5 thói quen tưởng vô hại nhưng đang làm xương khớp tổn thương

Rất ít người biết rằng những thói quen này lại có hại như vậy.

Nguồi vắt chéo chân
Tư thế ngồi bắt chéo chân sẽ làm tăng áp lực lên cột sống ở vùng thắt lưng và làm cơ bụng trong trạng thái không thể giữ ổn định tốt cơ thể.
Duy trì thói quen xấu ngồi bắt chéo chân có thể làm tổn thương đĩa đệm cột sống, dẫn đến đau cột sống.
Tư thế ngồi tốt nhất là hai bàn chân đạt trên sàn, đầu gối cao ngang với hông.
Nằm sấp khi ngủ
Nằm sấp khi ngủ sẽ khiến đường cong cột sống ở cổ và lưng dưới bị uốn cong. Ngủ trong tư thế này thời gian dài sẽ khiến cổ và lưng dưới bị đau mỏi.
Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên nằm ngửa, giữ hai chân thẳng và kê gối lên đùi. Ngoài ra, có thể thay đổi tư thế nằm thường xuyên để tránh mỏi người.
5 thoi quen tuong vo hai nhung dang lam xuong khop ton thuong
 
Ngồi xổm
Nhiều người có thói quen ngồi xổm để giặt quần áo, rửa bát, rửa rau... Tuy nhiên, đây là tư thế ngồi có hại cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy, trọng lượng của đầu gối bằng 0 khi nằm thẳng, trọng lượng khi đứng lên và đi lại gấp 1-2 lần trọng lượng cơ thể, trong khi đó, trọng lượng lúc chạy là 4 lần còn khi ngồi xổm và quỳ gối là 8 lần.
Những người cao tuổi, béo phì (chỉ số BMI>=25) càng không nên cố gắng ngồi xổm. Nếu phải ngồi xổm, không nên ngồi quá 20 phút.
5 thoi quen tuong vo hai nhung dang lam xuong khop ton thuong-Hinh-2
 
Nửa nằm nửa ngồi trên ghế sofa
Nhiều người có thói quen nửa nằm nửa ngồi trên ghế sofa, giường để xem tivi, đọc báo, chơi điện tử... mà không biết rằng đây là tư thế hủy hoạt cột sống, thắt lưng.
Ở tư thế nửa nằm nửa ngồi này, cột sống thắt lưng thiếu sự hỗ trợ đầy đủ, độ cong ban đầu cũng bị thay đổi, trọng lực dồn lên đĩa đệm tăng lên. Theo thời gian, tư thế này có thể dẫn tới căng cơ, cong vẹo cột sống.
Nếu muốn nằm ở tư thế này, bạn nên kê một chiếc gối sau thắt lưng để hỗ trợ cột sống lưng.
Cúi đầu sử dụng điện thoại
Khi cúi đầu sử dụng điện thoại, cột sống cổ sẽ phải chịu sức nặng của đầu. Không những thế, vai gái cũng bị căng quá mức và làm tăng gánh nặng cho cột sống. Duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các chứng như đau cơ vai gái, đau lưng, thoái hóa cột sống cổ.
Tốt nhất nên để điện thoại ngang tầm nhìn hoặc thấp hơn một chút. Không nên cúi đầu sử dụng điện thoại quá 15 phút.

Sáng mùng 5 Tết: Thêm 2 ca mắc COVID-19 là F1 tại ổ dịch Hải Dương

(Kiến Thức) - Bản tin 6h ngày 16/2 (tức sáng mùng 5 Tết) của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết Hải Dương ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 đều là F1 đã cách ly trước đó, liên quan đến ổ dịch Cẩm Giàng và Kinh Môn.

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 16/02: Việt Nam có tổng cộng 1372 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 679 ca.

- Tính từ 18h ngày 15/02 đến 6h ngày 16/02: 2 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Thông tin ca mới: 2 CA MẮC MỚI (BN2270-2271) là ca trong nước được ghi nhận tại Hải Dương, đã được cách ly trước đó.

Cụ thể: CA BỆNH 2270-2271 (BN2270-BN2271): đều là F1 đã được cách ly trước đó, trong đó BN2270 liên quan ổ dịch huyện Cẩm Giàng và BN2271 liên quan ổ dịch huyện Kinh Môn.

Hiện cả 2 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương).

Sang mung 5 Tet: Them 2 ca mac COVID-19 la F1 tai o dich Hai Duong
Ảnh minh họa. 

Đánh giá tình hình dịch bệnh chung, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong vòng 16 ngày vừa qua, 12/13 tỉnh (trừ Hải Dương), đang có xu hướng giảm ca mắc trong ngày, thời gian đầu ghi nhận trung bình 15 ca/ngày, riêng 4 ngày nghỉ Tết gần đây chỉ còn ghi nhận 1-2 ca trong ngày.

06 tỉnh, thành phố nhiều ngày qua không nghi nhận ca mắc mới, gồm: Hải Phòng (18 ngày), Hòa Bình (15 ngày), Điện Biên (11 ngày), Hà Giang (11 ngày), Bình Dương (10 ngày) và Hưng Yên (07 ngày). Trong 6 ngày nghỉ Tết (từ ngày 10/02/2021 đến nay), đã ghi nhận tổng cộng 158 trường hợp mắc trong nước tại 7 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương (138 ca, chiếm 86.8%), Quảng Ninh (6 ca, chiếm 3.8%), Gia Lai (5 ca, chiếm 3.1%), Hà Nội (5 ca, chiếm 3.1%) và Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang chỉ ghi nhận 1 ca.

Ngoài ra, Bắc Giang đã 05 ngày chưa có ca mắc mới, Quảng Ninh và Gia Lai cũng đã 04 ngày chưa có ca mắc mới. Nhìn chung tình hình dịch tại các tỉnh, thành phố đã cơ bản được kiểm soát.

Ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được khống chế với các giải pháp phòng chống dịch quyết liệt; tính từ thời điểm ghi nhận 29 ca mắc (ngày 08/02), cao nhất trong ngày tại TP. HCM, 7 ngày vừa qua thành phố chỉ ghi nhận rải rác từ 1-2 ca/ngày, riêng 2 ngày gần đây không có ca mắc.

Trong số các tỉnh, thành phố, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp có khả năng còn kéo dài với 10/12 huyện đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh, đặc biệt tại huyện Cẩm Giàng với các cụm khu công nghiệp số lượng công nhân lớn (60.000 người), giao lưu đi lại thuận tiện với các địa phương và rất nhiều người đã di chuyển về các địa phương, khu vực trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Công ty Kuroda Kagaku tại Cẩm Giàng đã có 12 ca mắc và hiện hơn 400 công nhân của công ty đã cách ly tập trung.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 128.080, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 577

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.230

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 112.273.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: - 26 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó:

+ 21 bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 1 ở TP. Chí Linh (thông tin các bệnh nhân đang được cập nhật)

+ 05 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến số 2 đặt tại Trường Đại học Kỹ thuật Y Tế Hải Dương: BN1933, BN1960, BN1962, BN1966, BN1967.

Như vậy, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.567 bệnh nhân COVID-19.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 43 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 31 ca, số ca âm tính lần 3 là 20 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.

Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Bộ Y tế và các địa phương đã rất chủ động, quyết liệt triển khai ngay các hoạt động phòng chống dịch. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn rất lớn đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi chỉ còn vài ngày nữa là hết Tết, các cơ quan, xí nghiệp và người dân sẽ đi làm trở lại.

Do đó, theo Bộ Y tế khi phát hiện các địa phương trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xet nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế:

- Khẩu trang

-Khử khuẩn

-Khoảng cách

-Không tụ tập

- Khai báo y tế

Từ bỏ thói quen xấu, duy trì sức khỏe xương khớp

(Kiến Thức) - Đối với cơ thể sống, xương khớp không chỉ đóng một vai trò quan trọng giúp bảo vệ các cơ quan bên trong mà còn giữ chức năng vận động và duy trì sự sống. Vì thế, việc bảo vệ sức khỏe xương khớp rất cần được lưu tâm.

Các thói quen xấu gây hại xương khớp
Theo các thông kê y tế, độ tuổi mắc bệnh cơ xương khớp ngày càng trẻ hóa, nhiều người chỉ mới 25-26 tuổi đã mắc thoái hóa khớp gối, cổ và cột sống.  Lý do là bởi nhiều người vẫn duy trì các thói quen xấu gây hại đến sức khỏe xương khớp hàng ngày mà không hề hay biết. Chính các thói quen tưởng chừng như vô hại này là một trong những nguyên nhân gây gia tăng các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gout,… 

Người phụ nữ 40 tuổi chết vì tiểu đường: 6 thói quen xấu gây bệnh

Tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm, chúng ta vẫn cho rằng bị tiểu đường là do ăn nhiều đồ ngọt, nhưng thực tế những thói quen xấu trong sinh hoạt cũng gây ra bệnh tiểu đường.

Ngày nay, có rất nhiều người mắc phải bệnh tiểu đường, xu hướng trẻ hóa rất cao. Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nặng nề, nguy hiểm tới tính mạng.

Chúng ta vẫn cho rằng, chỉ khi ăn nhiều đồ ngọt mới bị tiểu đường, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.