Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Làm đẹp - Giảm cân

6 món ngon Việt trở lại sau hàng trăm năm thất truyền

23/04/2014 13:20

(Kiến Thức) -Dưới đây là 6 món ăn ngon, được dùng trong các bữa tiệc cung đình xưa của Huế đã thất truyền hàng trăm năm nay, lần đầu tiên 6 món ăn cùng xuất hiện lại và được giới thiệu với thực khách.

Ngọc Nga

Món ăn truyền thống kỳ quặc có 1-0-2

Món ngon cực lạ nổi tiếng của người Chăm

Bánh khoai tía và Bánh kê. Bánh khoai tía làm từ bột nếp đặc sản của làng Hương Cần (thị xã Hương Trà), nhồi với khoai tía để tạo hương thơm và màu sắc tự nhiên. Nhân bên trong gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn.
Bánh khoai tía và Bánh kê. Bánh khoai tía làm từ bột nếp đặc sản của làng Hương Cần (thị xã Hương Trà), nhồi với khoai tía để tạo hương thơm và màu sắc tự nhiên. Nhân bên trong gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn.
Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế (là loại kê thơm dẻo nhất). Bánh có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn và nấm hương rừng.
Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế (là loại kê thơm dẻo nhất). Bánh có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn và nấm hương rừng.
Bánh màu pháp lam là loại bánh màu có khuôn bên ngoài bằng giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên với bảng màu chính sắc trong nghệ thuật pháp lam Huế.
Bánh màu pháp lam là loại bánh màu có khuôn bên ngoài bằng giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên với bảng màu chính sắc trong nghệ thuật pháp lam Huế.
Bánh được làm bằng bột nếp thơm cùng với dưa hấu ngào và nhân hạt dưa. Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm mát dịu, dùng tráng miệng với trà thơm.
Bánh được làm bằng bột nếp thơm cùng với dưa hấu ngào và nhân hạt dưa. Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm mát dịu, dùng tráng miệng với trà thơm.
Món gắp tư ăn với đồ chua.
Món gắp tư ăn với đồ chua.
Đây là món khai vị làm từ tôm đất tự nhiên của Huế, ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài, chẻ làm tư.
Đây là món khai vị làm từ tôm đất tự nhiên của Huế, ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài, chẻ làm tư.
Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị ăn kèm đồ chua.
Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị ăn kèm đồ chua.
Gỏi gà Huế phục vụ trong cung đình tương tự như bún thang của miền Bắc.
Gỏi gà Huế phục vụ trong cung đình tương tự như bún thang của miền Bắc.
Thành phần món ăn gồm thịt gà tơ xé sợi, miến Song Thần làm từ đậu xanh, chả lụa, trứng gà, thịt heo… xắt rối. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo, tôm đất… bỏ lên trên. Món ăn được kết hợp với một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.
Thành phần món ăn gồm thịt gà tơ xé sợi, miến Song Thần làm từ đậu xanh, chả lụa, trứng gà, thịt heo… xắt rối. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo, tôm đất… bỏ lên trên. Món ăn được kết hợp với một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.
Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ. Hải sâm được chọn để nấu phải là hải sâm Phú Quốc, tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ.
Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ. Hải sâm được chọn để nấu phải là hải sâm Phú Quốc, tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ.
Tuy nhiên, điểm nhấn của món này nằm ở nước dùng. Sá sùng Quảng Ninh và cồi sò điệp ở Khánh Hòa… được hầm hết một ngày đêm để tạo nên vị ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.
Tuy nhiên, điểm nhấn của món này nằm ở nước dùng. Sá sùng Quảng Ninh và cồi sò điệp ở Khánh Hòa… được hầm hết một ngày đêm để tạo nên vị ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.
Vịt lọng - xôi hông được làm từ vịt bầu rút hết xương, sau đó dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo nhồi vào bụng vịt. Vịt nhồi xong sẽ dùng lá dứa quấn quanh rồi bỏ vào nồi hông chung với xôi cho đến khi vịt và xôi đều chín.
Vịt lọng - xôi hông được làm từ vịt bầu rút hết xương, sau đó dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo nhồi vào bụng vịt. Vịt nhồi xong sẽ dùng lá dứa quấn quanh rồi bỏ vào nồi hông chung với xôi cho đến khi vịt và xôi đều chín.
Khi bỏ vịt vào nồi phải để ngửa để cho những nguyên liệu được nhồi vào trong không thoát ra ngoài. Đây là món ăn có nguyên liệu khá đơn giản nhưng cách chế biến đòi hỏi sự khéo léo cầu kỳ.
Khi bỏ vịt vào nồi phải để ngửa để cho những nguyên liệu được nhồi vào trong không thoát ra ngoài. Đây là món ăn có nguyên liệu khá đơn giản nhưng cách chế biến đòi hỏi sự khéo léo cầu kỳ.

Top tin bài hot nhất

Vôi hóa nhân tuyến giáp có phải ung thư?

Vôi hóa nhân tuyến giáp có phải ung thư?

15/05/2025 10:54
Mỹ phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi

Mỹ phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi

17/05/2025 08:52
Dầu gội Hanayuki Shampoo nhiễm vi sinh… dễ gây viêm da

Dầu gội Hanayuki Shampoo nhiễm vi sinh… dễ gây viêm da

16/05/2025 06:06
Thiền, thở, ngủ... giúp người trẻ hồi phục sau kiệt sức

Thiền, thở, ngủ... giúp người trẻ hồi phục sau kiệt sức

14/05/2025 07:30
Kiểu giày cần có trong tủ đồ nam giới

Kiểu giày cần có trong tủ đồ nam giới

17/05/2025 20:45

Bạn có thể quan tâm

Nam giới Gen Z mặc gì đẹp, chất?

Nam giới Gen Z mặc gì đẹp, chất?

Cách phối đồ tôn dáng cho người có chiều cao khiêm tốn

Cách phối đồ tôn dáng cho người có chiều cao khiêm tốn

Kiểu giày cần có trong tủ đồ nam giới

Kiểu giày cần có trong tủ đồ nam giới

5 nguyên tắc chọn đồ thời trang an toàn cho trẻ

5 nguyên tắc chọn đồ thời trang an toàn cho trẻ

Hạn chế hoá chất độc hại trong mỹ phẩm

Hạn chế hoá chất độc hại trong mỹ phẩm

Mỹ phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi

Mỹ phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status