Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

9 động vật có tốc độ nhanh nhất hành tinh: Báo không phải số 1!

03/07/2022 07:30

Những loài động vật này sử dụng tốc độ để tồn tại và phát triển trong môi trường hoang dã. Tốc độ chóng mặt giúp chúng nhanh chóng đuổi theo con mồi hoặc thoát khỏi kẻ thù.

Lê Trang (theo Live Science)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
1. Đà điểu (70 km/h). Đà điểu (Struthio camelus) là loài chim lớn nhất trên Trái đất và là loài chim nhanh nhất trên mặt đất mặc dù chúng không bay.
1. Đà điểu (70 km/h). Đà điểu (Struthio camelus) là loài chim lớn nhất trên Trái đất và là loài chim nhanh nhất trên mặt đất mặc dù chúng không bay.
Theo Sở thú San Diego, đà điểu sử dụng đôi chân dài và mạnh mẽ của mình để chạy tới 70 km/h trong thời gian ngắn. Đà điểu cao tới 2,7 mét và có thể chạy 3 - 5 m trong một sải chân. Những con chim khổng lồ này sử dụng sự nhanh nhạy của chúng để thoát khỏi nguy hiểm, bao gồm cả những kẻ săn mồi như sư tử.
Theo Sở thú San Diego, đà điểu sử dụng đôi chân dài và mạnh mẽ của mình để chạy tới 70 km/h trong thời gian ngắn. Đà điểu cao tới 2,7 mét và có thể chạy 3 - 5 m trong một sải chân. Những con chim khổng lồ này sử dụng sự nhanh nhạy của chúng để thoát khỏi nguy hiểm, bao gồm cả những kẻ săn mồi như sư tử.
Đà điểu sống ở vùng đồng bằng và rừng cây bán khô cằn ở châu Phi, bao gồm các quốc gia như Mauritania và Senegal ở phía tây châu Phi; Somalia và Tanzania ở miền đông châu Phi; và Zimbabwe và Nam Phi ở miền nam Châu Phi, theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi.
Đà điểu sống ở vùng đồng bằng và rừng cây bán khô cằn ở châu Phi, bao gồm các quốc gia như Mauritania và Senegal ở phía tây châu Phi; Somalia và Tanzania ở miền đông châu Phi; và Zimbabwe và Nam Phi ở miền nam Châu Phi, theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi.
2. Linh dương sừng nhánh (97 km/h). Linh dương sừng nhánh (Antilocapra americana) là loài động vật có vú nhỏ, có móng ở Bắc Mỹ, có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 97 km/h. Điều này giúp nó trở thành loài động vật nhanh thứ hai trên cạn.
2. Linh dương sừng nhánh (97 km/h). Linh dương sừng nhánh (Antilocapra americana) là loài động vật có vú nhỏ, có móng ở Bắc Mỹ, có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 97 km/h. Điều này giúp nó trở thành loài động vật nhanh thứ hai trên cạn.
Ngày nay, không có loài săn mồi nào có thể đạt tốc độ gần như vậy ở Bắc Mỹ. Linh dương sừng nhánh ở Wyoming có thể thực hiện các cuộc di cư có thể kéo dài 483 km để tìm kiếm thức ăn.
Ngày nay, không có loài săn mồi nào có thể đạt tốc độ gần như vậy ở Bắc Mỹ. Linh dương sừng nhánh ở Wyoming có thể thực hiện các cuộc di cư có thể kéo dài 483 km để tìm kiếm thức ăn.
3. Báo Gepa (112 km/h). Nếu có một Thế vận hội động vật, báo gêpa (Acinonyx jubatus) sẽ thống trị các cuộc đua chạy nước rút. Chúng là động vật trên cạn nhanh nhất và có khả năng chạy với tốc độ tối đa từ 96 đến 112 km/h.
3. Báo Gepa (112 km/h). Nếu có một Thế vận hội động vật, báo gêpa (Acinonyx jubatus) sẽ thống trị các cuộc đua chạy nước rút. Chúng là động vật trên cạn nhanh nhất và có khả năng chạy với tốc độ tối đa từ 96 đến 112 km/h.
Một chú báo gêpa ở Vườn thú Cincinnati đã được ghi nhận khi chạy nước rút 100 mét trong 5,95 giây. Trong khi đó người chạy nhanh nhất từ trước đến nay, vận động viên Olympic Usain Bolt, giữ kỷ lục thế giới về chạy cùng quãng đường trong 9,58 giây.
Một chú báo gêpa ở Vườn thú Cincinnati đã được ghi nhận khi chạy nước rút 100 mét trong 5,95 giây. Trong khi đó người chạy nhanh nhất từ trước đến nay, vận động viên Olympic Usain Bolt, giữ kỷ lục thế giới về chạy cùng quãng đường trong 9,58 giây.
Báo gêpa sống ở phía bắc, đông và nam châu Phi, với một số lượng nhỏ ở Iran ở châu Á. Chúng có thân hình dài, mảnh mai và đôi chân khỏe giúp chúng đạt tốc độ tối đa để chúng có thể đuổi theo những con mồi tốc độ, chẳng hạn như linh dương.
Báo gêpa sống ở phía bắc, đông và nam châu Phi, với một số lượng nhỏ ở Iran ở châu Á. Chúng có thân hình dài, mảnh mai và đôi chân khỏe giúp chúng đạt tốc độ tối đa để chúng có thể đuổi theo những con mồi tốc độ, chẳng hạn như linh dương.
4. Cá heo Dall (54 km/h). Cá heo Dall (Phocoenoides dalli) bơi với tốc độ lên đến 54 km/h, theo Cơ quan Bảo tồn Cá voi và Cá heo (WDC). Hầu hết các loài cá heo đều nhút nhát và tránh tàu thuyền, nhưng những con cá heo Dall lại chủ động tìm để cưỡi sóng ở mũi thuyền.
4. Cá heo Dall (54 km/h). Cá heo Dall (Phocoenoides dalli) bơi với tốc độ lên đến 54 km/h, theo Cơ quan Bảo tồn Cá voi và Cá heo (WDC). Hầu hết các loài cá heo đều nhút nhát và tránh tàu thuyền, nhưng những con cá heo Dall lại chủ động tìm để cưỡi sóng ở mũi thuyền.
Sóng mũi thuyền được tạo ra ở phía trước của một chiếc thuyền và đẩy những con vật đang cưỡi sóng về phía trước, điều này có thể giúp chúng bơi nhanh hơn bình thường, theo Domenici.
Sóng mũi thuyền được tạo ra ở phía trước của một chiếc thuyền và đẩy những con vật đang cưỡi sóng về phía trước, điều này có thể giúp chúng bơi nhanh hơn bình thường, theo Domenici.
Cá heo Dall sống ở vùng nước lạnh giá của Bắc Thái Bình Dương. Cá voi sát thủ (Orcinus orca), dù thường được gọi là cá voi, nhưng thật chất lại là thành viên lớn nhất thuộc họ cá heo, cũng có thể đạt tốc độ 54 km/h khi cưỡi sóng trước mũi thuyền.
Cá heo Dall sống ở vùng nước lạnh giá của Bắc Thái Bình Dương. Cá voi sát thủ (Orcinus orca), dù thường được gọi là cá voi, nhưng thật chất lại là thành viên lớn nhất thuộc họ cá heo, cũng có thể đạt tốc độ 54 km/h khi cưỡi sóng trước mũi thuyền.
5. Cá kiếm (36-100 km/h). Cá kiếm (Xiphias joyius) cũng là ứng cử viên cho danh hiệu động vật bơi nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể tới 100 km/h.
5. Cá kiếm (36-100 km/h). Cá kiếm (Xiphias joyius) cũng là ứng cử viên cho danh hiệu động vật bơi nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể tới 100 km/h.
Cá sử dụng phần đầu như cây kiếm và cơ thể lớn, thuôn dài để giảm lực cản và lướt đi trong nước.
Cá sử dụng phần đầu như cây kiếm và cơ thể lớn, thuôn dài để giảm lực cản và lướt đi trong nước.
Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm, cá kiếm cũng tiết ra dầu từ những lỗ li ti trên đầu để tạo ra một lớp dầu bôi trơn có thể làm giảm lực cản và tăng hiệu quả bơi lội của chúng.
Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm, cá kiếm cũng tiết ra dầu từ những lỗ li ti trên đầu để tạo ra một lớp dầu bôi trơn có thể làm giảm lực cản và tăng hiệu quả bơi lội của chúng.
6. Đại bàng vàng (322 km/h). Đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) là một trong những loài chim lớn nhất ở Bắc Mỹ, với sải cánh dài hơn 220 cm.
6. Đại bàng vàng (322 km/h). Đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) là một trong những loài chim lớn nhất ở Bắc Mỹ, với sải cánh dài hơn 220 cm.
Chúng bay nhanh mặc dù có kích thước cơ thể lớn, tốc độ bay bình thường của là 45 đến 52 km/h, tốc độ tối đa của chúng đạt được là khi lao xuống với vận tốc lên tới 322 km/h.
Chúng bay nhanh mặc dù có kích thước cơ thể lớn, tốc độ bay bình thường của là 45 đến 52 km/h, tốc độ tối đa của chúng đạt được là khi lao xuống với vận tốc lên tới 322 km/h.
7. Dơi không đuôi Brazil (160 km/h). Động vật bay nhanh nhất được ghi nhận không phải là chim mà là động vật có vú. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Khoa học Hoàng gia đã cho thấy dơi không đuôi Brazil (Tadarida brasiliensis) bay với tốc độ 44,5 mét mỗi giây, hoặc 160 km/giờ.
7. Dơi không đuôi Brazil (160 km/h). Động vật bay nhanh nhất được ghi nhận không phải là chim mà là động vật có vú. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Khoa học Hoàng gia đã cho thấy dơi không đuôi Brazil (Tadarida brasiliensis) bay với tốc độ 44,5 mét mỗi giây, hoặc 160 km/giờ.
Nghiên cứu đã theo dõi những con dơi cái chỉ nặng khoảng 11 đến 12 gram bằng thiết bị bay khi chúng xuất phát từ một hang dơi ở bang Texas, Mỹ. Điều này giúp loài dơi này nhanh hơn bất kỳ loài chim hoặc dơi nào đã được ghi nhận trước đó, khi nói đến vận tốc bay ngang.
Nghiên cứu đã theo dõi những con dơi cái chỉ nặng khoảng 11 đến 12 gram bằng thiết bị bay khi chúng xuất phát từ một hang dơi ở bang Texas, Mỹ. Điều này giúp loài dơi này nhanh hơn bất kỳ loài chim hoặc dơi nào đã được ghi nhận trước đó, khi nói đến vận tốc bay ngang.
Dơi không đuôi Brazil không chỉ được tìm thấy ở Brazil. Chúng sinh sống trải dài từ Argentina và Chile ở Nam Mỹ, qua Trung Mỹ và cả Hoa Kỳ. Những con dơi nhỏ bé có xu hướng cùng nhau ngủ với số lượng lớn tại một vài địa điểm, điều này khiến chúng dễ bị con người làm phiền và phá hủy môi trường sống.
Dơi không đuôi Brazil không chỉ được tìm thấy ở Brazil. Chúng sinh sống trải dài từ Argentina và Chile ở Nam Mỹ, qua Trung Mỹ và cả Hoa Kỳ. Những con dơi nhỏ bé có xu hướng cùng nhau ngủ với số lượng lớn tại một vài địa điểm, điều này khiến chúng dễ bị con người làm phiền và phá hủy môi trường sống.
Mời quý độc giả xem video: Báo hoa mai hai lần cố leo lên cây nhưng đều bị đàn sư tử kéo tụt xuống đất. Nguồn: Youtube.






Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Đến nhà bạn gái chơi, thanh niên 18 tuổi giết hai mẹ con, cướp tài sản

Đến nhà bạn gái chơi, thanh niên 18 tuổi giết hai mẹ con, cướp tài sản

04/07/2025 06:45
"Hot girl trường chuyên" diện bikini khoe vòng eo cực phẩm

"Hot girl trường chuyên" diện bikini khoe vòng eo cực phẩm

04/07/2025 08:15
Cận cảnh ngôi nhà xây bằng 100 tấn đá tại Đắk Lắk

Cận cảnh ngôi nhà xây bằng 100 tấn đá tại Đắk Lắk

04/07/2025 07:30
Hải Tú bị lộ loạt ảnh nóng, netizen bình luận trái chiều

Hải Tú bị lộ loạt ảnh nóng, netizen bình luận trái chiều

04/07/2025 07:30
Tận mục loài thằn lằn lớn thứ hai thế giới của Việt Nam

Tận mục loài thằn lằn lớn thứ hai thế giới của Việt Nam

04/07/2025 06:40

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status