 30 lãnh đạo chủ chốt.
Tiet lo nong ve Giam doc So Du lich TPHCM co
Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ. Ảnh TTO  
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ (SN 1974) được điều động đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM từ tháng 9/2016. Trước đó, ông Vũ là phó bí thư Quận uỷ, chủ tịch UBND quận 8.

Tình tiết nóng qua camera trong vụ trộm trên 8 tỉ “đại gia cù lao”

(Kiến Thức) - Vụ đột nhập nhà đại gia cù lao lấy trộm tài sản giá trị lớn hơn 8 tỉ đồng ở Miền Tây Nam Bộ đang được Công an tỉnh Vĩnh Long điều tra. Một chi tiết “đắt giá” vừa được nhà chức trách thu thập.

Ngày 6/12, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Ban giám đốc Công an tỉnh đã trực tiếp xuống hiện trường, chỉ đạo Phòng CSHS và các đơn vị nghiệp vụ khám nghiệm, trích xuất camera để phục vụ điều tra vụ mất trộm tài sản trên 8 tỉ đồng tại nhà người dân ở cù lao Minh, ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Tinh tiet nong qua camera trong vu trom tren 8 ti “dai gia cu lao”
 Căn nhà, nơi nạn nhân trình báo mất trộm hơn 8 tỉ đồng. Ảnh: Anh Minh/Zing
Theo thông tin ban đầu, chập tối ngày 4/12, bà H. (40 tuổi, ngụ cù lao Minh) hớt hải đến Công an trình báo nhà bị kẻ gian đột nhập, lấy trộm hơn 3 tỉ đồng tiền mặt, 76 lượng vàng và nhiều tài sản giá trị (tổng trị giá hơn 8 tỉ đồng).