6 mẹo để lên kế hoạch cho thử thách cuối tuần không chi tiêu

Đây có thể là một số mẹo bạn nên biết nếu đang muốn học cách quản lý tiền để tiết kiệm được nhiều hơn.

Ngày cuối tuần không chi tiêu là gì?
Trước tiên, bạn nên biết, đó chính là 2 ngày liên tiếp bạn cố gắng không tiêu tiền vào bất cứ thứ gì: Không ăn ngoài, không uống cà phê ngoài quán và cũng không mua bán gì cả.
Nghe có vẻ hơi cực đoan, nhưng nó có thể là một mẹo hữu ích nên có khi bạn cần tuân thủ chi tiêu để bảo toàn ngân sách, giúp tiết kiệm nhiều tiền hơn và học cách sống tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, một ngày cuối tuần không có tiền không hẳn là nhàm chán! Dưới đây là một số ý tưởng về cách lập kế hoạch, bắt đầu từ đâu và làm thế nào để vẫn vui vẻ!
6 mẹo để lên kế hoạch cho thử thách "cuối tuần không chi tiêu" - Ảnh 1.
Như đã đề cập ở trên, "ngày cuối tuần không chi tiêu" có thể là một điều tuyệt vời mà bạn nên áp dụng với ví tiền của mình ít nhất mỗi tháng một lần.
Bằng cách không chi tiền cho những thứ xa xỉ vào cuối tuần như thường lệ, bạn có thể giúp duy trì ngân sách tốt hơn.
Tuy nhiên, bằng cách rèn luyện bản thân sao cho không tiêu tiền vào thực phẩm và giải trí - thay vào đó, hãy tìm kiếm niềm vui miễn phí đồng thời học cách sống đơn giản hơn và không phụ thuộc vào việc tiêu tiền.
Dưới đây là một số mẹo để thử một ngày cuối tuần không chi tiêu:
1. Lên kế hoạch cho những quy tắc để có "ngày cuối tuần không chi tiêu" dành cho bạn
Một số người cực đoan định nghĩa về việc không tiêu tiền có nghĩa là không bật điều hòa hoặc đèn vào buổi tối. Những người khác chỉ cam kết cắt giảm chi tiêu phù phiếm và cố gắng không quẹt thẻ tín dụng trong cả cuối tuần. Cố gắng xác định rõ nhu cầu của mình và gia đình mình, cũng như đặt ra các quy tắc có thể hơi khó khăn đối với bạn nhưng hãy cứ tin tưởng rằng, bạn vẫn có thể thực hiện được.
2. Trò chuyện thẳng thắn với bạn bè và gia đình của bạn
Việc này có thể giúp bạn trở nên có trách nhiệm hơn, nhưng nó cũng có thể giúp bạn loại bỏ sự cám dỗ vì bạn bè có thể không rủ bạn đi ăn sáng hay tham gia các hoạt động vui chơi xa xỉ nữa.
Tuy nhiên, hãy nghĩ đến tương lai. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm hơn.
3. Sử dụng thời gian cuối tuần để làm việc tại nhà
Nếu bạn đã làm theo lời khuyên của chúng tôi về việc lập danh sách mua đồ dùng trước khi đi siêu thị… Nhưng đây cũng có thể là thời điểm tuyệt vời để bạn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc giải quyết một số công việc khác mà không cần tốn nhiều tiền để thuê người hoàn thành việc này.
6 mẹo để lên kế hoạch cho thử thách "cuối tuần không chi tiêu" - Ảnh 2.
4. Xây dựng danh sách các hoạt động không tốn tiền
Các buổi biểu diễn nghệ thuật miễn phí, một chuyến thăm thư viện địa phương, đi dạo quanh công viên với một tập podcast hay... Chúng ta thật sự có rất nhiều cách giải trí hoàn toàn miễn phí dù sở thích và nhu cầu của bạn có là gì.
Hãy lập một danh sách vào cuối tuần này để luôn có sẵn trong tay mà không phải mất công lục lại mỗi khi muốn.
5. Tự thưởng cho bản thân hoặc ghi nhớ mục tiêu tài chính
Nếu chi tiêu là một thử thách, hãy tự hứa sẽ tặng cho bản thân một phần thưởng nào đó khi kết thúc. Hoặc không, hãy viết ra một mục tiêu tài chính trước khi bắt đầu, bạn có thể tham khảo lại khi muốn mua thứ gì đó.
6. Hãy thử trước khi quyết định nó không dành cho bạn
Không tiêu một xu trong cả một ngày cuối tuần có thể là một khái niệm khá kỳ lạ - hoặc đối với một số người đây là điều không thể. Nhưng nếu bạn có thể, hãy thử đi. Nó có thể giúp bạn có khoảng cách để nhận ra bất kỳ thói quen mua sắm không lành mạnh nào mà bạn có thể có và thực hiện những thay đổi để tình hình tài chính tốt hơn!

Gia đình ở Hải Phòng tiết kiệm được 70% thu nhập trong 1 năm

Một năm qua, gia đình Ngọc Mai đã đạt được kế hoạch chi tiêu đề ra với 70% thu nhập để tiết kiệm và 30% còn lại cho chi tiêu.

Quản lý chi tiêu gia đình là bài toán không quá khó nếu bạn cẩn thận và tính toán chỉn chu. Cái khó để quản lý chi tiêu hiệu quả chính là không thể thực hiện chi tiêu một cách đúng theo kế hoạch và đều đặn theo từng tháng. Bởi lẽ với một gia đình dù là đôi vợ chồng mới cưới hay có con cái nhỏ thì những khoản phát sinh chi tiêu không lường trước là thường xuyên xảy ra.

Chính vì vậy cần có một kế hoạch chi tiêu cụ thể, phân chia thu nhập hợp lý và để dành một khoản tiền dự phòng để bù đắp những chi phí phát sinh. Ngoài ra, để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả thì rất cần sự trợ giúp và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch của các thành viên trong gia đình.

Cô gái kiếm 12 triệu tiết kiệm được 10 triệu, bí quyết là gì?

Nguyên tắc chi tiêu của cô gái này là “cách chi tiêu phải thay đổi theo mức lương nhận được".

Mới ra trường, ngoài câu hỏi tìm việc ở đâu, mức lương như thế nào, người trẻ còn vật lộn trong công cuộc học cách kiểm soát chi tiêu, sống tiết kiệm hơn. Cũng vì thế, có những người than thở dù thu nhập tăng lên nhưng vẫn luôn bị thâm hụt ngân sách. Hay có trường hợp lại kêu mới cầm tháng lương trong tay mà cứ sợ tiền bay đi lúc nào không biết.