Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

50 năm chinh phục Mặt trăng, nhân loại “vô tình” làm ra những thứ này

24/07/2019 08:39

Nhiều công nghệ, sản phẩm hiện đại là thành quả từ những nghiên cứu của NASA để đưa con người lên Mặt Trăng 50 năm trước.

Theo Zing
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Các công cụ chạy pin. NASA không phải nơi tạo ra chiếc khoan dùng pin đầu tiên, nhưng họ đã giúp công cụ này phổ biến hơn. Do cần thiết bị để khoan và lấy mẫu đá trên Mặt Trăng, NASA đã liên hệ công ty Black & Decker để mua chiếc khoan không cắm điện do họ tạo ra năm 1961. Ngoài việc không cắm điện, những chiếc khoan còn phải chịu được nhiệt độ rất khắc nghiệt. Sau khi cung cấp khoan cho Apollo 11, Black & Decker còn tạo ra bộ vặn ốc và nhiều công cụ dùng pin khác, và còn tham gia vào lĩnh vực thiết bị y tế. (Ảnh: DeWalt).
Các công cụ chạy pin. NASA không phải nơi tạo ra chiếc khoan dùng pin đầu tiên, nhưng họ đã giúp công cụ này phổ biến hơn. Do cần thiết bị để khoan và lấy mẫu đá trên Mặt Trăng, NASA đã liên hệ công ty Black & Decker để mua chiếc khoan không cắm điện do họ tạo ra năm 1961. Ngoài việc không cắm điện, những chiếc khoan còn phải chịu được nhiệt độ rất khắc nghiệt. Sau khi cung cấp khoan cho Apollo 11, Black & Decker còn tạo ra bộ vặn ốc và nhiều công cụ dùng pin khác, và còn tham gia vào lĩnh vực thiết bị y tế. (Ảnh: DeWalt).
Máy hút bụi chạy pin. Ngoài các công cụ khai thác mẫu, NASA còn nghiên cứu thành phần hút bụi dùng cho máy đục trên Mặt Trăng. Công nghệ do họ tạo ra sau này được ứng dụng vào Dustbuster, chiếc máy hút bụi dùng pin đầu tiên ra đời năm 1979. (Ảnh: Expert Reviews).
Máy hút bụi chạy pin. Ngoài các công cụ khai thác mẫu, NASA còn nghiên cứu thành phần hút bụi dùng cho máy đục trên Mặt Trăng. Công nghệ do họ tạo ra sau này được ứng dụng vào Dustbuster, chiếc máy hút bụi dùng pin đầu tiên ra đời năm 1979. (Ảnh: Expert Reviews).
Đồ bảo hộ cứu hỏa. Năm 1967, vụ cháy trong khoang tàu Apollo 1 khiến 3 phi hành gia thiệt mạng. Để đề phòng sự cố tương tự, NASA đã nghiên cứu những vật liệu đặc biệt để bảo vệ cả tàu không gian và phi hành gia. Monsanto, công ty hóa chất lớn của Mỹ đã tạo ra vật liệu không cháy có tên Durette. Họ cũng giới thiệu hệ thống thở trong mặt nạ có thể tháo lắp dễ dàng. Đây là hai thành phần quan trọng nhất của trang bị cho lính cứu hỏa hiện nay. (Ảnh: Gore Protective).
Đồ bảo hộ cứu hỏa. Năm 1967, vụ cháy trong khoang tàu Apollo 1 khiến 3 phi hành gia thiệt mạng. Để đề phòng sự cố tương tự, NASA đã nghiên cứu những vật liệu đặc biệt để bảo vệ cả tàu không gian và phi hành gia. Monsanto, công ty hóa chất lớn của Mỹ đã tạo ra vật liệu không cháy có tên Durette. Họ cũng giới thiệu hệ thống thở trong mặt nạ có thể tháo lắp dễ dàng. Đây là hai thành phần quan trọng nhất của trang bị cho lính cứu hỏa hiện nay. (Ảnh: Gore Protective).
Đế giày Nike Air. Giày của phi hành gia trên Mặt Trăng có một lớp đệm để giảm chấn, đồng thời vẫn phải đảm bảo độ vững vàng để đảm bảo an toàn khi đi trên bề mặt toàn đá và bụi. Kỹ sư Al Gross làm việc trong nhóm nghiên cứu về giày nhận ra thiết kế này có thể ứng dụng vào ngành giày dép. Thay vì lớp nhựa thông thường, Gross nghĩ ra cách dùng các loại xốp để đưa vào đế giày, kết hợp với lớp đế trên chắc chắn, chịu được lực. Kỹ sư hàng không Frank Rudy đã tiếp cận Nike vào năm 1979 để đưa ra sáng chế tương tự, sau này trở thành đế giày Nike Air danh tiếng. (Ảnh: SneakerMag).
Đế giày Nike Air. Giày của phi hành gia trên Mặt Trăng có một lớp đệm để giảm chấn, đồng thời vẫn phải đảm bảo độ vững vàng để đảm bảo an toàn khi đi trên bề mặt toàn đá và bụi. Kỹ sư Al Gross làm việc trong nhóm nghiên cứu về giày nhận ra thiết kế này có thể ứng dụng vào ngành giày dép. Thay vì lớp nhựa thông thường, Gross nghĩ ra cách dùng các loại xốp để đưa vào đế giày, kết hợp với lớp đế trên chắc chắn, chịu được lực. Kỹ sư hàng không Frank Rudy đã tiếp cận Nike vào năm 1979 để đưa ra sáng chế tương tự, sau này trở thành đế giày Nike Air danh tiếng. (Ảnh: SneakerMag).
Pin năng lượng mặt trời. Những tấm pin năng lượng mặt trời bắt đầu được dùng trong các vệ tinh từ năm 1958, nhưng phải đến khi được dùng trên tàu Apollo mới thật sự được biết đến. Pin dùng trên tàu Apollo do Spectrolab sản xuất, nhưng chúng quá to và khó lắp. Những tấm pin thời kỳ đầu cũng không cung cấp máy năng lượng, và chỉ dùng được khoảng 1 tháng. (Ảnh: iStock).
Pin năng lượng mặt trời. Những tấm pin năng lượng mặt trời bắt đầu được dùng trong các vệ tinh từ năm 1958, nhưng phải đến khi được dùng trên tàu Apollo mới thật sự được biết đến. Pin dùng trên tàu Apollo do Spectrolab sản xuất, nhưng chúng quá to và khó lắp. Những tấm pin thời kỳ đầu cũng không cung cấp máy năng lượng, và chỉ dùng được khoảng 1 tháng. (Ảnh: iStock).
Máy lọc thận. Do nhiệm vụ trên không gian kéo dài, NASA cần một cỗ máy có thể lọc và tái chế nước cho phi hành gia. Trong quá trình phát triển, những nhà nghiên cứu đã tìm ra cách lọc các chất độc ra khỏi máu. Phương pháp này ngày nay được sử dụng trên các máy lọc thận. (Ảnh: Shutterstock).
Máy lọc thận. Do nhiệm vụ trên không gian kéo dài, NASA cần một cỗ máy có thể lọc và tái chế nước cho phi hành gia. Trong quá trình phát triển, những nhà nghiên cứu đã tìm ra cách lọc các chất độc ra khỏi máu. Phương pháp này ngày nay được sử dụng trên các máy lọc thận. (Ảnh: Shutterstock).
Chụp cộng hưởng từ. Vào giữa thập niên 1960, để cải thiện hình ảnh chụp về từ Mặt Trăng, NASA đã phát triển phương thức xử lý hình ảnh số. Phương thức xử lý này giờ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, là thành phần quan trọng của các máy chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng như chụp cắt lớp. (Ảnh: Monash).
Chụp cộng hưởng từ. Vào giữa thập niên 1960, để cải thiện hình ảnh chụp về từ Mặt Trăng, NASA đã phát triển phương thức xử lý hình ảnh số. Phương thức xử lý này giờ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, là thành phần quan trọng của các máy chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng như chụp cắt lớp. (Ảnh: Monash).
Chăn kim loại giữ nhiệt. Bạn có thể nhìn thấy những tấm chăn đặc biệt này ở các cuộc chạy marathon, khi những vận động viên hoàn thành chặng đua được quấn chăn. Trong nhiệm vụ Apollo, NASA cần những tấm bảo vệ các thiết bị khỏi bức xạ trên vũ trụ nhưng phải nhẹ để không ảnh hưởng tới trọng lượng của tàu. Cuối cùng, họ tạo ra một tấm chăn với nhôm quấn xung quanh lớp bọc Mylar, có thể bảo vệ cả phi hành gia lẫn các thiết bị. Nguyên lý thiết kế đó được dùng trong những tấm chăn kim loại, đôi khi được gọi là "chăn vũ trụ" ngày nay. (Ảnh: AP).
Chăn kim loại giữ nhiệt. Bạn có thể nhìn thấy những tấm chăn đặc biệt này ở các cuộc chạy marathon, khi những vận động viên hoàn thành chặng đua được quấn chăn. Trong nhiệm vụ Apollo, NASA cần những tấm bảo vệ các thiết bị khỏi bức xạ trên vũ trụ nhưng phải nhẹ để không ảnh hưởng tới trọng lượng của tàu. Cuối cùng, họ tạo ra một tấm chăn với nhôm quấn xung quanh lớp bọc Mylar, có thể bảo vệ cả phi hành gia lẫn các thiết bị. Nguyên lý thiết kế đó được dùng trong những tấm chăn kim loại, đôi khi được gọi là "chăn vũ trụ" ngày nay. (Ảnh: AP).
Mái vòm rút lại được của sân vận động. Chất liệu làm nên các mái vòm có thể thu lại được ban đầu được thiết kế để dùng cho bộ đồ vũ trụ của các phi hành gia Apollo. Nó cần phải bền, nhẹ, phản xạ nhiệt và không bị thấm nước. Birdair là công ty đầu tiên tạo ra một vật liệu như vậy. (Ảnh: Hok).
Mái vòm rút lại được của sân vận động. Chất liệu làm nên các mái vòm có thể thu lại được ban đầu được thiết kế để dùng cho bộ đồ vũ trụ của các phi hành gia Apollo. Nó cần phải bền, nhẹ, phản xạ nhiệt và không bị thấm nước. Birdair là công ty đầu tiên tạo ra một vật liệu như vậy. (Ảnh: Hok).
Lốp siêu đàn hồi. Đây sẽ là vật liệu quan trọng với ngành công nghiệp xe trong tương lai, thay thế cho lốp hơi. Xe tự hành trên mặt trăng của tàu Apollo sử dụng lốp do Glenn Research Center và Goodyear phát triển, có khả năng trở lại hình dạng cũ dù biến dạng tới 10%. Nhờ đó, lốp có thể chịu được những lực tác động rất mạnh và không cần bơm hơi. (Ảnh: NASA).
Lốp siêu đàn hồi. Đây sẽ là vật liệu quan trọng với ngành công nghiệp xe trong tương lai, thay thế cho lốp hơi. Xe tự hành trên mặt trăng của tàu Apollo sử dụng lốp do Glenn Research Center và Goodyear phát triển, có khả năng trở lại hình dạng cũ dù biến dạng tới 10%. Nhờ đó, lốp có thể chịu được những lực tác động rất mạnh và không cần bơm hơi. (Ảnh: NASA).
Mời quý vị xem video: 5 điều bí ẩn của Mặt trăng đã được NASA quay lại

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

Hé lộ chiến dịch Mỹ xăm nhóm máu thời Chiến tranh Lạnh

09/07/2025 07:10
Tận mục loài rắn độc lớn nhất thế giới của Việt Nam

Tận mục loài rắn độc lớn nhất thế giới của Việt Nam

09/07/2025 06:40
Fan “phát sốt” vì loạt ảnh AI tái hiện Boa Hancock

Fan “phát sốt” vì loạt ảnh AI tái hiện Boa Hancock

08/07/2025 21:35
Hoàng hậu được vua Càn Long yêu thương nhất hậu cung

Hoàng hậu được vua Càn Long yêu thương nhất hậu cung

09/07/2025 06:42
Dự đoán ngày mới 10/7/2025 cho 12 con giáp: Tý chuyên nghiệp

Dự đoán ngày mới 10/7/2025 cho 12 con giáp: Tý chuyên nghiệp

09/07/2025 07:34

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status